Sau hai nhà văn đàn anh là Nguyễn Quang Sáng và Anh Đức, Lê Văn Thảo (tên thật Dương Ngọc Huy) là nhà văn thứ ba gốc Nam bộ vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2012) với hai tác phẩm Con đường xuyên rừng (tiểu thuyết) và Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo.


Không những thế, ông còn được xem là người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển văn học của TPHCM thời kỳ mở cửa, cũng như là tấm gương điển hình sáng tác đối với thế hệ các nhà văn trẻ sau này.


Sáng 27-4, Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nhà văn Lê Văn Thảo – Tác phẩm và cuộc sống” nhằm khắc họa phần nào những đóng góp của nhà văn với văn học chiến tranh cách mạng, văn học miền Nam nói riêng cũng như với văn học cả nước nói chung.

chung.

 

Bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, phát biểu tại buổi tọa đàm


Sáng tác Lê Văn Thảo


Nhà văn Lê Văn Thảo sáng tác không nhiều nhưng đa dạng, từ truyện ngắn, ký đến tiểu thuyết… Nhưng nói đến ông, người ta nhắc nhiều đến truyện ngắn của ông, đến mức có người còn bảo trong số những cây bút còn đang sáng tác, Lê Văn Thảo có thể được xem là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất.


Cách viết truyện ngắn của Lê Văn Thảo cũng khác hẳn với những cây bút khác, nhà văn Triệu Xuân lấy ví dụ truyện Con mèo của Lê Văn Thảo. Câu chuyện cực kỳ đơn giản, nhân vật “tôi” không thích mèo nên cứ hễ con mèo ở nhà đẻ là mang đi cho, sau cùng còn vứt hai mèo con ra đường. Đứa con của anh cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi như: Hai mèo con đâu rồi?, Chúng ăn gì?, Ngủ ở đâu?…


Rồi con mèo mẹ không sinh con nữa, nó chuyển qua chọc phá con chó trong nhà khiến hai con suốt ngày ầm ĩ. Thế nhưng, một ngày nọ khi con mèo bị một con mèo khác đuổi đánh, con chó đã bảo vệ con mèo theo cái kiểu “phải vậy thôi, dù sao cũng ở trong nhà với nhau”. Nghe chuyện kể lại, đứa con lại hỏi một câu không ăn nhập vào đâu: “Con nhớ hai con mèo con quá ba ơi!”.


Câu chuyện chỉ có thế, diễn tiến đơn giản, lời kể đơn giản, không kịch tính, hồi hộp, không tư tưởng cao siêu… nhưng hình ảnh nhân vật “tôi” lầm lũi tìm hai con mèo trên hè phố ám ảnh người đọc. Đó là hành động vô nghĩa, hai con mèo bị anh vứt bỏ không còn ở đó từ lâu nhưng cái mà “tôi” đang tìm kiếm là sự nhân ái, điều mà nhiều người trong cuộc sống đã vứt đi.


Tác phẩm Con mèo cũng được xem là một ví dụ trong phong cách sáng tác đặc trưng của nhà văn Lê Văn Thảo. Đó là việc giỏi tìm kiếm những điều tưởng chừng vô cùng bình thường trong cuộc sống để từ đó khắc họa lên những dấu ấn không bình thường.

 

Nhà văn Lê Văn Thảo và một số tác phẩm của ông


Nhà văn Trần Nhã Thụy nhận xét rằng, những câu chuyện của Lê Văn Thảo ai cũng có thể kể được nhưng chẳng ai kể hay bằng Lê Văn Thảo. Có những nhà văn trong đời sáng tác, may mắn gặp được vài câu chuyện hay, độc đáo và từ đó viết ra những tác phẩm thành công. Nhưng đến khi không còn gặp được chuyện hay, chuyện độc đáo thì không thể viết được nữa. Lê Văn Thảo ngược lại, chuyện ông gặp, ông biết có vẻ rất bình thường, nhạt nhòa, ai cũng thấy, cũng biết, nhưng dưới con mắt, ngòi bút của ông, lại trở nên đặc biệt, hấp dẫn lạ thường. Đó là sự thống nhất lớn giữa bạn văn, nhà nghiên cứu về nhà văn Lê Văn Thảo khi cho rằng ông là người giỏi nhất trong việc tìm ra ngọc quý giữa cánh đồng đá sỏi.


Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương lại cho rằng tác phẩm của nhà văn Lê Văn Thảo có ba yếu tố là cái lạ, cái nhạt và cái thật. Nhưng qua cách kể chuyện của ông, mọi yếu tố lại biến đổi, cái lạ mà nếu không phải là tưởng tượng thì cũng phải khó lắm mới gặp trong cuộc đời nhưng kể chuyện lạ đó bằng một giọng văn đều đều, không ngạc nhiên, thành ra người đọc cảm tưởng cuộc đời vốn là vậy.


