Tại lễ công bố “Bảng xếp hạng tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012”, nhà lý luận phê bình văn học Lôi Đạt, Hội trưởng Hội Khoa học tiểu thuyết Trung Quốc, đã nói: Sáng tác tiểu thuyết năm 2012, về tổng thể vẫn tiếp nối xu thế tốt đẹp của sáng tác văn học sau khi bước vào thế kỷ mới đến nay, miêu tả sinh động muôn mặt đời sống sâu rộng trong thời đại chuyển đổi mô hình, truyền đạt trạng thái sinh hoạt của con người và những suy ngẫm chung về giá trị tồn tại; Nhưng trong thời đại báo chí truyền thông mới, văn học truyền thống cũng đối mặt với vấn đề cần phẩi thẩm định đánh giá lại.
Tiểu thuyết Trung Quốc năm 2012 chú trọng quan tâm đến hiện thực
Nhà văn Lôi Đạt nói: năm 2012 đông đảo nhà văn quan tâm chú ý đến cảnh tượng sinh hoạt và bi kịch vận mệnh từ “thượng tầng” đến “cơ sở” trong thời đại chuyển đổi mô hình, có những tác phẩm có thể bước vào tầng nấc diện mạo suy ngẫm về ý nghĩa của sinh mệnh, khá nhiều nhà văn đưa ngọn bút đi sâu vào những lĩnh vực không được mọi người chú ý, đặc biệt là một số truyện vừa, truyện ngắn, đã biểu hiện một cách tinh vi tế nhị những hiến hoá vi diệu trong tư tưởng tình cảm của con người trong thời đại báo chí truyền thông mới.
Có chuyên gia cho rằng, truyện ngắn “Bài học linh hồn” của Chu Sơn Ba, đã tiêu biểu cho sự khám phá tìm tòi trong nghệ thuật tiểu thuyết năm 2012, đã miêu tả thanh niên nông thôn trong kết cấu nhị nguyên thành thị-nông thôn chỉ có thể ký thác nguyện vọng của đời họ tại thành thị, mặc dầu thành thị đem lại cho họ chỉ là “tan xương nát thịt”, song họ chỉ có thể ký gửi linh hồn trong thành thị, làm cho họ nhìn thấy mặt lạnh lẽo, nặng nề đen tối, bên ngoài cuộc sống xã hội tươi sáng. Đó là một bộ tiểu thuyết có sức chấn động mạnh.
Một số nhà văn dân tộc thiểu số đã biểu hiện ra những phong tục của dân tộc thiểu số và những nơi sâu thẳm của nội tâm nhân dân sống tại cơ sở thấp nhất, khiến mọi người cảm động nhất, đấy là một điểm sáng của tiểu thuyết năm 2012.
“Sốt Mạc Ngôn” không đồng nghĩa với “sốt văn học”
Nhà lý luận phê bình Lôi Đạt nói: Cơn “sốt Mạc Ngôn” gần đây đâu có đồng nghĩa với “sốt văn học”, song trước hiện thực gần đây văn học bị ghẻ lạnh, bị ngoại biên hoá, thì cơn “sốt Mạc Ngôn” cũng phần nào thể hiện ra giá trị và ma lực của văn học.
“30 năm gần đây, văn học đại chúng, như điện ảnh truyền hình, văn học mạng, v.v… thịnh hành, không gian phát triển của văn học truyền thống bị hạn chế. Trên thực tế, sau khi phát sóng những bộ phim điện ảnh truyền hình “Cao nguyên hươu trắng” , “Lục soát”, “Năm 1942”, rất nhiều người đều tìm mua tiểu thuyết để đọc, chứng tỏ đọc tiểu thuyết vẫn có như cầu hiện thực. Không nên cứ nhấn mạnh hiện tại là thời đại giải trí toàn dân, nên văn học bị “buộc chặt” trong không gian ngày càng nhỏ. Văn học truyền thống là bản gốc của rất nhiều nghệ thuật khác, có ma lực không thể thay thế. Vì vậy, chúng ta cần thẩm định đánh giá lại văn học truyền thống, khôi phục nâng cao chấn hưng sức ảnh hưởng của văn học Trung Quốc.” Lôi Đạt nói.
Nhà văn Đoàn Thủ Tân, Uỷ viên thường trực Hội Khoa học tiểu thuyết Trung Quốc thì cho rằng, sáng tác tiểu thuyết hiện nay thiếu thốn phông văn hoá sâu đậm và nỗi đau đến từ sâu thẳm tâm hồn. “Sáng tác truyện ngắn mười mấy năm qua gắn liền với chữ “bình”, tức bình tĩnh (lặng lẽ), bình đạm (nhạt nhẽo), bình dung (dung tục). Sáng tác tiểu thuyết với ý nghĩa chân chính nên là một quá trình không ngừng chống lại lực cản, chống lại sức ỳ, khắc phục tệ chạy theo mốt và bệnh lười biếng của văn học trong xã hội, không ngừng thực hiện chạy đua, vượt lên.”
Thời đại truyền thông mới, văn học truyền thống nên đi theo hướng nào
Sự trưởng thành của tầng lớp thanh niên đương đại gắn liền chặt chẽ với báo chí truyền thông mới. Trong thời đại @, thời đại blog, … có bao nhiêu người, có bao nhiêu thời gian có thể tĩnh tâm xem tác phẩm văn học? Rất nhiều chuyên gia cũng lo lắng trước thực trạng này.
Giáo sư Giang Băng, Viện Khoa học thương nghiệp Quảng Đông, Phó tổng thư ký Hội Khoa học tiểu thuyết Trung Quốc nói: Những bộ phim điện ảnh “33 ngày thất tình”, “Thái luân” tâm trạng thấp hèn, tiếng cười dung tục được thanh niên 8X, 9X ưa thích, những biểu hiện văn hoá ấy có ý nghĩa tham khảo nhất định đối với sáng tác tiểu thuyết hiện nay.
Đứng trước câu hỏi “trong thời đại báo chí truyền thông mới, văn học truyền thống nên chuyển đổi hình thức như thế nào?” Nhà văn Tàng Sách, Biên tập viên Nhà xuất bản Nhân dân Thiên Tân, Uỷ viên thường trực Hội Khoa học tiểu thuyết Trung Quốc, cho rằng: Trong tương lai, tất cả văn học đều sẽ trở thành văn học mạng, văn học truyền thống cũng đều sẽ thực hiện internet hoá. Đến khi ấy, văn bản, hình ảnh, thậm chí kênh truyền hình đều sẽ hội nhập với nhau, tương tác với nhau, không thể chia cắt được.
Nguồn: vannghequandoi.com.vn