Làng quê việt Nam có biết bao nhiêu lễ hội trong một năm. Lễ hội nào cũng vui, cũng độc đáo. Làng tôi cũng có nhiều lễ hội. Song, hội chọi mi đã ám ảnh tôi ngay từ thủa đầu đời. Sau nhiều năm đi xem hội tôi bỗng nhận ra chủ của những con mi là những người có những đam mê khôn cùng… Tôi rất khâm phục họ. Nếu không có những đam mê ấy làm sao họ có thể đưa những cuộc đấu mi có một không hai, những cuộc đấu đã để lại tiếng tăm cho một vùng đất. Dẫu cho đến tận bây giờ, làng tôi vẫn lưu truyền những câu chuyện khóc cười sau nhiều cuộc đấu trong lịch sử của làng. Thiết nghĩ, nếu như không có những đam mê thì cuộc đời này cũng vô vị lắm lắm…
Nhà văn HÀ NGUYÊN HUYẾN
Chiều nào cũng vậy, khi cái xưởng cưa khép chặt hai cánh cửa gỗ nặng trịch, thì cũng là lúc không gian yên tĩnh nơi “Phố Núi”, cửa rừng này được hoàn trả một cách đầy đủ, ăm ắp nguyên sơ… Trong cái khoảnh khắc ấy Lạc có cảm tưởng mình bị rơi tõm vào một thế giới khác. Anh bần thần đi hết phòng nọ đến phòng kia trong ngôi nhà nhiều tầng của mình, rồi thảng thốt như sợ ai nhìn thấy điều dị biệt trong tính cách của mình. Lạc là chủ một xí nghiệp đang vào thời kì làm ăn thịnh phát. Với số vốn liếng mà nhiều người nằm mơ cũng không thấy được, dưới tay gần trăm công nhân, “cô ta” xuất khẩu gỗ kí thẳng với nước ngoài… Lạc không thể ngờ đời mình lại có ngày như hôm nay.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, không họ hàng thân thích, Lạc tồn tại bên người chú họ xa tật nguyền, cả đời ông ta không hề tách rời xa cây nạng gỗ. Hai chú cháu lê lết lần hồi trong sự thương hại của người đời. Chơm chớm biết, Lạc đã hiểu thế nào là nỗi nhục của kẻ ăn xin. Người chú đột ngột qua đời, Lạc quyết định bỏ con đường này. Năm, sáu tuổi Lạc đã tự đi bộ một mình vào rừng lấy lá chuối, gánh về bán cho phường thịt gói giò, nhọc nhằn đổi lấy miếng ăn. Có những buổi một mình thui thủi nơi rừng chiều thăm thẳm, Lạc giận dữ vung những nhát dao phầm phập vào thân chuối. Nghe tiếng cây ngã ràn rạt hình như cậu thấy nguôi ngoai hơn.
Một hôm, giữa buổi trưa hè nồng nực, mưa rừng xối xả trút xuống, không nơi ẩn náu, Lạc bị trúng cảm khuỵu xuống cạnh một tảng đá lớn nằm kề bên bờ suối. Trong cái chập chờn mê tỉnh, Lạc cảm thấy một ông thần núi bế bổng mình lên, tiếng ông lào khào như tiếng gió lướt bên tai: “Tội nghiệp quá! Chẳng biết con cái nhà ai đi đâu mà ra nông nỗi này”.
Lạc tỉnh dậy vào lúc gần sáng. Những thìa cháo củ mài sánh quyện đã giúp cậu lại sức. Lạc đưa mắt ren rén nhìn qua đống lửa đang rừng rực cháy giữa căn lều. Phía bên kia một cặp mắt long lanh, trong đáy mắt thỉnh thoảng cũng lóe lên hai đốm lửa, nhưng nồng ấm và chan chứa tình người đáp lại. Sau khi nghe Lạc kể về hoàn cảnh của mình, ông lão chép miệng thở dài bảo: “Thứ nhất thiếu mẹ, thiếu cha, thứ nhì gánh vã, thứ ba sơn tràng. Mới tí tuổi đầu mà mày đã phải chịu đủ cái vất vả của con người rồi!” Ông lão vuốt bàn tay vụng về chai cứng của mình lên mái đầu khé nắng của Lạc, rồi vòng tay ôm cậu bé vào lòng. Từ hôm đó Lạc trở thành con nuôi người gác rừng.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, không họ hàng thân thích, Lạc tồn tại bên người chú họ xa tật nguyền, cả đời ông ta không hề tách rời xa cây nạng gỗ. Hai chú cháu lê lết lần hồi trong sự thương hại của người đời. Chơm chớm biết, Lạc đã hiểu thế nào là nỗi nhục của kẻ ăn xin. Người chú đột ngột qua đời, Lạc quyết định bỏ con đường này. Năm, sáu tuổi Lạc đã tự đi bộ một mình vào rừng lấy lá chuối, gánh về bán cho phường thịt gói giò, nhọc nhằn đổi lấy miếng ăn. Có những buổi một mình thui thủi nơi rừng chiều thăm thẳm, Lạc giận dữ vung những nhát dao phầm phập vào thân chuối. Nghe tiếng cây ngã ràn rạt hình như cậu thấy nguôi ngoai hơn.
Một hôm, giữa buổi trưa hè nồng nực, mưa rừng xối xả trút xuống, không nơi ẩn náu, Lạc bị trúng cảm khuỵu xuống cạnh một tảng đá lớn nằm kề bên bờ suối. Trong cái chập chờn mê tỉnh, Lạc cảm thấy một ông thần núi bế bổng mình lên, tiếng ông lào khào như tiếng gió lướt bên tai: “Tội nghiệp quá! Chẳng biết con cái nhà ai đi đâu mà ra nông nỗi này”.
Lạc tỉnh dậy vào lúc gần sáng. Những thìa cháo củ mài sánh quyện đã giúp cậu lại sức. Lạc đưa mắt ren rén nhìn qua đống lửa đang rừng rực cháy giữa căn lều. Phía bên kia một cặp mắt long lanh, trong đáy mắt thỉnh thoảng cũng lóe lên hai đốm lửa, nhưng nồng ấm và chan chứa tình người đáp lại. Sau khi nghe Lạc kể về hoàn cảnh của mình, ông lão chép miệng thở dài bảo: “Thứ nhất thiếu mẹ, thiếu cha, thứ nhì gánh vã, thứ ba sơn tràng. Mới tí tuổi đầu mà mày đã phải chịu đủ cái vất vả của con người rồi!” Ông lão vuốt bàn tay vụng về chai cứng của mình lên mái đầu khé nắng của Lạc, rồi vòng tay ôm cậu bé vào lòng. Từ hôm đó Lạc trở thành con nuôi người gác rừng.
