Theo một nghiên cứu mới, ngôn ngữ được sử dụng trong những cuốn sách hiện đại tiết lộ xu hướng ngày càng coi trọng vật chất và ích kỷ của xã hội trong 200 năm qua.

Sự phân tích các từ ngữ được sử dụng trong hơn 1,5 triệu cuốn sách đước xuất bản ở Anh và Mỹ từ năm 1800 đến năm 2000 đã cho thấy sự thay đổi giá trị văn hóa trong suốt khoảng thời gian đó.

Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy sự gia tăng trong việc sử dụng những từ như “choose – chọn lựa” và “get – nhận được” trong hai thế kỷ qua trong khi những từ như “oblied – biết ơn” và “give – cho đi” giảm.

Cũng có một dấu hiệu cho thấy con người trong xã hội hiện đại có nhiều mối liên hệ với cảm xúc của họ hơn trước kia khi việc sử dụng từ “felt – cảm thấy” tăng trong khi từ “act – giả vờ” giảm.

Các nhà tâm lý học đứng đằng sau nghiên cứu đã xác nhận những thay đổi trong chỉ số ngôn ngữ cho thấy xã hội Mỹ và Anh đã phát triển theo chiếu hướng ích kỷ hơn bên cạnh việc ngày càng giàu có và đô thị hóa nhiều hơn.


Sự chuyển đổi trong cách sử dụng từ ngữ cho thấy xã hội Mỹ và Anh đang ngày càng trở nên ích kỷ

Giáo sư Patricia Greenfield, một nhà tâm lý học tại Đại học California Los Angeles đã tiến hành nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này cho thấy rằng đã có một sự thay đổi dài hai thế kỷ của lịch sử đối với hoạt động tâm lý của mỗi cá nhân.Sự gia tăng các cuộc tranh luận về chủ nghĩa cá nhân không phải gần đây mới được chú ý mà đã diễn ra trong nhiều thế kỷ khi chúng ta chuyển từ một xã hội công nghệ thấp chủ yếu là nông thôn đến một xã hội công nghệ cao chủ yếu là đô thị”.

Giáo sư Greenfield là người đã có những công trình được công bố trên tạp chí Khoa học Tâm lý. Bà đã sử dụng ứng dụng Ngram Viewer của Google để đếm tần số xuất hiện các từ ngữ trong 1,160,000 cuốn sách của các tác giả Mỹ.

Phần mềm này cho phép người dùng nhanh chóng đếm số từ trong những cuốn sách bao gồm tiểu thuyết, phi tiểu thuyết và sách giáo khoa.

Sau đó, bà đã thực hiện điều tương tự với 350,000 cuốn sách được xuất bản ở Anh trước khi lặp lại thử nghiệm với các từ đồng nghĩa cho mỗi từ mang nghĩa gốc.

“Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không chỉ có tần số sử dụng từ thay đổi, các khái niệm cơ bản cũng thay đổi nghiêm trọng cùng với lịch sử thời gian” – Giáo sư Greenfield nói.

Bà nhận thấy các từ thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến những cái riêng rẽ chẳng hạn như “child – đứa trẻ”, “unique – duy nhất”, “individual – cá nhân”, và “self – tự” đều có xu hướng tăng.

Việc sử dụng những từ như “có được” đã giảm vào giai đoạn giữa năm 1940 và những năm 1960 trước khi tăng trong những năm 1970, phần nào phản ánh rằng cảm giác hợp tác và sự chấp nhận thua kém lợi ích cá nhân trong Thế chiến II và thời kì hậu chiến đã giảm bớt.

Tầm quan trọng của tôn giáo, vâng lời và các mối quan hệ xã hội dường như cũng giảm trong quãng thời gian 200 năm, với những từ như “authority – quyền lực”, “belong – thuộc” và “pray – cầu nguyện” ngày càng ít phổ biến hơn.

Giáo sư Greenfield hiện đang hy vọng sẽ nhân rộng các nghiên cứu với những cuốn sách tiếng Tây Ban Nha, Pháp, Nga và Trung Quốc để tìm kiếm khuôn mẫu toàn cầu cho sự thay đổi văn hóa phản ánh qua văn chương.

MAI CHAN theo the Telegraph

Exit mobile version