”un jour tu es étranger” 1. Louis Aragon
”Vâng; Tôi đọc. Tôi có một thói tính điên rồ.Tôi yêu những bài thơ đẹp, một thi ca rung động và tất cả những gì là cõi phi của thi ca.Tôi nhạy cảm khác thường đó là những gì khốn khổ trong tôi, những lời thơ kỳ diệu lặng lẽ bỏ đi vào bóng đêm của chúng ta bởi một số người mà tôi chưa bao giờ biết đến họ”.
Yes; I read. I have that absurd habit. I like beautiful poems, moving poetry, and all the beyond of that poetry. I am extraordinarily sensitive to those poor, marvelous words left in our dark night by a few men I never knew.
Đó là lời phát biểu của thi nhân Aragon, một cảm thức trung thực và cũng là những gì trăn trở, vừa trực tiếp vừa gián tiếp, một sự tiếc nuối cho những gì cao đẹp âm thầm chìm vào bóng tối để rồi đi đến nghi ngờ, nghi ngờ đời cũng như chính mình. Một chiếm cứ mơ hồ chồng chất trong ngữ ngôn của Aragon, một thể cách độc đáo, một sự ruồng bỏ, đày ải; từ những uẩn khúc đó Aragon dồn đẩy vào trong tác phẩm văn chương. Phong cách của Aragon không phải vấn đề xử dụng mỹ ngữ để trau chuốt nhưng cũng chẳng phải là thứ luân thường đạo lý. Cái quan trọng là làm sao diễn tả từ ngữ mà chứa đựng được một nhận thức của cuộc đời đang sống. Đó là hoài bão của Louis Aragon.
”Kiểu cách Luận Cứ/ Treatise on Style’ là tác phẩm Aragon cho ra đời 1927. Một đánh dấu lớn lao cho đời ông; khởi từ đó Aragon chính thức là thành viên đảng Cộng sản Pháp.
Trong đó có một ít biến đổi giữa trường phái siêu thực trong ông và một phong trào hướng tới của ”con người xã hội của chủ nghĩa hiện thực/ socialist realism”. Aragon thực sự trở nên con người xã hội chủ nghĩa, thời kỳ bắt đầu khởi xướng chủ nghĩa 1933. Với tập truyện đầu tay gồm 5 truyện dưới tựa đề ”Thế giới thực/ Le Monde réel”. Aragon đụng độ với bao miệng lưỡi thế gian là một chứng minh rõ ràng và được ông viết lên trong tác phẩm, nêu lên một luận thuyết có phương cách để xây dựng một thế giới công bằng xã hội và kiểu cách đó là một bày tỏ tương quan giữa thi ca và xã hội với một phong cách riêng biệt và vận dụng trí tuệ để thực hiện mô hình cho tương lai. Những dự tính đó đã thấy xuất hiện qua quan điểm của ông trước đây ”Anicet, hay đó là cảnh quang/ Anicet, ou le panorama” phát hành 1921 và ”Quê mùa của Ba-lê/ Le Paysan de Paris” 1926 .
Một tổng thể siêu thực trong con người của Aragon, một dung lượng hòa tan đã làm cho sách có cả hai bề mặt quan trọng có tính lịch sử làm tư liệu cho người siêu thực và một sinh khí của cuộc sống là mở ra một sự thông đạt; đó là bước tiến hóa của Aragon như vai trò người cầm bút. Chuyển biến của Aragon đi từ chủ nghĩa siêu thực đến chủ nghĩa hiện thực là không phải chối bỏ một cách đơn thuần để phù hợp trào lưu của thuyết Hegel. ”Aragon’s transition from surrealism to realism is not a simple negation according to a Hegelnian movement’. He rejects surrealism but at the same time integrates it into a deeper and broader conception of the real, so that even… (trong Hành trình của Aragon/L’Itinéraire d’Aragon by Roger Garaudy-1961). Ông chối bỏ chủ thuyết siêu thực nhưng đồng thời là hợp nhất trong một sự sâu lắng và một ý niện của con người rộng mở của sự thật, cho dù có gì chăng nữa… Aragon với những tác phẩm gần đây còn mang dấu ấn của trường phái siêu thực, đó là những gì đã có trong ông… và chính cái đẹp đó có thể gói trọn tâm tư bởi những gì xẩy ra và đựợc ông thu tập trở lại để thực sự bước vào con đường mới hiện thực để xây dựng một xã hội hiện thực. Dẫu cho Aragon đang đứng trước thời cuộc, đối diện với bất công xã hội, những va chạm, những oán hờn, những lời phê nhận hay, dở đã gây ít nhiều đau đớn trong tim ông. Bởi Aragon muốn giải phóng!