*
* *
* *
Người gác rừng cả núi này đều quen gọi là lão Ngạc. Lão Ngạc là người khó hiểu và khó đoán tuổi, lão sống giản đơn bao năm nay trong một mái lều lợp lá cọ. Căn lều nằm án ngữ trước một lối mòn độc đạo dẫn lên núi, nhiều năm nay vắng người qua lại, cỏ lông lan mọc trùm lên nền đường, con đường chỉ còn lại những dấu vết mờ mờ. Vật dụng trong lều hầu như chẳng có gì đáng giá ngoài một chiếc lồng chim, chiếc lồng treo lơ lửng ngay trên đầu chỗ lão thường ngồi trong lều. Trong lồng chỉ duy nhất có một con rắn hổ mang to cỡ bắp tay, nằm cuộn khoanh ở đáy lồng, đầu ghếch lên cái cóng sứ tráng men. Một màu xanh tảo, một màu đỏ tía. Cái màu đỏ tía thoạt nhìn tựa như một cục máu mới đông. Thỉnh thoảng thấy động con rắn lại ngóc đầu, mắt mở thao láo như hai hòn bi ve, mang bạnh ra, miệng phun phì phì những tiếng ghê rợn vốn có của loài rắn này. Có điều rất lạ là cửa lồng luôn mở mà con rắn không bò ra ngoài trốn đi. Một lần Lạc tò mò hỏi, lão Ngạc bảo: “Một tháng nó cũng ra đôi lần, tới kì luyện nọc nó nằm lì trong lồng, nhưng ta cũng không hề biết nó ra vào lúc nào”. Lão Ngạc bắn nỏ giỏi lắm, cánh thợ sơn tràng từ khi có lão canh giữ cánh rừng này lảng dần. Những lúc rảnh rỗi, Lạc mân mê cây nỏ, hỏi cách bắn, lão Ngạc bảo: “Đạn ăn lên, tên ăn xuống, cứ thế mà bắn, mãi cũng thành tài”. Một bữa Lạc tì đốc nỏ vào rốn, hai chân đạp vào hai cánh nỏ, những ngón tay như những cái móc thép quặp chặt vào sợi dây, cả người cậu gồng lên, chính Lạc cũng không ngờ mình cài được dây vào lẫy. Lão Ngạc trố mắt ngạc nhiên, bảo:
– Mày phải đi học thôi! – Hình như lão Ngạc đoán được sức mạnh của một cậu bé, một thứ nội lực tiềm tàng mà lửa cuộc đời đã hun đúc nên.
Mấy hôm sau lão Ngạc đưa Lạc xuống núi, lão gửi Lạc vào một trường nội trú của các học sinh người dân tộc. Chiều chiều nhìn về phía núi, lòng Lạc chạnh buồn vì cảm giác cô đơn, lạc lõng nhưng cậu không hề oán trách bởi lão Ngạc có bao giờ xuống núi đâu. Cả năm chỉ mỗi một lần, ấy là vào mùa xuân, lần nào lão cũng dắt Lạc theo. Lão về dự hội làng Yến Vĩ! Yến Vĩ là một làng trù phú nằm cách xa chân núi. Hội làng tưng bừng vào đám, đám nào cũng vui, cũng cuốn hút nhưng lão chỉ xoắn vào đám chọi mi. Hội chọi mi kéo dài năm ngày từ Tế khai xuân mùng mười tháng giêng, đến tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng là hết hội. Trong năm ngày ấy lão Ngạc là con người khác hẳn, lão vui vẻ hòa đồng, trên gương mặt phảng phất nét trẻ thơ. Lão không có chim góp vui nhưng lão được mọi người bầu vào chân trọng tài. Lão đếm mỏ (thời gian cho trận đấu) cho mỗi cặp, có một năm vào chung kết là một cặp quá hăng. Lão Ngạc đếm đến gần bảy trăm mỏ mới phân thắng bại. Trải đã năm ngày mà giọng lão vẫn sang sảng như tiếng chuông đồng. Nghe tiếng đếm đều đều thả nhịp chắc gọn, đanh thép, cuộc đấu như tăng thêm trang trọng quyết liệt. Mọi người bảo: “Lão Ngạc tốt giọng thật, mấy chục năm trời mà giọng lão vẫn như xưa…”
Thấm thoắt đã mười năm. Lạc tốt nghiệp xuất sắc trong kì thi phổ thông trung học và được tuyển vào đại học. Lòng phơi phới Lạc nhằm hướng núi ngược rừng. Nắng lấp lóa trải vàng trên những triền đồi thoai thoải… Lạc bước chân vào lều, lão Ngạc vẫn như xưa, lão vẫn ngồi bình thản hút thuốc lào, khói thuốc từ miệng lão bay lên trùm kín cái lồng, con rắn lại nhịp nhịp cái đầu như say khói. Nhìn thấy Lạc, lão Ngạc quắc mắt hỏi:
– Mày về đây làm gì nữa, hãy đi đi, đừng bao giờ quay lại cái xó rừng heo hút này nữa.
– Không, ông không thể sống như thế này được – Lạc gào lên. Chẳng lẽ sống mà như kẻ cầm tù, câm lặng suốt đời ư!
– Mày nói gì? – Giọng lão Ngạc chùng xuống – Mày phải đi học tiếp.
“Tao còn đủ sức nuôi mày, đừng để những tình cảm mê muội ràng buộc mình”. Lạc quỳ xuống, cậu nấc lên nghẹn ngào và bật gọi: “Cha ơi!” Đôi mắt lão Ngạc vốn lành lạnh và hoang dại như mắt thú, giờ đây lặng lẽ lăn tròn những giọt nước mắt hiếm hoi. Phần đêm còn lại lão Ngạc đã kể về cuộc đời mình. Lão tên thật là Nguyễn Phi Ngạc, con trai độc muộn mằn của một gia đình giàu có. Vì hiếm hoi nên cả nhà gọi lão là “Cậu”. Năm mười ba tuổi bố cậu bảo: “Cậu phải lấy vợ thôi, có lấy vợ cho Cậu thì mới hòng giữ được cái cơ nghiệp này”. Ngạc nhe răng cười khì khì.
– Cậu cười gì? – Người bố trợn mắt.
– Lấy vợ để chúng nó giễu à, xấu hổ chết.
– Học hành là cái việc “đại đăng khoa” cậu đã chẳng đâu vào đâu. Đến cái việc “tiểu đăng khoa” cậu cũng coi là một thứ trò đùa – Người bố nét mặt rầu rầu buông một tiếng thở dài thườn thượt.
Càng lớn Ngạc càng tỏ ra mình là người không còn hi vọng gì. Cậu lêu lổng khắp nơi nhưng cũng may không đụng vào cờ bạc, thuốc sái, cô đầu… mà chỉ một niềm đam mê chim. Trong muôn loài chim, cậu chỉ mê mỗi họa mi. Hễ thấy ai có chim hay cậu liền mang chim của mình đến gạ đấu cho bằng được. Được thì thôi, nếu chim của cậu thua thì cậu vật nài mua lại con chim thắng bằng mọi giá. Gặp những kẻ nhẫn tâm, lồng cái ý định “đào mỏ” vào, có nhiều con chim cậu phải mang cả ruộng ra mà đổi. Cứ như thế gia sản từ từ đội nón ra đi, cha mẹ cậu héo mòn trước những đam mê chết người đó. Một ngày kia bố mẹ đặt mình nằm xuống, Ngạc mồ côi vào cái tuổi thành niên. Nỗi đau mất cha mẹ cũng không làm cho Ngạc tỉnh ngộ, ngược lại được tự do cậu lại càng ngông cuồng hơn. Trong nhà lúc nào cũng có hơn chục thực khách “cùng hội cùng thuyền”… Mãi cũng nhàm, một bữa trong số bạn chơi có người bảo: “Tôi nghe nói chỉ có loài chim họa mi sống ở Thung Mơ mới là bách chiến bách thắng”. Câu nói của người bạn như thổi bừng lên những đam mê của cậu đến tột cùng. Cậu lao vào Thung Mơ, tìm tòi, theo đuổi những cánh chim để thỏa mãn những khát khao rồ dại của mình.
Gần một năm trời trên núi, Ngạc mới mò về làng. Làng Yến Vĩ được chứng kiến niềm đam mê thứ hai của Ngạc. Đó là một cô gái sống ở Thung Mơ, hai người nên vợ nên chồng. Họ xây hạnh phúc trong mái nhà của tiên tổ. Nhưng gia sản Ngạc đã phát tán tít tận phương trời nào từ lâu rồi. Trong hội chơi có người bảo: “Tiền ở trong tay cậu đấy! Việc gì mà phải tìm đâu xa”. Cậu như tỉnh người ra sau nỗi đam mê bấy lâu. Cậu lại lao vào những cuộc đỏ đen, rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
Một năm làng Yến Vĩ đã vào kì chung cuộc, phần thắng như đã nằm trong tay mình, cậu Ngạc phởn phơ mặt mày. Bỗng có một người “khách thuốc” gần đây thường hay qua lại vùng này, lách đám đông len vào, miệng líu la líu lô:
– Còn tôi, tôi xin quyết đấu… Chim của ông này sẽ thua!
