Xin nhà văn cho biết cảm xúc của mình nhân dịp ông được nhận phần thưởng cao quý này? Hiển nhiên đó là một câu hỏi anh sẽ gặp phải ngay ở phút giao đãi đầu tiên. Và cũng chỉ một ý tưởng đó, tuy có thể là dưới đôi ba kiểu diễn đạt khác nhau, chung quy là các phóng viên đều nhân danh độc giả khán giả, nhân dịp này muốn thỏa mãn cái tò mò thông lệ là mở cánh cửa đi vào tâm sự của anh, bằng việc trước hết, xem thái độ của anh trước cái vinh dự mà anh vừa được nhận này. Mặc dầu, họ thừa biết câu trả lời của anh sẽ là thế nào rồi!

Nhà văn Ma Văn Kháng.

Vâng! Tôi hết sức vui mừng, hết sức cảm đông và rất biết ơn. Và tại sao lại không phải là như thế nhỉ? Khi sự thật là như thế! Là tôi rất vui mừng, cảm động và biết ơn. Khi tác phẩm này, công trình này của tôi là kết tinh công sức, tài năng của một phần đời tôi. Khi tôi đã dấn thân vào cái nghề được bậc trưởng lão văn xuôi Nguyên Hồng mệnh danh là muôn phần nhọc nhằn, nghiệt ngó và sũng phẳng này. Vì “nú khụng kể già hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nú khụng cú sự phõn biệt “chiếu dưới”, “chiếu trên” mà nó đũi hỏi người ta phải lao động cật lực. Những con chữ anh viết ra phải được chắt ra từ cảm xúc thực, từ tim, từ úc, máu thịt anh chứ không thể “giả khượt”?

Nguyên Hồng đã vô cùng chính xác khi dùng cả một hệ thống từ ngữ, chi tiết để diễn tả cái nhọc nhằn nghiệt ngã của cái nghề bút mực này. Nhọc nhằn, nghiệt ngã xem ra chẳng thua kém bất cứ một nghề nghiệp cao quý nào đâu. Chẳng hạn để đạt đến chuẩn mực thỡ một cầu thủ bóng đá, một vận động viên nhảy cao cũng phải trải qua những năm tháng khổ luyện chẳng kộm một diễn viên ballet, một ca sĩ cỡ diva! Không đổ mồ hôi sôi nước mắt, không có chút tài năng bẩm sinh, làm sao có được một đạo diễn tài ba, một nghệ sĩ ưu tú, một bỏc sĩ phẫu thuật có đôi tay vàng, một nghệ nhân xuất chúng. Tuy nhiên, Nguyên Hồng đã càng đúng khi ông nói, cái nghề bút mực này còn là nghề có tính sòng phẳng rất cao nữa. Sòng phẳng! Vâng, vì trước hết phải nói ngay rằng, không có một cá nhân, một tổ chức nào bó buộc hay phân công anh vào cái công việc này cả. Không phải là nhà báo, giáo viên, kỹ sư, bác sĩ… anh cũng chẳng có văn bằng chứng chỉ của một trường trung học đại học nào hết. Anh không phải là anh lính nghĩa vụ. Anh là tín đồ tình nguyện vác cây thánh giá nặng nề này. Chính là anh tự đầy đọa anh vào cái công việc cặm cụi với từng con chữ một cách tỉ mỉ, kỳ khu này đấy chứ. Tự anh, đang nửa đêm bật dậy ghi ghi chép chép. Tự anh bắt tội mình đăm chiêu ngẫm ngợi đau khổ và sung sướng với các cảnh huống do anh đặt ra trong cuốn tiểu thuýêt của anh đấy chứ! Trong cái chợ bán mua, đổi trao chữ nghĩa tấp nập này, anh có thể vào ra bất kể lúc nào. Vậy mà có bao giờ anh bỏ đi đâu!