Trong cuốn ”Một thời Phóng đãng/ Le Libertinage” chính là một thời đòi hỏi tự do-liberté.
Ông viết: ”Tôi không bao giờ lục loại những thứ đó nhưng đó hẳn là không mấy tốt đẹp và tôi trau dồi nó để có một lợi ích riêng cho chúng ta” – I have never sought out anything but scandal, and I cultivate it for its own sake’. Ấy là điều hiển nhiên cho một vài sự cớ để cho người ta phóng đại, thổi phồng thêm ra, chứ thực chất là không phải thế; nhưng chính hoài bão đó gây ra một xúc động mạnh mỗi khi diễn cái cảnh của vai trò ”Kiểu cách Luận cứ” mà cả hai đòi hỏi phải có một hình thức đúng nghĩa và một tinh thần hòa giải, hòa hợp. Giá trị tình cảm là một xúc động mạnh trong người Aragon, một ngữ ngôn đã để lại ít nhiều làm suy giảm được đôi phần trong ý niệm của ông mà 60 năm trôi qua từ khi ông đưa ra một lý thuyết xã hội trong những tác phẩm của ông. Tuy nhiên bên cạnh đó là một sự bung phá để đánh đổ những tàn tích như một cuộc cách mạng lấy từ văn hóa làm nền. Có hai nhà học giả André Gide và Paul Valéry cho rằng những tác phẩm của Aragon là chứa một sự vạch mặt, chỉ tên , bôi xấu thứ chủ nghĩa khác ”scandalized” và từ nhận xét đó sách ông trở thành như lý thuyết, một thứ lý thuyết xã hội chủ nghĩa; nhưng liệu cái chủ nghĩa đó có sáng tỏ và lâu dài như tư duy của Aragon(?) nếu xét từ bây giờ thì ý niệm của Louis Aragon không hẳn thực mà có phần lệch hướng tư duy. Cái nhìn của Aragon là thực tế, nhưng đối với đời hầu như xa vời thực tế; nó có một danh xưng khác để gọi. Điều ấy cũng dễ hiểu thôi vì đó là biến trình xã hội, mặc khác nó làm cho văn chương Pháp được thành lập. Có thể những tác phẩm của Aragon là một công kích, đả phá! Gide giải thích như sau: ‘”không những là kẻ làm việc kiên trì (stableboy) mà còn làm một thằng hề giễu cợt, nhưng cả hai đều là sự bức xúc”. Nhưng đối với Aragon cũng điều độ để đâm thủng những vết dơ xấu xa của xã hội, trong đó đâm trúng đám thượng lưu, quan liêu phè phởn trên đau khổ của kẻ khác, bao trùm cả văn hóa ngụy chứng của Pháp thời đó. Tư duy của Aragon hợp thời, hợp cảnh vào hoàn cảnh đó, nhưng ngày nay những gì mà Aragon quan niệm đều lệch lạc, nó lại nảy sinh ra trong xã hội nhiều thứ quan liêu, trưởng giả đội lốt, pha lẫn vào muôn hình vạn trạng khác nhau. Lý thuyết là lý thuyết, thực tế là thực tế; dù cho Aragon muốn có một đời sống hiện thực. Âu cũng là thời gian cần phải kinh qua từ giai đọan nầy đến giai đoạn khác, cho nên con đường đi tới thế giới đại – đồng của Aragon còn trên một chặng đường cam go và thử thách. Song le; những gì Louis Aragon đưa ra là một một lý tưởng để đạt tới chân lý, một hoài bão của một con người cách mạng văn hóa, xã hội. Đó thuộc về trạng thái và tâm linh (humor and spirit) của người Pháp và ở đây phân ra để miêu tả như một vấn đề gì cao cả của nước Pháp nói riêng và thế giới nói chung. Aragon dàn dựng một tọa độ và đánh hạ từng cái một như bắn hạ từng con vịt trời đang bay. Không thuộc về thần thánh, không vượt qua những lưu ý của ông hoặc những gì gọi là nọc độc trong ông; mà đó là những gì bềnh bồng trong ý thức của bất cứ khi nào, thời nào đều là một hoài vọng nuôi dưỡng. Ông sỉ vả gắt gao đám quan