– Sao ông dám quả quyết thế? – Ngạc giật mình hỏi lại.
– Tôi dám chắc bởi chim của ông chỉ được nuôi dưỡng bằng nguyên khí trời đất, nên nó còn thô mộc vụng về, ông hãy nhìn chim của tôi xem – Người khách nói và chỉ vào trong lồng của mình.
Trong lồng nổi bật lên là hai cái cóng Tàu lóng lánh đối chọi nhau, làm nền cho thêm phần chói lọi.
– Đây là hai cái cóng đựng thức ăn và nước uống – Người khách nói
– Cái “âm” màu xanh tảo đựng nước. Cái “dương” màu tiết dê đựng thức ăn, men của nó được chế ra từ cặp ngọc trong vương phủ nhà Thanh. Mọi thứ đựng vào đây thì kiến, mối, côn trùng đều bất khả xâm phạm. Lại nữa: giảm độc tố, tăng cường sức lực cho chim đấu – Nói xong lão khách dương dương tự đắc.
– Cứ thử xem.
– Nếu vậy ta phải đánh cược!
– Cược gì?
– Nếu mỗ thua – Người khách trỏ tay vào ngực mình. Mỗ mất với ông đôi cóng này. Nếu ông thua thì… thì…
– Ông sẽ được con họa mi của tôi – Cậu Ngạc tiếp lời.
– Tôi… tôi cần cái khác kia!
– Cái gì?
– Vợ ông.
Cậu Ngạc lắc đầu, hình như còn một chút gì sâu tận đáy lương tâm níu giữ lại. Nhưng cậu vẫn tin vào lời nói của ông bố vợ: “Ở Thung Mơ, loài chim họa mi được uống nước đầu nguồn trong vắt, ăn quả chín đầu mùa. Sáng sáng vỗ cánh bay tít tận trời mới hòng thoát khỏi lòng thung. Họa mi là loài chim anh hùng, nghĩa hiệp, thủy chung… Mỗi cặp sống riêng một thung được gọi là quản thung”. “Quản Thung Mơ” phải là con chim số một trong vùng bởi có nơi nào thiên nhiên hùng vĩ mà thơm thảo hơn được nơi đây. Họa mi ở Thung Mơ là loài bách chiến bách thắng.
Lòng tự ái, nỗi đam mê và sự linh cảm đã thầm mách bảo, Ngạc dứt khoát đặt một chữ “đấu” nặng trịch vào cuộc. Cả làng Yến Vĩ chưa bao giờ chứng kiến cuộc cá cược độc đáo, tàn nhẫn và bạc bẽo đến như vậy.
Người vợ ôm chặt đứa con trai nhỏ vào lòng, nức nở khóc, miệng bải lải van nài bất lực trước vòng người đen đặc, dần dần thít chặt chứng kiến cuộc đấu có một không hai ấy. Hơn bảy trăm mỏ chưa phân thắng bại, con chim của người khách ra đòn rất phũ, mỗi đòn trúng đích, con chim của cậu Ngạc bật ra, cơ hồ không thể đứng vững. Rồi bỗng chúng buông nhau, nhảy lên cầu uống nước. Con chim của người khách sau khi uống nước trong cái cóng ngửa cổ lên trời hót vang. Nguy cơ vỡ trận, cuộc đấu không thành… Trong nháy mắt như hai ánh chớp, chúng lại sà xuống lăn xả vào nhau. Sau khi tránh thoát “miếng cánh” hiểm hóc, con mi của cậu Ngạc quặp chặt lấy con chim kia, liên tiếp giáng xuống đầu nó những mỏ nặng như búa tạ. Con chim của người khách bật ngửa bụng, chân giãy tê tê… Con chim của cậu Ngạc cũng không đủ sức bay lên cầu nữa, cánh nó xõa ra, nhưng nó vẫn ngẩng cao đầu ca khúc khải hoàn trong tiếng reo hò của cuộc vui giã đám.
Cậu Ngạc thu lại đôi cóng Tàu độc đáo trước con mắt thèm khát của bao người. Con chim của cậu được phong danh “bất khả chiến bại”. Có được con chim quý và đôi cóng Tàu, Ngạc lại càng say mê đấu, tiếng tăm lừng lẫy. Của cải, đồ đạc sau mỗi trận lại từ từ bò về. Dân làng Yến Vĩ bảo nhau: “Cách làm giàu của Cậu có một không hai”.
Cậu Ngạc quý con chim đó lắm! Nó là cục vàng sống, nó là của gia bảo, nó là niềm kiêu hãnh của kẻ đam mê. Nó là sự sống của đời Ngạc. Việc phục vụ chim, kiêng kị nhất là đàn bà con gái, Ngạc đi vắng chỉ duy nhất có đứa con trai là thay thế được, và cũng chính từ đây dẫn đến khúc ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đam mê chim của cậu Ngạc.
Một hôm Ngạc đi ăn giỗ ở làng bên qua đêm mới về được. Ngạc dặn con thay mình cho chim ăn uống, trong lúc sơ sẩy chim sổ lồng bay mất… Quá hoảng sợ, đứa trẻ trốn biệt tăm. Biết chuyện cả nhà bổ đi tìm, tìm mãi chẳng thấy. Vợ Ngạc thuê cả các phường câu về mò các ao đầm, sông suối mà vẫn “bặt vô âm tín”. Buồn bã, vợ Ngạc qua đời trong mòn mỏi… Ngạc bỏ nhà, bỏ làng ôm mối hận lên núi làm lều cạnh Thung Mơ. Nguyễn Phi Ngạc từ đó trở thành lão Ngạc gác rừng.
Lão Ngạc là một người mẫn cán với công việc. Từ ngày có lão, khu rừng vơi đi tiếng chặt gỗ và cưa gỗ. Lão bảo Lạc: “Cây lát da đồng trên đỉnh núi là linh hồn của núi này, nó là cây cột chống trời, nó mà đổ cả núi rừng này sụp xuống”. Chẳng biết có phải vì đồng lương mà Sở Lâm nghiệp cấp cho lão sống, để lão làm việc hay vì cái gì. Có lẽ do lòng trắc ẩn, sự ăn năn hối hận trước những việc làm của mình, hay còn một nỗi đam mê sâu kín trong lòng mà lão không thể từ bỏ được, đó là hình bóng của người vợ, của những cánh chim họa mi cư trú ở thung này.
– Mày phải đi học thôi! – Hình như lão Ngạc đoán được sức mạnh của một cậu bé, một thứ nội lực tiềm tàng mà lửa cuộc đời đã hun đúc nên.