Không bỏ được. Không khinh được. Không mua được. Chỉ có thể mời được thôi. Định tính cái nghề bút mực này trong bậc thang xã hội ngày xưa như vậy, hẳn là các bậc tiền nhân cũng đã nhận ra, cạnh cái nhọc nhằn cơ cực, thì niềm vui thanh cao và lớn lao vô tận cũng đã là thuộc tính quan trọng của cái nghề nghiệp này. Là bởi vì quá trình sáng tác của nhà văn là một quá trình nhập đồng, thăng hoa hoặc đau đáu dằn vặt, nhưng thật tình là xa lạ hoàn toàn những cái gọi là tục luỵ phàm trần. Đó là khoảng khắc chỉ nhăm nhăm đi tới mục đích cuối cùng: tác phẩm. Chi phối anh ta lúc này là nỗi bồi hồi trước cỏi bớ ẩn chưa được biết, là cơn say mê điên rồ, là cái khỏt vọng duy nhất: tạo dựng được bằng hình tượng thẩm mỹ cái ý tưởng đang nằm trong đam mê khắc khoải của anh. Chi phối anh lúc này là cảm hứng thánh thần của sự sáng tạo, chứ không phải là cái gì khác! Không phải là cái danh đơn thuần, cái tiếng tăm thông tục. Càng không phải là vì đồng tiền nhuận bút. Dứt khoát không phải vì đồng tiền, kể cả những lúc đời sống khó khăn nhất, có được đồng nhuận bút đồng nghĩa với bữa cơm gia đình có thêm một món ăn, con cái có thêm cái áo để mặc. Dứt khoát là vậy. Là bởi vì lúc này đây, sức ép nào quyền lực nào cũng là vô nghĩa. Lúc này đây chỉ có chủ thể là nhà văn với cảm hứng tràn trề, trong sáng và hồn nhiên của riêng anh ta thôi.

Thế đấy! Từ đống nguyên liệu ngổn ngang ngày thường, phân biệt vuông với tròn, ngắn với dài, bỏ thô lấy tinh, chọn lọc ra những giá trị trường cửu, xếp sắp lại, để trí tưởng tượng cất cánh bay vào những miền hư cấu xa xôi, rồi cặm cụi một thân một mình, bằng say mê và tận tụy, ngày đêm anh sẽ gắng sức tận lực tạo dựng nên một tòa tháp văn chương thật tráng lệ nguy nga, tráng lệ nguy nga theo một mẫu hình đang thấp thoáng hiện lên trong ao ước, mộng tưởng của anh. Tráng lệ nguy nga như Truyện Kiều, như các tác phẩm cổ điển. Như Sông Đông êm đềm chẳng hạn. Mà việc này như người xưa nói, chỉ có thiên tài và các bậc thánh triết mới làm được, nên mới chỉ nghĩ đến, anh đã thấy ngất ngây cả tâm hồn rồì. Và bây giờ, đang ở trong lòng công việc này, anh hoàn toàn có thể kiêu hãnh hỏi thầm thiện hạ rằng: liệu có khoái cảm cao cả và lãng mạn nào sánh được? Hỏi có ảo mộng huy hoàng nào bằng giấc mộng vàng của anh!

Văn chương với vẻ đẹp kỳ lạ của nó, chính là bằng cái đó, nhà văn trò chuyện với bạn đọc và phục vụ nhân dân mình!Tôi ngờ rằng, những bạn đọc đẳng cấp cao quý trọng và ngưỡng mộ hết mực các tài năng văn học cũng là ở sự nhận biết này. Họ nhận ra chân dung nhà văn ở chức phận thiờng liờng cao quý của anh ta và khả năng kỳ diệu của cụng việc mà anh ta theo đuổi. Văn chương, chỉ với những con chữ đơn giản mà đạt tới hiệu quả chõn lý khụng một phương tiện nào so sánh được, thế đó, chính là cái thiêng liêng, bí ẩn nọ mà người đọc bị hút hồn. Và đó là căn nguyên của sự tồn tại thứ nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này. Là niềm phúc lộc, là ân thưởng cho những nhọc nhằn khốn khổ của cái nghề lạ lùng này. Để rồi cuối cùng, dẫn đến lại cũng là một thứ sòng phẳng nữa: Sự tôn vinh của bạn đọc, của nhân dân. Một niềm vui lớn đến sau niềm vui ngân nga trong giấc mộng sáng tạo ảo huyền, như một vế đối lập với cái nhọc nhằn, nghiệt ngã, nó khiến cho tất cả nhọc nhằn nghiệt ngã chẳng còn một trọng lượng, một ám tượng tối thiểu nào.

Tác phẩm một khi đã ra đời, hiện hữu bằng hình sắc cụ thể, thì đến lượt nó lên tiếng, nó đòi hỏi một sự đánh giá. Và đây, phần thưởng anh được nhận, một sự đánh giá công bằng, hoặc đôi khi có thể còn cao hơn cả sự công bằng thì cũng là rất tốt, vì bao hàm trong đó đã có cả sự khích lệ, mong mỏi nữa ở anh.

20/5/2012

Ma Văn Kháng

Nguồn: Văn nghệ.

Exit mobile version