Rồi cái nhạt trở thành chủ thể trong sáng tác của ông nhưng viết về cái nhạt mà văn lại không nhạt. Đó có thể là cuộc đời của một diễn viên đóng thế, luôn khuất sau cái bóng của những người nổi tiếng, hay cuộc đời nấp tận xó cùng của một làng quê hẻo lánh… Nhưng khi chuyện kể hết, cái nhạt lại biến thành một nỗi buồn sâu thẳm thấm vào người đọc.


Và điều khiến cả cái lạ, cái nhạt lại gây xúc động với người đọc là cái thật. Tiêu biểu như trong tác phẩm Người viết thư thuê, một công việc tẻ nhạt, lặng lẽ nhưng mỗi lá thư lại là một số phận, phản ánh cả một xã hội với muôn hình muôn trạng. Hay như tác phẩm Anh cà khêu ghé qua làng, anh chàng đi cà khêu đem đến cho xóm quê sự rộn ràng, náo nhiệt nhưng lâu dài thì anh lại chẳng được tích sự gì và rồi anh lại ra đi đến nơi mà anh lại trở thành cái mới lạ.


Con người Lê Văn Thảo


Nhà văn Lê Văn Thảo chưa bao giờ viết về chính mình dù cuộc đời của ông bản thân cũng là một câu chuyện.


Mẹ ông, một cô tiểu thư của trường Áo tím tại Sài Gòn, đem lòng yêu thương anh con trai đi làm cách mạng mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi. Bà có tất cả 7 người con, bốn trai, ba gái. Trong những năm tháng chồng tập kết ra Bắc, một mình bà nuôi đàn con 6 đứa (con cả đi tập kết cùng cha) bằng nghề giáo. Khi ấy bà còn xuân sắc, nhiều người đàn ông quyền thế theo đuổi nhưng bà vẫn bền gan vững chí chờ chồng.


Năm 1962, ông Dương Văn Diêu chồng bà trở lại miền Nam, bà dẫn con tìm lại chồng, tham gia cách mạng.


Nhà văn Trầm Hương, một cây bút nổi tiếng chuyên viết về phụ nữ, nhận xét: “Có một người mẹ như vậy, tôi hiểu vì sao nhà văn Lê Văn Thảo luôn phải đi tìm kiếm hình mẫu một người phụ nữ hoàn thiện của mình. Người phụ nữ ấy phải mảnh mai, xinh đẹp, dịu dàng, kiên định, tháo vát và nhân hậu như mẹ anh”.


Thế nhưng, có lẽ cuộc đời khó tìm được người phụ nữ như vậy nên hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm của ông thường mang đậm nỗi bất an, phức tạp như phản ánh sự chật vật của ông trong việc tìm kiếm một người phụ nữ từ hình mẫu người mẹ của mình.


Lê Văn Thảo cũng là nhân vật gắn liền với những giai đoạn lịch sử. Ông là người đã trực tiếp chôn cất cho những người đồng đội nổi tiếng như soạn giả Trần Hữu Trang, nhà thơ Lê Anh Xuân… Sau ngày đất nước thống nhất, ông đảm đương nhiều chức vụ trong lĩnh vực VHNT, từ Báo Văn nghệ đến Hội Nhà văn TPHCM, Hội nhà văn Việt Nam. Chính vì điều đó, ông có sự gắn bó sâu sắc với sự phát triển văn học nghệ thuật trong suốt một thời gian dài cho đến tận khi sức khỏe không cho phép.


Trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Lê Văn Thảo luôn dành một tình cảm sâu đậm với các nhà văn trẻ TP. Ông đã mạnh dạn trao các giải thưởng, tặng thưởng cho những cây bút có tài dù khi đó tài năng của họ chỉ chớm lộ.


Tấm gương cho tác giả trẻ


Như nhà văn Trần Nhã Thụy nhận xét, phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo còn là bài học, là tấm gương điển hình cho những người trẻ trong sáng tác hôm nay.


Ông không bao giờ dừng đọc, từ các tác phẩm của những tác giả trẻ hôm nay như Nguyễn Ngọc Thuần, Danh Lam, Sơn Ý… đến những tác phẩm mới của thế giới vừa đoạt những giải thưởng lớn. Chính nhờ đọc nhiều giúp văn của ông không cũ, nó luôn bám sát hơi thở của thời đại, luôn có cái mới mà bạn đọc cần.