Mấy hôm sau lão Ngạc đưa Lạc xuống núi, lão gửi Lạc vào một trường nội trú của các học sinh người dân tộc. Chiều chiều nhìn về phía núi, lòng Lạc chạnh buồn vì cảm giác cô đơn, lạc lõng nhưng cậu không hề oán trách bởi lão Ngạc có bao giờ xuống núi đâu. Cả năm chỉ mỗi một lần, ấy là vào mùa xuân, lần nào lão cũng dắt Lạc theo. Lão về dự hội làng Yến Vĩ! Yến Vĩ là một làng trù phú nằm cách xa chân núi. Hội làng tưng bừng vào đám, đám nào cũng vui, cũng cuốn hút nhưng lão chỉ xoắn vào đám chọi mi. Hội chọi mi kéo dài năm ngày từ Tế khai xuân mùng mười tháng giêng, đến tết Nguyên tiêu rằm tháng giêng là hết hội. Trong năm ngày ấy lão Ngạc là con người khác hẳn, lão vui vẻ hòa đồng, trên gương mặt phảng phất nét trẻ thơ. Lão không có chim góp vui nhưng lão được mọi người bầu vào chân trọng tài. Lão đếm mỏ (thời gian cho trận đấu) cho mỗi cặp, có một năm vào chung kết là một cặp quá hăng. Lão Ngạc đếm đến gần bảy trăm mỏ mới phân thắng bại. Trải đã năm ngày mà giọng lão vẫn sang sảng như tiếng chuông đồng. Nghe tiếng đếm đều đều thả nhịp chắc gọn, đanh thép, cuộc đấu như tăng thêm trang trọng quyết liệt. Mọi người bảo: “Lão Ngạc tốt giọng thật, mấy chục năm trời mà giọng lão vẫn như xưa…”
Thấm thoắt đã mười năm. Lạc tốt nghiệp xuất sắc trong kì thi phổ thông trung học và được tuyển vào đại học. Lòng phơi phới Lạc nhằm hướng núi ngược rừng. Nắng lấp lóa trải vàng trên những triền đồi thoai thoải… Lạc bước chân vào lều, lão Ngạc vẫn như xưa, lão vẫn ngồi bình thản hút thuốc lào, khói thuốc từ miệng lão bay lên trùm kín cái lồng, con rắn lại nhịp nhịp cái đầu như say khói. Nhìn thấy Lạc, lão Ngạc quắc mắt hỏi:
– Mày về đây làm gì nữa, hãy đi đi, đừng bao giờ quay lại cái xó rừng heo hút này nữa.
– Không, ông không thể sống như thế này được – Lạc gào lên. Chẳng lẽ sống mà như kẻ cầm tù, câm lặng suốt đời ư!
– Mày nói gì? – Giọng lão Ngạc chùng xuống – Mày phải đi học tiếp.
“Tao còn đủ sức nuôi mày, đừng để những tình cảm mê muội ràng buộc mình”. Lạc quỳ xuống, cậu nấc lên nghẹn ngào và bật gọi: “Cha ơi!” Đôi mắt lão Ngạc vốn lành lạnh và hoang dại như mắt thú, giờ đây lặng lẽ lăn tròn những giọt nước mắt hiếm hoi. Phần đêm còn lại lão Ngạc đã kể về cuộc đời mình. Lão tên thật là Nguyễn Phi Ngạc, con trai độc muộn mằn của một gia đình giàu có. Vì hiếm hoi nên cả nhà gọi lão là “Cậu”. Năm mười ba tuổi bố cậu bảo: “Cậu phải lấy vợ thôi, có lấy vợ cho Cậu thì mới hòng giữ được cái cơ nghiệp này”. Ngạc nhe răng cười khì khì.
– Cậu cười gì? – Người bố trợn mắt.
– Lấy vợ để chúng nó giễu à, xấu hổ chết.
– Học hành là cái việc “đại đăng khoa” cậu đã chẳng đâu vào đâu. Đến cái việc “tiểu đăng khoa” cậu cũng coi là một thứ trò đùa – Người bố nét mặt rầu rầu buông một tiếng thở dài thườn thượt.
Càng lớn Ngạc càng tỏ ra mình là người không còn hi vọng gì. Cậu lêu lổng khắp nơi nhưng cũng may không đụng vào cờ bạc, thuốc sái, cô đầu… mà chỉ một niềm đam mê chim. Trong muôn loài chim, cậu chỉ mê mỗi họa mi. Hễ thấy ai có chim hay cậu liền mang chim của mình đến gạ đấu cho bằng được. Được thì thôi, nếu chim của cậu thua thì cậu vật nài mua lại con chim thắng bằng mọi giá. Gặp những kẻ nhẫn tâm, lồng cái ý định “đào mỏ” vào, có nhiều con chim cậu phải mang cả ruộng ra mà đổi. Cứ như thế gia sản từ từ đội nón ra đi, cha mẹ cậu héo mòn trước những đam mê chết người đó. Một ngày kia bố mẹ đặt mình nằm xuống, Ngạc mồ côi vào cái tuổi thành niên. Nỗi đau mất cha mẹ cũng không làm cho Ngạc tỉnh ngộ, ngược lại được tự do cậu lại càng ngông cuồng hơn. Trong nhà lúc nào cũng có hơn chục thực khách “cùng hội cùng thuyền”… Mãi cũng nhàm, một bữa trong số bạn chơi có người bảo: “Tôi nghe nói chỉ có loài chim họa mi sống ở Thung Mơ mới là bách chiến bách thắng”. Câu nói của người bạn như thổi bừng lên những đam mê của cậu đến tột cùng. Cậu lao vào Thung Mơ, tìm tòi, theo đuổi những cánh chim để thỏa mãn những khát khao rồ dại của mình.
Gần một năm trời trên núi, Ngạc mới mò về làng. Làng Yến Vĩ được chứng kiến niềm đam mê thứ hai của Ngạc. Đó là một cô gái sống ở Thung Mơ, hai người nên vợ nên chồng. Họ xây hạnh phúc trong mái nhà của tiên tổ. Nhưng gia sản Ngạc đã phát tán tít tận phương trời nào từ lâu rồi. Trong hội chơi có người bảo: “Tiền ở trong tay cậu đấy! Việc gì mà phải tìm đâu xa”. Cậu như tỉnh người ra sau nỗi đam mê bấy lâu. Cậu lại lao vào những cuộc đỏ đen, rốt cuộc tay trắng vẫn hoàn tay trắng.
Một năm làng Yến Vĩ đã vào kì chung cuộc, phần thắng như đã nằm trong tay mình, cậu Ngạc phởn phơ mặt mày. Bỗng có một người “khách thuốc” gần đây thường hay qua lại vùng này, lách đám đông len vào, miệng líu la líu lô:
– Còn tôi, tôi xin quyết đấu… Chim của ông này sẽ thua!
– Sao ông dám quả quyết thế? – Ngạc giật mình hỏi lại.
– Tôi dám chắc bởi chim của ông chỉ được nuôi dưỡng bằng nguyên khí trời đất, nên nó còn thô mộc vụng về, ông hãy nhìn chim của tôi xem – Người khách nói và chỉ vào trong lồng của mình.
Trong lồng nổi bật lên là hai cái cóng Tàu lóng lánh đối chọi nhau, làm nền cho thêm phần chói lọi.
– Đây là hai cái cóng đựng thức ăn và nước uống – Người khách nói
– Cái “âm” màu xanh tảo đựng nước. Cái “dương” màu tiết dê đựng thức ăn, men của nó được chế ra từ cặp ngọc trong vương phủ nhà Thanh. Mọi thứ đựng vào đây thì kiến, mối, côn trùng đều bất khả xâm phạm. Lại nữa: giảm độc tố, tăng cường sức lực cho chim đấu – Nói xong lão khách dương dương tự đắc.
– Cứ thử xem.
– Nếu vậy ta phải đánh cược!
– Cược gì?
– Nếu mỗ thua – Người khách trỏ tay vào ngực mình. Mỗ mất với ông đôi cóng này. Nếu ông thua thì… thì…
– Ông sẽ được con họa mi của tôi – Cậu Ngạc tiếp lời.
– Tôi… tôi cần cái khác kia!
– Cái gì?
– Vợ ông.
Cậu Ngạc lắc đầu, hình như còn một chút gì sâu tận đáy lương tâm níu giữ lại. Nhưng cậu vẫn tin vào lời nói của ông bố vợ: “Ở Thung Mơ, loài chim họa mi được uống nước đầu nguồn trong vắt, ăn quả chín đầu mùa. Sáng sáng vỗ cánh bay tít tận trời mới hòng thoát khỏi lòng thung. Họa mi là loài chim anh hùng, nghĩa hiệp, thủy chung… Mỗi cặp sống riêng một thung được gọi là quản thung”. “Quản Thung Mơ” phải là con chim số một trong vùng bởi có nơi nào thiên nhiên hùng vĩ mà thơm thảo hơn được nơi đây. Họa mi ở Thung Mơ là loài bách chiến bách thắng.