liêu, đạo đức giả ưa tỏ ra lời phê nghiêm khắc như cố gắng thuyết phục cái quan niệm chính đáng của họ cho những gì thuộc cách mạng dân tộc; đó chỉ là đường lối xây dựng trong gia đình, trong phạm vi nội gia của họ. Rimbaud, Freud, Einstein và nhóm người theo trường phái siêu thực tất cả đã lâm vào một hoàn cảnh, họ là những nạn nhân của những gì dẫn giải qủi quyệt trong đó. Nhưng trong tác phẩm cũng như đời ông như đã có một sự khai phá, ấy là điều mà người ta nghĩ họ có thể mượn văn chương làm phương tiện cho cứu cánh để đạt mục đích mà họ thường dùng cụm-từ của động từ ”khởi đầu/ depart” đó là bước tiến bắt đầu ”point de depart/starting point”. Trong khi đó Freud là nhà văn chương, lý luận, phê bình (tâm lý, sinh lý) thì quá nhiều thứ tầm thường và có những lý giải sai lầm (misinterpreted). Và trong trường hợp của Einstein thì lại được lòng người và đơn giản hóa vấn đề. Đó là những ghi nhận đáng chú ý và tiếng vang của những gì Aragon nhạo báng đám thượng lưu, quan liêu Pháp thời đó. Và; thuật bình phẩm của Aragon đã có những bước tiến rõ rệt và vượt xa hơn. Một lối xử dụng chữ tài tình do từ tài năng của Aragon, biến những câu thơ như ngạn ngữ, thơ Aragon có một giọng thơ chan chứa, thiết tha như lời kêu gọi, âm điệu ngọt ngào không còn thấy trong thể điệu phá thể, mỗi khi ông có mục đích hay cứu cánh trong trạng thái tức bực bởi những ràng buộc tôn giáo. Aragon liệt kê mọi thứ như đã thường dùng để lôi cuốn quần chúng, đặc trong niềm tin đó là những gì có thể mang lại hạnh phúc, hy vọng, hoặc vượt qua từ những hiện thực cuộc đời: độc dược, tôn giáo, tự sát, lý tưởng con đường đi tới thiên đàn đó là những thứ mà Aragon nguyền rủa, rút ra khỏi đạo. Trong cuốn ”Kiểu cách luận cứ/ Treatise on Style” có nhiều lời lẽ đả kích – tuy nhiên ở đây là một kiểu thức duy trì để thuyết phục. Aragon trực diện với cuộc thế, vì ông cảm nhận được luân lý, chính trị và một tri thức về cái bất hợp lý, bất hợp pháp trong đời ông đang sống. Nhưng bên cạnh đó vẫn có những chân tình, nhiều thực chứng và nhiều ước mơ xây dựng. Aragon có một nửa trong tác phẩm, một phần siêu thực chế ngự trong tâm hồn, trong cuộc đời cũng như trong nghệ thuật, những thứ đó được coi như thành quả cho một nền luân lý và một phong cách thẩm mỹ. Ở đây một lần nữa, ông cảnh giác tất cả những gì mà người ta chạy theo để chứng minh mình là con người siêu thực nhưng thực chất họ không biết gì là siêu thực cả, người ta mượn tiếng để tỏ bày cái hời hợt, nông cạn về siêu thực; mãi đến bây giờ cái suy tư của Aragon vẫn còn tiếp diễn qua những nhân vật như vậy. Thời nào cũng thế và lúc nào cũng thế. Để rồi đi tới một tư duy mơ hồ không định nghĩa được học thuyết; đó là ý thức của cái gọi là thể thức giản đơn để nói lên văn chương. Trong trường phái siêu thực ”tất cả là gò bó, nghiêm khắc. Cố hữu nghiêm khắc” ”all is rigor. Inevitable rigor”. Vậy thì trường phái siêu thực? Aragon xác định ở đây là không bỏ cuộc với một trí năng xem siêu thực có tính thần thoại và một thứ huyền bí thường xẩy ra một cách xuất thần trong lối thơ siêu thực.Chính trong thể thơ đó đã đưa tâm hồn vượt ra cõi như nhiên để nói lên tính hiện thực.