Một điểm nữa, như chính ông từng thừa nhận là ông đi rất nhiều, gặp rất nhiều và từ đó cũng biết được rất nhiều những hiện thực của cuộc sống. Từ những hiện thực này, ông đưa vào tác phẩm của mình, giúp cho các tác phẩm luôn có tính chân thật của xã hội hiện tại.


Và điều cuối cùng ở nhà văn Lê Văn Thảo là tính nghiêm túc trong sáng tác, các tác phẩm của ông luôn được nỗ lực hoàn chỉnh cao nhất có thể trước khi đến tay bạn đọc. Ông cho rằng sáng tạo là một quá trình liên tục và nhà văn phải có nghĩa vụ đem đến cho người đọc một công trình mà mình tin là hoàn chỉnh nhất.


Cả ba phẩm chất trên cũng là điều mà nhiều nhà văn trẻ hiện nay thiếu. Và cũng nhờ những phẩm chất trên, tác phẩm của ông không cần phải tìm đến những vấn đề cao siêu, phức tạp, chỉ là những câu chuyện đời thường nhưng vẫn mang đến cho bạn đọc những cảm xúc sâu sắc.


Cả một đời thầm lặng


Em gái của nhà văn Lê Văn Thảo, bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, nhận xét rằng anh mình là con người luôn giữ trong lòng những cảm xúc cá nhân. Khi hay tin em gái mình là bà Dương Lệ Chi hy sinh trong trận bom, đối diện người em gái còn lại, ông chỉ lặng lẽ che giấu cảm xúc bằng sự trầm lặng. Bây giờ, khi sức khỏe không còn được như xưa, nhà văn được mệnh danh là “biểu tượng truyện ngắn Nam bộ” lại dồn tâm huyết cho tiểu thuyết.


Nhà thơ Phan Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cảm nhận rằng có lẽ qua đó, ông mới thể hiện hết những vốn sống tích lũy, trải nhiệm lẫn tư tưởng, tình cảm mà ông đã dành cho mảnh đất phương Nam.


 


Theo Tường Vy – SGGP

Sau hai nhà văn đàn anh là Nguyễn Quang Sáng và Anh Đức, Lê Văn Thảo (tên thật Dương Ngọc Huy) là nhà văn thứ ba gốc Nam bộ vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 2012) với hai tác phẩm Con đường xuyên rừng (tiểu thuyết) và Tuyển tập truyện ngắn Lê Văn Thảo.

Không những thế, ông còn được xem là người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển văn học của TPHCM thời kỳ mở cửa, cũng như là tấm gương điển hình sáng tác đối với thế hệ các nhà văn trẻ sau này.

Sáng 27-4, Hội Nhà văn TPHCM đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Nhà văn Lê Văn Thảo – Tác phẩm và cuộc sống” nhằm khắc họa phần nào những đóng góp của nhà văn với văn học chiến tranh cách mạng, văn học miền Nam nói riêng cũng như với văn học cả nước nói chung.

Bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, phát biểu tại buổi tọa đàm

Sáng tác Lê Văn Thảo

Nhà văn Lê Văn Thảo sáng tác không nhiều nhưng đa dạng, từ truyện ngắn, ký đến tiểu thuyết… Nhưng nói đến ông, người ta nhắc nhiều đến truyện ngắn của ông, đến mức có người còn bảo trong số những cây bút còn đang sáng tác, Lê Văn Thảo có thể được xem là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc nhất.

Cách viết truyện ngắn của Lê Văn Thảo cũng khác hẳn với những cây bút khác, nhà văn Triệu Xuân lấy ví dụ truyện Con mèo của Lê Văn Thảo. Câu chuyện cực kỳ đơn giản, nhân vật “tôi” không thích mèo nên cứ hễ con mèo ở nhà đẻ là mang đi cho, sau cùng còn vứt hai mèo con ra đường. Đứa con của anh cứ lặp đi lặp lại những câu hỏi như: Hai mèo con đâu rồi?, Chúng ăn gì?, Ngủ ở đâu?…

Rồi con mèo mẹ không sinh con nữa, nó chuyển qua chọc phá con chó trong nhà khiến hai con suốt ngày ầm ĩ. Thế nhưng, một ngày nọ khi con mèo bị một con mèo khác đuổi đánh, con chó đã bảo vệ con mèo theo cái kiểu “phải vậy thôi, dù sao cũng ở trong nhà với nhau”. Nghe chuyện kể lại, đứa con lại hỏi một câu không ăn nhập vào đâu: “Con nhớ hai con mèo con quá ba ơi!”.