Lòng tự ái, nỗi đam mê và sự linh cảm đã thầm mách bảo, Ngạc dứt khoát đặt một chữ “đấu” nặng trịch vào cuộc. Cả làng Yến Vĩ chưa bao giờ chứng kiến cuộc cá cược độc đáo, tàn nhẫn và bạc bẽo đến như vậy.
Người vợ ôm chặt đứa con trai nhỏ vào lòng, nức nở khóc, miệng bải lải van nài bất lực trước vòng người đen đặc, dần dần thít chặt chứng kiến cuộc đấu có một không hai ấy. Hơn bảy trăm mỏ chưa phân thắng bại, con chim của người khách ra đòn rất phũ, mỗi đòn trúng đích, con chim của cậu Ngạc bật ra, cơ hồ không thể đứng vững. Rồi bỗng chúng buông nhau, nhảy lên cầu uống nước. Con chim của người khách sau khi uống nước trong cái cóng ngửa cổ lên trời hót vang. Nguy cơ vỡ trận, cuộc đấu không thành… Trong nháy mắt như hai ánh chớp, chúng lại sà xuống lăn xả vào nhau. Sau khi tránh thoát “miếng cánh” hiểm hóc, con mi của cậu Ngạc quặp chặt lấy con chim kia, liên tiếp giáng xuống đầu nó những mỏ nặng như búa tạ. Con chim của người khách bật ngửa bụng, chân giãy tê tê… Con chim của cậu Ngạc cũng không đủ sức bay lên cầu nữa, cánh nó xõa ra, nhưng nó vẫn ngẩng cao đầu ca khúc khải hoàn trong tiếng reo hò của cuộc vui giã đám.
Cậu Ngạc thu lại đôi cóng Tàu độc đáo trước con mắt thèm khát của bao người. Con chim của cậu được phong danh “bất khả chiến bại”. Có được con chim quý và đôi cóng Tàu, Ngạc lại càng say mê đấu, tiếng tăm lừng lẫy. Của cải, đồ đạc sau mỗi trận lại từ từ bò về. Dân làng Yến Vĩ bảo nhau: “Cách làm giàu của Cậu có một không hai”.
Cậu Ngạc quý con chim đó lắm! Nó là cục vàng sống, nó là của gia bảo, nó là niềm kiêu hãnh của kẻ đam mê. Nó là sự sống của đời Ngạc. Việc phục vụ chim, kiêng kị nhất là đàn bà con gái, Ngạc đi vắng chỉ duy nhất có đứa con trai là thay thế được, và cũng chính từ đây dẫn đến khúc ngoặt bất ngờ trong cuộc đời đam mê chim của cậu Ngạc.
Một hôm Ngạc đi ăn giỗ ở làng bên qua đêm mới về được. Ngạc dặn con thay mình cho chim ăn uống, trong lúc sơ sẩy chim sổ lồng bay mất… Quá hoảng sợ, đứa trẻ trốn biệt tăm. Biết chuyện cả nhà bổ đi tìm, tìm mãi chẳng thấy. Vợ Ngạc thuê cả các phường câu về mò các ao đầm, sông suối mà vẫn “bặt vô âm tín”. Buồn bã, vợ Ngạc qua đời trong mòn mỏi… Ngạc bỏ nhà, bỏ làng ôm mối hận lên núi làm lều cạnh Thung Mơ. Nguyễn Phi Ngạc từ đó trở thành lão Ngạc gác rừng.
Lão Ngạc là một người mẫn cán với công việc. Từ ngày có lão, khu rừng vơi đi tiếng chặt gỗ và cưa gỗ. Lão bảo Lạc: “Cây lát da đồng trên đỉnh núi là linh hồn của núi này, nó là cây cột chống trời, nó mà đổ cả núi rừng này sụp xuống”. Chẳng biết có phải vì đồng lương mà Sở Lâm nghiệp cấp cho lão sống, để lão làm việc hay vì cái gì. Có lẽ do lòng trắc ẩn, sự ăn năn hối hận trước những việc làm của mình, hay còn một nỗi đam mê sâu kín trong lòng mà lão không thể từ bỏ được, đó là hình bóng của người vợ, của những cánh chim họa mi cư trú ở thung này.
*
* *
* *
Lạc vào Đại học Lâm nghiệp, anh chọn khoa Lâm sinh. Sau khi tốt nghiệp, anh một mực xin về đây lập một trạm nghiên cứu lâm sinh ngay bên cạnh căn lều của lão Ngạc, mặt hướng nhìn xuống Thung Mơ. Từ trong thâm tâm Lạc muốn bù lấp những mất mát trong đời lão Ngạc, có làm được như thế lòng anh phần nào mới thanh thản được.
Một hôm đi kiểm tra cây trên cốt hai ngàn về, Lạc chột dạ nghe thấy tiếng nói nằng nặng của một người vùng xuôi đang ngồi trong lều. Lạc đứng ngoài vách và vô tình anh nghe được câu chuyện giữa hai người. Lão Ngạc bảo:
– Ông xuống núi đi, đừng bao giờ nói chuyện mua bán với tôi.
– Ông còn chê ít sao, hơn chục cây vàng, cả một gia tài chứ ít gì. Bao kẻ cày đầu, cắm mặt suốt cả cuộc đời mà chẳng có lấy mảy may… Vả chăng ông không nuôi chim nữa, đôi cóng ấy ông giữ làm gì.
– Tôi không bán, không bao giờ bán – Lão Ngạc gằn lên từng tiếng. Trong lồng con rắn thấy động cất cao đầu, bành mang bạnh ra phun những tiếng phì phì tức giận. Người khách lắc đầu đi giật lùi ra cửa, mắt lấm lét nhìn con rắn. Một lát sau con rắn lại bình thản nằm ghếch đầu lên hai cái cóng.
Đời sống con người cũng như con sông, con suối, cũng thác ghềnh, cũng êm đềm và những khúc ngoặt. Lạc cũng có một khúc ngoặt như thế… Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, công việc và tháng ngày chậm chạp trôi đi như một thứ luật “nhắc lại” nhàm chán. Lạc không còn là một anh sinh viên nhiệt huyết, đầy hoài bão nữa, anh hiện nguyên hình là một thằng đàn ông trước cuộc đời đầy ma lực quyến rũ. Một hôm Lạc nói với lão Ngạc bằng cái giọng rầu rầu.
– Con phải đi thôi cha ạ! Cha hãy tha thứ cho con…
Lão Ngạc chỉ lặng lẽ cười nhạt, tiễn Lạc xuống núi bằng cái nhìn vời vợi. Nửa năm sau Lạc lên núi bảo với lão Ngạc rằng mình đã lấy vợ. Vợ Lạc là một cô gái con nhà buôn bán ở phố huyện. Nấn ná mãi cho đến nửa đêm Lạc vò đầu bứt tai bảo lão Ngạc:
– Thưa cha, cha đã thương chúng con thì thương cho trọn vẹn. Cha hãy cho chúng con một ít, tạo điều kiện cho chúng con khởi nghiệp.
– Ta còn có gì đâu!
– Cha vẫn còn – Lạc năn nỉ mắt ngước nhìn cầu khẩn.
– Không được! – Lão Ngạc quắc mắt, hình như lão đã đoán được ý định của Lạc – Mà ta cũng báo cho anh biết, không thể động vào nó được, con rắn sẽ không tha mạng cho bất cứ ai mạo hiểm làm điều đó.
