Elie Wiesel, nhân chứng sống về nạn tàn sát người Do Thái của Đức Quốc xã, người được trao giải Nobel Hòa bình năm 1968 và đã dùng quyền năng của đạo đức để buộc thế giới phải nhìn nhận những tội ác, đã qua đời ngày 2/7 tại nhà riêng ở New York, thọ 87 tuổi.

Trước sự ra đi của ông, hàng triệu người đã đọc Đêm – cuốn sách ghi lại hồi ức của ông về trại tập trung, nơi ông chứng kiến cha mình chết còn mẹ và em gái bị cho vào lò khí độc.

Wiesel sinh ngày 30/9/1928 trong một gia đình Do Thái ở Romania. Năm 15 tuổi, ông bị đày tới khu trại tập trung Do Thái. Khi thoát khỏi trại Buchenwald năm 1945, ông hốc hác, sắp chết, và dường như bị thế giới bỏ rơi. Khi đó, ông mới 18 tuổi nhưng tâm hồn đã già cỗi.


Elie Wiesel – tiếng nói đạo đức vĩ đại của nhân loại

Ông viết bản thảo đầu tiên cuốn Đêm khi ngoài 20, sau 10 năm im lặng về cuộc chiến. Ngày nay, đây có lẽ là cuốn viết về Holocaust được đọc nhiều nhất chỉ sau Nhật ký Anne Frank. Dù cuốn sách ngắn ngủi nhưng đã thâu tóm được những hình ảnh nổi bật nhất của Holocaust: những khu ổ chuột đông đúc nơi mọi người phải vật lộn với những điều tồi tệ nhất.

Trong diễn văn nhận giải Nobel, ông khẳng định, vấn đề của người Do Thái luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu với ông. Ông thuộc về “thế hệ bị tổn thương” và thật “không tự nhiên” nếu khác đi. Ông đau đớn bởi “Chắc chắn loài người sẽ quên, và muốn quên… Chỉ có Thượng đế và chỉ Thượng đế có thể, và phải nhớ mọi thứ”.

Thư Vĩ (Tổng hợp)
Thể thao & Văn hóa