Trong ”luận thuyết/ Treatise” Aragon nhấn mạnh rằng chủ nghĩa siêu thực không phải là nơi nương náu từ thể cách mà ra ”refuge from style”; kể cả ông, như một người siêu thực, vẫn cho là không mấy hài lòng với thể điệu như thế. Cả hai thể thức và nội dung là sinh khí cho nguồn thơ; bởi cả hai không thể tách ra làm một, mất đi một phần là mất hẳn yếu tố thơ siêu thực, nói cho cạn cùng cái duy lý nầy: siêu thực là cứu cánh không cần phải có phương tiện để đưa tới mục đích.. Nói như vậy là ngược với định đề? Không! bởi cứu cánh là chuẩn mực cho một giá trị chắc chắn ”reclassification of certain values” xuyên qua một cảm thức năng động để thành thơ (very act). Aragon là một nhà thơ, nhà văn không bao giờ chịu ảnh hưởng một ai, có một cái gì tự kỷ trong người như một nguyên cớ (disinterested) và ông lấy làm đau để có một chú ý cho chính mình, ông viết: ”Tôi cố viết những gì tốt mà tôi có thể làm được, ở cái thời điểm khó khăn nhất, và trong khi ấy chả gây tiếng động khẽ, tôi bắt đầu trở lại và nhắm vào cái to tát về những gì khi viết và rồi đặc hết trách nhiệm cho việc làm”.
”I write something as best I can, at times with great difficulty, and when it doesn’t click, I start over again, and I care enormously about what I write and I claim full responsibility for it”. Thế thì kiểu cách đó là gì? – ”Treatise on Style’là kiểu thức luận cứ xử dụng cho văn chương. Một kiểu cách riêng biệt của Aragon; là điều cho chúng ta thấy thế nào là ”nội dung/content” và thế nào để biết ”thể cách/ form” là một kiểu thức tự nó. Cái đó là cú pháp nhào lộn của Aragon là một hơi thở nhẹ nhàng trong thơ của Aragon và trong cảm thức đó, là những câu thơ đại diện cái nhìn rộng mở của vũ trụ quan của ông; một thể chất hỗn hợp trong cái nhìn hiện thực của Aragon. Ngôn ngữ thơ của Louis Aragon là một thứ trộn lẫn khi bỗng khi trầm. Thơ Aragon có những câu như quái vật thần thoại, có chất rong rêu, mối mọt trong từng ”con chữ”, ở đâu trong thơ ta cũng bắt gặp những dấu chân trần sẽ phát hiện một cách bất ngờ cả một bãi lầy và dưới thẳm sâu của những nhánh đổ trong rừng như bóng trườn và bóng dẹp mò tới. Kiểu cách của Aragon còn quá nhiều trong thơ,văn, một điều gì cưu mang sâu đậm kiểu cách của Lautréamont trong ”Tiếng ca của Maldoror/ Canto de Maldoror”.
Sau một hành trình với những giòng thơ trữ tình nồng nhiệt, Aragon có thể thấy được những phô diễn tự chính ông trên bờ vực của dâm ô. Lấy gì để cứu Aragon ra khỏi ảo ảnh đó, mà vì ông là ”sine qua non” là một khả năng hạn chế, một điều nhu yếu cần có hay cũng do từ không để trở thành không, mà ở đây chỉ còn có một thi ca trung thực mà thôi. Nêu ra ở đây không phải nói về ảo ảnh của thi ca Aragon mà là có ý nói Aragon ưa châm chọc những kẻ thượng lưu, cửa quyền trong xã hội. Thoáng qua tưởng thể điệu dadaist của người ưa kỳ quái. ”Thể cách Luận cứ” là một tác phẩm hoàn toàn siêu thực, ông muốn đánh đổ những quy trình để xây dựng lại cái mới hơn (tư duy của con người thân Cọng). Trong bài tham luận của Walter Benjamin đọc 1929 và giải thích một cách quan trọng; cái nhản hiệu ảo tưởng trong thơ, văn của Aragon là một dự phóng của con người siêu thực: ”kiểu cách đùa mà cũng là kiểu cách lăng nhục và cũng nằm trong cái chưa thấu đáo, trong tất cả trường hợp ở đây nói lên hành động đặc nó đứng trước hình ảnh và tồn lưu, hấp thụ và lãng phí, ở đây như gần kề ngay trước con mắt của mình, một phạm vi hình ảnh chìm lắng giờ đã mở mắt… vậy thì không là rềnh ràng còn lại để thuê bao”.