Vẻ mặt lão Ngạc đầy tức giận, xách nỏ, lão bỏ ra ngoài. Lạc nhìn theo, tuổi tác đã đè nặng lên vai lão. Lão Ngạc đi ngược lên núi, bàn chân lão choãi ra bám vào đá như bàn chân thạch sùng bám trên tường. Lão đi đơn độc lẻ loi, đến đỉnh núi chỗ cây “cột chống trời”. Lão đứng im phăng phắc nhìn xuống Thung Mơ, dáng lão bất động như pho tượng đá. Lạc như kẻ cùng đường, anh ở lại mấy ngày chờ lão về để thuyết phục. Đã mấy ngày mà chẳng thấy lão Ngạc quay lại lều, Lạc thấy lo lo. Vào một buổi chiều tà, bóng tối luễnh loãng khắp Thung Mơ thì lão Ngạc về. Bước vào lều, lão bảo:
– Cũng may, tìm mãi đến ngày thứ ba mới tìm được cái thế “tử địa” nếu không thì cũng đành bó tay. Con chim này tướng rất lạ, tản đầu, cát xanh, mắt ướt và đặc biệt “rập mềm” – nó sẽ đánh miếng quắp tuyệt vời. Đây là lần cuối cùng ta cho anh, cầm lấy mang về mà kiếm tiền lập nghiệp.
Lạc nửa mừng, nửa lo xuống núi…
Qua hai mùa xuân hội làng Yến Vĩ, bằng con chim, Lạc có số vốn đầu tiên. Cuối mùa xuân năm đó Lạc mở cửa lồng nói: “Mày hãy bay đi và đừng bao giờ mang oan uổng gieo xuống đầu tao”. Bằng sự thông minh lanh lợi và tính quyết đoán, với một số vốn ít ỏi ban đầu nhờ vào con chim mang lại, Lạc đã trở thành giàu có, anh mở một xưởng cưa. Gỗ tròn, gỗ tấm, to nhỏ qua lưỡi cưa như hàm răng cá mập của Lạc là tan tành hết. Gỗ ra, tiền vào, rừng teo tóp, gỗ càng khan hiếm. Những phu gỗ đã phải vào sâu trong rừng. Qua chuyện của họ, Lạc biết cánh rừng bên này do lão Ngạc trấn giữ vẫn nguyên vẹn. Lạc muốn như thế bởi trong lòng anh không dễ một sớm một chiều mà quên đi lão Ngạc được. Từ ngày làm ăn phát đạt Lạc đã mấy lần đích thân lên núi đón lão về phụng dưỡng nhưng lão chối đây đẩy và buông một câu nhạt nhẽo: “Về đấy làm sao tôi sống nổi”.
Chiều nay, khi đóng cửa xưởng cưa Lạc nhìn về phía núi, miệng lẩm bẩm: “Mũ núi mưa mai, đai núi mưa chiều”, lưng chừng núi là một dải mây xám đục sũng nước giăng ngang như một bức tường thành… Lạc quên làm sao được những trận mưa rừng xối xả. Kí ức cứa vào lòng anh lạnh buốt. Anh nỡ phụ bạc cả một tấm lòng nhân hậu, đùm bọc anh từ thuở thiếu thời đến lúc trưởng thành. Giận hờn lẫn lộn, Lạc cáu gắt nói với vợ nhưng chính là để cho mình nguôi ngoai: “Cho lão chết, ôm một đống vàng mà phải sống nghèo, giam hãm đời mình nơi “thâm sơn cùng cốc”, thật là lão già cố chấp!” Sáng hôm sau công việc lại kéo Lạc vào những bận rộn thường nhật.
Một hôm đi kiểm tra cây trên cốt hai ngàn về, Lạc chột dạ nghe thấy tiếng nói nằng nặng của một người vùng xuôi đang ngồi trong lều. Lạc đứng ngoài vách và vô tình anh nghe được câu chuyện giữa hai người. Lão Ngạc bảo:
– Ông xuống núi đi, đừng bao giờ nói chuyện mua bán với tôi.
– Ông còn chê ít sao, hơn chục cây vàng, cả một gia tài chứ ít gì. Bao kẻ cày đầu, cắm mặt suốt cả cuộc đời mà chẳng có lấy mảy may… Vả chăng ông không nuôi chim nữa, đôi cóng ấy ông giữ làm gì.
– Tôi không bán, không bao giờ bán – Lão Ngạc gằn lên từng tiếng. Trong lồng con rắn thấy động cất cao đầu, bành mang bạnh ra phun những tiếng phì phì tức giận. Người khách lắc đầu đi giật lùi ra cửa, mắt lấm lét nhìn con rắn. Một lát sau con rắn lại bình thản nằm ghếch đầu lên hai cái cóng.
Đời sống con người cũng như con sông, con suối, cũng thác ghềnh, cũng êm đềm và những khúc ngoặt. Lạc cũng có một khúc ngoặt như thế… Vài năm sau khi tốt nghiệp đại học, công việc và tháng ngày chậm chạp trôi đi như một thứ luật “nhắc lại” nhàm chán. Lạc không còn là một anh sinh viên nhiệt huyết, đầy hoài bão nữa, anh hiện nguyên hình là một thằng đàn ông trước cuộc đời đầy ma lực quyến rũ. Một hôm Lạc nói với lão Ngạc bằng cái giọng rầu rầu.
– Con phải đi thôi cha ạ! Cha hãy tha thứ cho con…
Lão Ngạc chỉ lặng lẽ cười nhạt, tiễn Lạc xuống núi bằng cái nhìn vời vợi. Nửa năm sau Lạc lên núi bảo với lão Ngạc rằng mình đã lấy vợ. Vợ Lạc là một cô gái con nhà buôn bán ở phố huyện. Nấn ná mãi cho đến nửa đêm Lạc vò đầu bứt tai bảo lão Ngạc:
– Thưa cha, cha đã thương chúng con thì thương cho trọn vẹn. Cha hãy cho chúng con một ít, tạo điều kiện cho chúng con khởi nghiệp.
– Ta còn có gì đâu!
– Cha vẫn còn – Lạc năn nỉ mắt ngước nhìn cầu khẩn.
– Không được! – Lão Ngạc quắc mắt, hình như lão đã đoán được ý định của Lạc – Mà ta cũng báo cho anh biết, không thể động vào nó được, con rắn sẽ không tha mạng cho bất cứ ai mạo hiểm làm điều đó.
Vẻ mặt lão Ngạc đầy tức giận, xách nỏ, lão bỏ ra ngoài. Lạc nhìn theo, tuổi tác đã đè nặng lên vai lão. Lão Ngạc đi ngược lên núi, bàn chân lão choãi ra bám vào đá như bàn chân thạch sùng bám trên tường. Lão đi đơn độc lẻ loi, đến đỉnh núi chỗ cây “cột chống trời”. Lão đứng im phăng phắc nhìn xuống Thung Mơ, dáng lão bất động như pho tượng đá. Lạc như kẻ cùng đường, anh ở lại mấy ngày chờ lão về để thuyết phục. Đã mấy ngày mà chẳng thấy lão Ngạc quay lại lều, Lạc thấy lo lo. Vào một buổi chiều tà, bóng tối luễnh loãng khắp Thung Mơ thì lão Ngạc về. Bước vào lều, lão bảo:
– Cũng may, tìm mãi đến ngày thứ ba mới tìm được cái thế “tử địa” nếu không thì cũng đành bó tay. Con chim này tướng rất lạ, tản đầu, cát xanh, mắt ướt và đặc biệt “rập mềm” – nó sẽ đánh miếng quắp tuyệt vời. Đây là lần cuối cùng ta cho anh, cầm lấy mang về mà kiếm tiền lập nghiệp.