Câu chuyện chỉ có thế, diễn tiến đơn giản, lời kể đơn giản, không kịch tính, hồi hộp, không tư tưởng cao siêu… nhưng hình ảnh nhân vật “tôi” lầm lũi tìm hai con mèo trên hè phố ám ảnh người đọc. Đó là hành động vô nghĩa, hai con mèo bị anh vứt bỏ không còn ở đó từ lâu nhưng cái mà “tôi” đang tìm kiếm là sự nhân ái, điều mà nhiều người trong cuộc sống đã vứt đi.

Tác phẩm Con mèo cũng được xem là một ví dụ trong phong cách sáng tác đặc trưng của nhà văn Lê Văn Thảo. Đó là việc giỏi tìm kiếm những điều tưởng chừng vô cùng bình thường trong cuộc sống để từ đó khắc họa lên những dấu ấn không bình thường.

Nhà văn Lê Văn Thảo và một số tác phẩm của ông

Nhà văn Trần Nhã Thụy nhận xét rằng, những câu chuyện của Lê Văn Thảo ai cũng có thể kể được nhưng chẳng ai kể hay bằng Lê Văn Thảo. Có những nhà văn trong đời sáng tác, may mắn gặp được vài câu chuyện hay, độc đáo và từ đó viết ra những tác phẩm thành công. Nhưng đến khi không còn gặp được chuyện hay, chuyện độc đáo thì không thể viết được nữa. Lê Văn Thảo ngược lại, chuyện ông gặp, ông biết có vẻ rất bình thường, nhạt nhòa, ai cũng thấy, cũng biết, nhưng dưới con mắt, ngòi bút của ông, lại trở nên đặc biệt, hấp dẫn lạ thường. Đó là sự thống nhất lớn giữa bạn văn, nhà nghiên cứu về nhà văn Lê Văn Thảo khi cho rằng ông là người giỏi nhất trong việc tìm ra ngọc quý giữa cánh đồng đá sỏi.

Nhà nghiên cứu Huỳnh Như Phương lại cho rằng tác phẩm của nhà văn Lê Văn Thảo có ba yếu tố là cái lạ, cái nhạt và cái thật. Nhưng qua cách kể chuyện của ông, mọi yếu tố lại biến đổi, cái lạ mà nếu không phải là tưởng tượng thì cũng phải khó lắm mới gặp trong cuộc đời nhưng kể chuyện lạ đó bằng một giọng văn đều đều, không ngạc nhiên, thành ra người đọc cảm tưởng cuộc đời vốn là vậy.

Rồi cái nhạt trở thành chủ thể trong sáng tác của ông nhưng viết về cái nhạt mà văn lại không nhạt. Đó có thể là cuộc đời của một diễn viên đóng thế, luôn khuất sau cái bóng của những người nổi tiếng, hay cuộc đời nấp tận xó cùng của một làng quê hẻo lánh… Nhưng khi chuyện kể hết, cái nhạt lại biến thành một nỗi buồn sâu thẳm thấm vào người đọc.

Và điều khiến cả cái lạ, cái nhạt lại gây xúc động với người đọc là cái thật. Tiêu biểu như trong tác phẩm Người viết thư thuê, một công việc tẻ nhạt, lặng lẽ nhưng mỗi lá thư lại là một số phận, phản ánh cả một xã hội với muôn hình muôn trạng. Hay như tác phẩm Anh cà khêu ghé qua làng, anh chàng đi cà khêu đem đến cho xóm quê sự rộn ràng, náo nhiệt nhưng lâu dài thì anh lại chẳng được tích sự gì và rồi anh lại ra đi đến nơi mà anh lại trở thành cái mới lạ.

Con người Lê Văn Thảo

Nhà văn Lê Văn Thảo chưa bao giờ viết về chính mình dù cuộc đời của ông bản thân cũng là một câu chuyện.

Mẹ ông, một cô tiểu thư của trường Áo tím tại Sài Gòn, đem lòng yêu thương anh con trai đi làm cách mạng mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi. Bà có tất cả 7 người con, bốn trai, ba gái. Trong những năm tháng chồng tập kết ra Bắc, một mình bà nuôi đàn con 6 đứa (con cả đi tập kết cùng cha) bằng nghề giáo. Khi ấy bà còn xuân sắc, nhiều người đàn ông quyền thế theo đuổi nhưng bà vẫn bền gan vững chí chờ chồng.

Năm 1962, ông Dương Văn Diêu chồng bà trở lại miền Nam, bà dẫn con tìm lại chồng, tham gia cách mạng.