”For in the joke, too,in invective, in misunderstanding, in all cases where an action puts forth its own image and exists, absorbing and consuming it, where nearness looks with its own eyes, the long-sought image sphere is popened… so that no limb remains unrent”.
Aragon viết những tác phẩm của ông bằng cả một nội lực, bởi ông tin hành động của ngọn bút là một đánh động ý thức của con người đang bị vây hảm bởi những gì không thực với hiện thực. Ông muốn mở đường cho một cuộc ”cách mạng văn hóa” như có ý nhắc tới ”La Révolution Surréalist” để đổi mới tư duy, Aragon hướng tới con đường từ siêu thực đến hiện thực trong văn thơ ngay cả lối hành xử giữa đời. Chính những lúc như thế Aragon chuyển hướng không còn gần gũi với nhóm siêu thực, nhưng phải nói rằng nếu không có siêu thực từ bước đầu thì Aragon không có hiện thực và Aragon thực sự tách khỏi siêu thực bởi ông tự thấy mình như con thú dữ bị cầm tù cho mọi người đến xem ”wild beasts in a cage” mà đành phải thuần hóa trước cái miệt thị, khinh khi của đám thượng lưu, quan liêu, ấy là điều tạo cho ông một cái gì bất công xã hội có nghĩa rằng ông chấp nhận đi tới với chủ nghĩa Cộng sản không một nghi ngờ. Nhưng khi nhập vào thì những gì lý tưởng của trường phái hiện thực không phải như ông nghĩ mà ngược lại đưa tới những nghi vấn, ông vượt biên cương để tìm tới thiên đường Mát-Cơ-Va nhiều lần, ông vẫn nuôi hoài bão đó cho tới ngày cuối cùng. Lý thuyết là mỹ ngữ nhưng thực tế không phải là mỹ ngữ (theory-aesthetic but not means).
Cho nên chi với Louis Aragon cho ta một suy nghĩ về một nhà thơ chất chứa nhiều hoài bão, nhất là trong thơ của ông toát ra từ những ngôn từ, ngữ điệu của trần gian nơi mà ông phải đối đầu, mở đường như kẻ tiên phong; nhưng liệu hoài bão đó có hiện thực như đời nay để đi tới thế-giới-đại-đồng như Aragon mơ ước(?). Thiết tưởng dự ước đó khó thực hiện vì quá trình và thời gian là cả một biến chất. Những gì Louis Aragon thốt lên chỉ là tiếng vọng.
Thơ của Aragon là thơ trữ tình; đầy dẫy siêu thực và siêu hình chìm lắng trong tim người. Đọc một vài đoạn thơ của ông để thấy chất liệu trong đó:
Huệ Tím và Hồng Đỏ
Ô! khi nào hoa nở, khi nào tàn phai
Tháng Năm không mây không mưa tháng Sáu anh vững lòng yêu
Anh làm sao quên được: huệ xanh màu, hồng thắm đỏ
Ngại gì Xuân sang mà khép đôi bờ cánh rẻ.
The Lilacs and the Roses
O months of blossoming, month of transfigurations,
My without a cloud and June stabbed to the heart,
I shall not ever forget the lilacs or the roses
Nor those the Spring has kept folded away apart.
…
Cụm hoa ngày đầu, huệ xanh bên nầy, huệ tím bên kia,
Đôi má nhung mềm của bóng hồng lấp ánh tử vong – và trong anh em yêu dấu,
Cụm hoa nằm yên đó, điểm tô cánh hồng mảnh khảnh thanh tao
Tợ như rực lửa ngoài kia: những cánh hồng dành cho em.
…
Bouquets of the first day,lilacs, Flanders* lilacs,
Soft cheeks of shadow rouged by death- and you,
Bouquets of the Retreat, delicate roses, tinted
Like far-off conflagragrations: rose of Anjou.
(* Vùng Flanders hướng tây-bắc Pháp và bắc nước Bỉ; trồng huệ tím và nhiều màu khác nhau.)
(Phỏng dịch vcl)