Lạc nửa mừng, nửa lo xuống núi…
Qua hai mùa xuân hội làng Yến Vĩ, bằng con chim, Lạc có số vốn đầu tiên. Cuối mùa xuân năm đó Lạc mở cửa lồng nói: “Mày hãy bay đi và đừng bao giờ mang oan uổng gieo xuống đầu tao”. Bằng sự thông minh lanh lợi và tính quyết đoán, với một số vốn ít ỏi ban đầu nhờ vào con chim mang lại, Lạc đã trở thành giàu có, anh mở một xưởng cưa. Gỗ tròn, gỗ tấm, to nhỏ qua lưỡi cưa như hàm răng cá mập của Lạc là tan tành hết. Gỗ ra, tiền vào, rừng teo tóp, gỗ càng khan hiếm. Những phu gỗ đã phải vào sâu trong rừng. Qua chuyện của họ, Lạc biết cánh rừng bên này do lão Ngạc trấn giữ vẫn nguyên vẹn. Lạc muốn như thế bởi trong lòng anh không dễ một sớm một chiều mà quên đi lão Ngạc được. Từ ngày làm ăn phát đạt Lạc đã mấy lần đích thân lên núi đón lão về phụng dưỡng nhưng lão chối đây đẩy và buông một câu nhạt nhẽo: “Về đấy làm sao tôi sống nổi”.
Chiều nay, khi đóng cửa xưởng cưa Lạc nhìn về phía núi, miệng lẩm bẩm: “Mũ núi mưa mai, đai núi mưa chiều”, lưng chừng núi là một dải mây xám đục sũng nước giăng ngang như một bức tường thành… Lạc quên làm sao được những trận mưa rừng xối xả. Kí ức cứa vào lòng anh lạnh buốt. Anh nỡ phụ bạc cả một tấm lòng nhân hậu, đùm bọc anh từ thuở thiếu thời đến lúc trưởng thành. Giận hờn lẫn lộn, Lạc cáu gắt nói với vợ nhưng chính là để cho mình nguôi ngoai: “Cho lão chết, ôm một đống vàng mà phải sống nghèo, giam hãm đời mình nơi “thâm sơn cùng cốc”, thật là lão già cố chấp!” Sáng hôm sau công việc lại kéo Lạc vào những bận rộn thường nhật.
*
* *
* *
Lạc lại kí được một hợp đồng xuất khẩu gỗ rất lớn, anh khấp khởi mừng thầm bảo vợ: “Xong chuyến này mình lên đón lão Ngạc, chuyển hẳn ra thành phố làm ăn buôn bán cho nó nhàn”. Nhưng khi đặt gỗ với các lái thì họ bảo: “Đào đâu ra những cây gỗ ấy bây giờ, toàn là “nhóm một”, “vanh” lớn như thế cây cũng phải hàng trăm tuổi, gỗ ấy phải rừng nguyên sinh mới có, cánh rừng này xin lạy cả nón!” Tưởng họ chê ít, Lạc đặt giá cao gấp hai ba lần cũng chẳng ai nhận lời. Tìm mãi mới được một lái rất bợm nhận lời nhưng hắn lại bảo: “Chỉ có thể lấy ở vạt rừng mà lão Ngạc coi giữ là còn”. Lạc bỏ đi ngay. Từ ngày đầu mở xưởng Lạc tuyên bố: “Có cho không cũng không lấy nếu là gỗ của vạt rừng ấy”.
Một hôm có một lái đánh đến xưởng của Lạc mấy chục mét gỗ lát, giá cả phải chăng, Lạc ra xem, biết là “cây cột chống trời” đã bị phạm tới. Anh quay đi, lòng bồn chồn nhớ lão Ngạc, ông lái nhổ toẹt bãi nước bọt bảo: “Đã là chó mà còn chê… Của béo bở lại để thằng khác phỗng mất”. Mối lợi như vừa tuột khỏi tay, máu kinh doanh xem đồng tiền làm trọng. Lạc quay lại, lái gỗ bảo: “Tôi biết “hèm” của ông rồi “cửu gỗ” phải vòng sang bên kia nói mới “đánh” được đấy!” Lạc giật mình hỏi:
– Thế ông già không biết à?
– Lão già khú ấy sắp chết rồi, cựa còn khó nói gì đến gác xách nữa, chúng nó chỉ sợ có cây nỏ thôi, mà hình như lão không đủ sức căng dây nữa.
Lạc đưa cây gỗ vào xẻ. Thật đúng như tên của nó, từng súc gỗ rộng bản đông đặc như miếng tiết, nạc như khoanh giò lụa được bong ra, mới chỉ qua đường cưa đi mà vân gỗ đã nổi lên đẹp chưa từng thấy bao giờ. Lạc hình dung, sau khi đã bào nhẵn nhụi, tráng qua một nước sơn mặt dầu áp mộc, hoa gỗ lồng lộng nở rực rỡ như một cái đuôi công xòe ra, ai dám chê. Lạc như cầm chắc món hàng sẽ được giao trót lọt.
Xuất xong lô hàng, tiền nong gọn ghẽ nhưng Lạc vẫn cảm thấy áy náy. Một cái gì phảng phất trong đầu anh khi xẻ tan “cây cột chống trời” ở rừng này. Sau rồi Lạc chặc lưỡi: “Chẳng qua là những lời nói của lão Ngạc ám ảnh”. Anh lại lao vào những phi vụ làm ăn “hẩu” hơn nhiều.
Một đêm mùa hạ, trời oi bức ngột ngạt, mây đen tụ kín bốn bề mà chẳng có giọt mưa. Quãng nửa đêm, sấm chớp bỗng nổ vang trời, rồi mưa ào ạt trút xuống như đổ nước, kéo dài mấy tiếng đồng hồ liền. Không khí dìu dịu, Lạc thiu thiu ngủ trong cái yên ả, mát mẻ của trời đất sau mưa, anh chập chờn thấy những tiếng ì ầm như từ trong lòng đất vọng tới, mỗi lúc một to, một gần… Đến lúc Lạc cảm thấy như có ngàn vạn cặp ngựa đang cất vó tung bờm sầm sập từ trên núi lao xuống, anh chỉ kịp thét lên một tiếng man dại: “Lũ quét” và lôi vợ con lên tầng thượng tòa nhà. Bốn bề nước ào ạt đổ về với một sức mạnh khủng khiếp.
Sáng hôm sau Lạc được chứng kiến quang cảnh đổ nát hoang tàn. Chỗ hướng chính lũ đi, mặt đất bị rạch xuống như một dòng sông cạn. Cả nhà Lạc thoát chết nhờ tòa nhà xây cao và vững chắc như một cái lô cốt. Lạc thảng thốt giật mình. Mấy hôm sau Lạc quyết định mang lễ vật lên núi để “tạ thần gỗ” và nhân thể đón bằng được lão Ngạc về. Có lẽ lão đã già lắm rồi, không còn đủ sức gác rừng nữa, vả lại lương tâm không cho phép anh cứ trơ ra mà sống.
Đến nơi, trong bời bời bông lau nở trắng xóa, cây cối như biến mất, chẳng còn nhận ra đâu là mái lều ngày xưa anh đã từng sinh sống. Tìm mãi mới thấy dấu vết của nền xưa, cỏ lông lan trùm kín nền đất lều. Đang băn khoăn thì có một người Mán đi săn qua, Lạc hỏi, người Mán chỉ cho biết họ đã chôn ông lão ở bờ suối.