Nhà văn Trầm Hương, một cây bút nổi tiếng chuyên viết về phụ nữ, nhận xét: “Có một người mẹ như vậy, tôi hiểu vì sao nhà văn Lê Văn Thảo luôn phải đi tìm kiếm hình mẫu một người phụ nữ hoàn thiện của mình. Người phụ nữ ấy phải mảnh mai, xinh đẹp, dịu dàng, kiên định, tháo vát và nhân hậu như mẹ anh”.

Thế nhưng, có lẽ cuộc đời khó tìm được người phụ nữ như vậy nên hình ảnh người phụ nữ trong tác phẩm của ông thường mang đậm nỗi bất an, phức tạp như phản ánh sự chật vật của ông trong việc tìm kiếm một người phụ nữ từ hình mẫu người mẹ của mình.

Lê Văn Thảo cũng là nhân vật gắn liền với những giai đoạn lịch sử. Ông là người đã trực tiếp chôn cất cho những người đồng đội nổi tiếng như soạn giả Trần Hữu Trang, nhà thơ Lê Anh Xuân… Sau ngày đất nước thống nhất, ông đảm đương nhiều chức vụ trong lĩnh vực VHNT, từ Báo Văn nghệ đến Hội Nhà văn TPHCM, Hội nhà văn Việt Nam. Chính vì điều đó, ông có sự gắn bó sâu sắc với sự phát triển văn học nghệ thuật trong suốt một thời gian dài cho đến tận khi sức khỏe không cho phép.

Trong thời kỳ đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, nhà văn Lê Văn Thảo luôn dành một tình cảm sâu đậm với các nhà văn trẻ TP. Ông đã mạnh dạn trao các giải thưởng, tặng thưởng cho những cây bút có tài dù khi đó tài năng của họ chỉ chớm lộ.

Tấm gương cho tác giả trẻ

Như nhà văn Trần Nhã Thụy nhận xét, phong cách sáng tác của Lê Văn Thảo còn là bài học, là tấm gương điển hình cho những người trẻ trong sáng tác hôm nay.

Ông không bao giờ dừng đọc, từ các tác phẩm của những tác giả trẻ hôm nay như Nguyễn Ngọc Thuần, Danh Lam, Sơn Ý… đến những tác phẩm mới của thế giới vừa đoạt những giải thưởng lớn. Chính nhờ đọc nhiều giúp văn của ông không cũ, nó luôn bám sát hơi thở của thời đại, luôn có cái mới mà bạn đọc cần.

Một điểm nữa, như chính ông từng thừa nhận là ông đi rất nhiều, gặp rất nhiều và từ đó cũng biết được rất nhiều những hiện thực của cuộc sống. Từ những hiện thực này, ông đưa vào tác phẩm của mình, giúp cho các tác phẩm luôn có tính chân thật của xã hội hiện tại.

Và điều cuối cùng ở nhà văn Lê Văn Thảo là tính nghiêm túc trong sáng tác, các tác phẩm của ông luôn được nỗ lực hoàn chỉnh cao nhất có thể trước khi đến tay bạn đọc. Ông cho rằng sáng tạo là một quá trình liên tục và nhà văn phải có nghĩa vụ đem đến cho người đọc một công trình mà mình tin là hoàn chỉnh nhất.

Cả ba phẩm chất trên cũng là điều mà nhiều nhà văn trẻ hiện nay thiếu. Và cũng nhờ những phẩm chất trên, tác phẩm của ông không cần phải tìm đến những vấn đề cao siêu, phức tạp, chỉ là những câu chuyện đời thường nhưng vẫn mang đến cho bạn đọc những cảm xúc sâu sắc.

Cả một đời thầm lặng

Em gái của nhà văn Lê Văn Thảo, bà Dương Cẩm Thúy, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, nhận xét rằng anh mình là con người luôn giữ trong lòng những cảm xúc cá nhân. Khi hay tin em gái mình là bà Dương Lệ Chi hy sinh trong trận bom, đối diện người em gái còn lại, ông chỉ lặng lẽ che giấu cảm xúc bằng sự trầm lặng. Bây giờ, khi sức khỏe không còn được như xưa, nhà văn được mệnh danh là “biểu tượng truyện ngắn Nam bộ” lại dồn tâm huyết cho tiểu thuyết.

Nhà thơ Phan Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM cảm nhận rằng có lẽ qua đó, ông mới thể hiện hết những vốn sống tích lũy, trải nhiệm lẫn tư tưởng, tình cảm mà ông đã dành cho mảnh đất phương Nam.


TƯỜNG VY

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/sachvacuocsong/2016/4/419464/#sthash.dMohJfu5.dpuf