Lạc bàng hoàng kinh sợ, anh lội qua suối đến chỗ người Mán chỉ. Một đống đá xếp lùm lùm làm dấu, bên trên những chiếc nan lồng bị thời gian hủy hoại giờ đây chỏng chơ, ải nát như một nắm xương của một khúc cá kho nục. Chẳng cầm đặng lòng mình, nước mắt Lạc rưng rưng. Lạc lặng lẽ bày lễ vật ra trước nấm mồ đá lạnh, cắm xuống những nén nhang. Lạc bỗng giật thót mình, một tiếng “phè” làm anh ngây người chết đứng. Định thần anh nhận ra con rắn ngày xưa. Nó đã già lắm, thân hình mốc thếch nhưng cặp mắt vẫn tròn xoe lồi ra nhìn Lạc. Anh cắm hương rồi nằm phủ phục trên mặt đất nức nở gọi “Cha ơi!” Trời lặng gió, khói hương chầm chậm tỏa, con rắn lắc lư cái đầu. Lạc đi xuống Thung Mơ, lòng thung tan hoang như một bãi chiến trường, đá lổng chổng lộn xộn vì những kẻ đào vàng lật lên, hai bên vách đá dựng đen sì lởm chởm chẳng còn một cội mơ nào sót lại. Trong đống đá Lạc nhìn thấy một vật gì mòng mọng… Anh lại gần nhặt lên xem thì ra đó là một mảnh vỡ của cái “cóng Tàu”. Lạc tìm quanh quất rồi ghép lại, run run trong tay, nó đỏ bầm như một cục máu. Vành của cái viền đáy cóng nổi bật bốn chữ Hán viết đá thảo “Khang Hy niên chế”. Cái cóng tuột khỏi tay tóe ra đỏ rực trên nền đất. Lạc ngồi xuống tần ngần nhìn lại hai bàn tay mình, rồi anh ôm đầu gục xuống… Hoàng hôn buông lòng thung bịt bùng hoang dã.
Một hôm có một lái đánh đến xưởng của Lạc mấy chục mét gỗ lát, giá cả phải chăng, Lạc ra xem, biết là “cây cột chống trời” đã bị phạm tới. Anh quay đi, lòng bồn chồn nhớ lão Ngạc, ông lái nhổ toẹt bãi nước bọt bảo: “Đã là chó mà còn chê… Của béo bở lại để thằng khác phỗng mất”. Mối lợi như vừa tuột khỏi tay, máu kinh doanh xem đồng tiền làm trọng. Lạc quay lại, lái gỗ bảo: “Tôi biết “hèm” của ông rồi “cửu gỗ” phải vòng sang bên kia nói mới “đánh” được đấy!” Lạc giật mình hỏi:
– Thế ông già không biết à?
– Lão già khú ấy sắp chết rồi, cựa còn khó nói gì đến gác xách nữa, chúng nó chỉ sợ có cây nỏ thôi, mà hình như lão không đủ sức căng dây nữa.
Lạc đưa cây gỗ vào xẻ. Thật đúng như tên của nó, từng súc gỗ rộng bản đông đặc như miếng tiết, nạc như khoanh giò lụa được bong ra, mới chỉ qua đường cưa đi mà vân gỗ đã nổi lên đẹp chưa từng thấy bao giờ. Lạc hình dung, sau khi đã bào nhẵn nhụi, tráng qua một nước sơn mặt dầu áp mộc, hoa gỗ lồng lộng nở rực rỡ như một cái đuôi công xòe ra, ai dám chê. Lạc như cầm chắc món hàng sẽ được giao trót lọt.
Xuất xong lô hàng, tiền nong gọn ghẽ nhưng Lạc vẫn cảm thấy áy náy. Một cái gì phảng phất trong đầu anh khi xẻ tan “cây cột chống trời” ở rừng này. Sau rồi Lạc chặc lưỡi: “Chẳng qua là những lời nói của lão Ngạc ám ảnh”. Anh lại lao vào những phi vụ làm ăn “hẩu” hơn nhiều.
Một đêm mùa hạ, trời oi bức ngột ngạt, mây đen tụ kín bốn bề mà chẳng có giọt mưa. Quãng nửa đêm, sấm chớp bỗng nổ vang trời, rồi mưa ào ạt trút xuống như đổ nước, kéo dài mấy tiếng đồng hồ liền. Không khí dìu dịu, Lạc thiu thiu ngủ trong cái yên ả, mát mẻ của trời đất sau mưa, anh chập chờn thấy những tiếng ì ầm như từ trong lòng đất vọng tới, mỗi lúc một to, một gần… Đến lúc Lạc cảm thấy như có ngàn vạn cặp ngựa đang cất vó tung bờm sầm sập từ trên núi lao xuống, anh chỉ kịp thét lên một tiếng man dại: “Lũ quét” và lôi vợ con lên tầng thượng tòa nhà. Bốn bề nước ào ạt đổ về với một sức mạnh khủng khiếp.
Sáng hôm sau Lạc được chứng kiến quang cảnh đổ nát hoang tàn. Chỗ hướng chính lũ đi, mặt đất bị rạch xuống như một dòng sông cạn. Cả nhà Lạc thoát chết nhờ tòa nhà xây cao và vững chắc như một cái lô cốt. Lạc thảng thốt giật mình. Mấy hôm sau Lạc quyết định mang lễ vật lên núi để “tạ thần gỗ” và nhân thể đón bằng được lão Ngạc về. Có lẽ lão đã già lắm rồi, không còn đủ sức gác rừng nữa, vả lại lương tâm không cho phép anh cứ trơ ra mà sống.
Đến nơi, trong bời bời bông lau nở trắng xóa, cây cối như biến mất, chẳng còn nhận ra đâu là mái lều ngày xưa anh đã từng sinh sống. Tìm mãi mới thấy dấu vết của nền xưa, cỏ lông lan trùm kín nền đất lều. Đang băn khoăn thì có một người Mán đi săn qua, Lạc hỏi, người Mán chỉ cho biết họ đã chôn ông lão ở bờ suối.
Lạc bàng hoàng kinh sợ, anh lội qua suối đến chỗ người Mán chỉ. Một đống đá xếp lùm lùm làm dấu, bên trên những chiếc nan lồng bị thời gian hủy hoại giờ đây chỏng chơ, ải nát như một nắm xương của một khúc cá kho nục. Chẳng cầm đặng lòng mình, nước mắt Lạc rưng rưng. Lạc lặng lẽ bày lễ vật ra trước nấm mồ đá lạnh, cắm xuống những nén nhang. Lạc bỗng giật thót mình, một tiếng “phè” làm anh ngây người chết đứng. Định thần anh nhận ra con rắn ngày xưa. Nó đã già lắm, thân hình mốc thếch nhưng cặp mắt vẫn tròn xoe lồi ra nhìn Lạc. Anh cắm hương rồi nằm phủ phục trên mặt đất nức nở gọi “Cha ơi!” Trời lặng gió, khói hương chầm chậm tỏa, con rắn lắc lư cái đầu. Lạc đi xuống Thung Mơ, lòng thung tan hoang như một bãi chiến trường, đá lổng chổng lộn xộn vì những kẻ đào vàng lật lên, hai bên vách đá dựng đen sì lởm chởm chẳng còn một cội mơ nào sót lại. Trong đống đá Lạc nhìn thấy một vật gì mòng mọng… Anh lại gần nhặt lên xem thì ra đó là một mảnh vỡ của cái “cóng Tàu”. Lạc tìm quanh quất rồi ghép lại, run run trong tay, nó đỏ bầm như một cục máu. Vành của cái viền đáy cóng nổi bật bốn chữ Hán viết đá thảo “Khang Hy niên chế”. Cái cóng tuột khỏi tay tóe ra đỏ rực trên nền đất. Lạc ngồi xuống tần ngần nhìn lại hai bàn tay mình, rồi anh ôm đầu gục xuống… Hoàng hôn buông lòng thung bịt bùng hoang dã.
*
* *
* *
… Mấy năm sau, trên một trục đường mới mở ven chân núi, thấp thoáng trong những vạt rừng trồng đang vào kì khép tán, có một nếp nhà sàn nhỏ, trước cửa treo một tấm biển lớn, biển có một dòng chữ đỏ thắm nổi bật giữa màu xanh núi đồi: “Trạm nghiên cứu lâm sinh”. Mọi người đi qua bảo: “Đó là nhà của anh kĩ sư kiêm gác rừng có một cái tên ngồ ngộ: “Lạc Rừng”!
H.N.H
Nguồn Vannghequandoi