Ông Phạm Đan Quế tốt nghiệp khoa toán ĐHSP Hà Nội 1957 và dạy toán suốt từ ấy cho tới ngày hưu trí. Thầy Quế dạy giỏi, được mời sang dạy toán bằng tiếng Pháp ở trường Lycée Guembella tỉnh Ouesso Cộng Hòa Công Gô từ 1986 tới 1988. Thế nhưng toán học không làm mất đi tình yêu văn chương của ông, ngược lại, chính nhờ khoa học này ông quyết định đi sâu nghiên cứu Truyện Kiều và trở thành một trong những nhà Kiều học danh tiếng của Việt Nam. Đặc biệt, ông đã phát hiện ra Truyện Kiều có thể đạt được nhiều kỷ lục Việt Nam và đề xuất 5 kỷ lục thế giới cho kiệt tác này. Nhân dịp năm học mới 2012 – 2013 đang đến gần, VanVN.Net giới thiệu bài viết của nhà thơ Trần Quốc Toàn về một thầy giáo “văn toán song toàn”.
Nhà giáo Phạm Đan Quế
1. Ông kể, lúc còn nhỏ, mỗi ngày thường phải học thuộc lòng mấy trang từ điển tiếng Pháp hoặc mấy trang Kiều để khỏi đi chơi linh tinh, đến khi học trung học và chuyên khoa ở Hà Nội (1950-1954) thì Truyện Kiều là tác phẩm chủ yếu trong chương trình văn học và hay có trong bài thi môn văn. Hơn nữa, ông lại may mắn được nghe giảng từ các giáo sư vốn uyên bác về Kiều như Đoàn Phú Tứ, Vũ Hoàng Chương, Lê Văn Hòe… Nhưng quyết tâm đi sâu nghiên cứu tác phẩm văn học này lại chính thức bắt đầu bằng toán học, từ 1967, trong một đêm ru con trai đầu lòng bằng Truyện Kiều:
2867. Kim từ nhẹ bước thanh vân,
Nỗi nàng, càng nghĩ xa gần càng thương.
2869. Ấy ai hẹn ngọc thề vàng,
Bây giờ Kim mã Ngọc đường với ai.
2871. Rễ bèo chân sóng lạc loài,
Nghĩ mình vinh hiển thương người lưu li.
Từ lâu Phạm Đan Quế đã biết trong Truyện Kiều có hàng chục lần Nguyễn Du dùng chữ bèo để ví với thân phận chìm nổi của nàng Kiều: chút thân bèo bọt dám phiền mai sau, bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm, để con bèo nổi mây chìm vì ai, hoa trôi bèo dạt đã đành, phận bèo bao quản nước sa… nhưng mãi đêm ấy mới nghĩ đến con sóng hình sin trong truyện, thân phận Kiều như rễ bèo lại không nằm trên ngọn sóng hay mặt nước mà ở chân sóng. Có nhìn thấy rễ bèo chân sóng là điểm thấp nhất của cái thấp nhất thì mới thấy hết được bút lực của Nguyễn Du. Chính “con sóng hình sin” một thuật ngữ khoa học tự nhiên, một hình vẽ kĩ thuật, một đồ thị toán học đã đẩy thầy Phạm Đan Quế vào biển xanh văn học để bắt đầu một cuộc chinh phục mới, để rồi sau hơn 40 năm nghiên cứu Truyện Kiều và đặc biệt tập trung trong 15 năm từ 1991 đến 2005, khi hưu trí đã viết và cho xuất bản 15 quyển dành cho các loại hình văn hóa Kiều, lịch sử tiếp nhận và nghiên cứu về nghệ thuật Truyện Kiều, xuất bản tại các nhà xuất bản Hà Nội, Văn hóa Thông tin, Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, Văn học, NXB Giáo dục và NXB Thanh niên…. Từ bộ sách 15 quyển này, theo yêu cầu của NXB Giáo Dục Việt Nam, thầy Phạm Đan Quế lại rút thành bộ cầm nang bỏ túi, dành cho học sinh – 5 quyển Vui học với Truyện Kiều.
2. Thế mạnh của bút lực Phạm Đan Quế khi viết về truyện Kiều là vận dụng kiến thức toán học vào việc nghiên cứu. Ông viết hẳn một chuyên luận nhan đề Thử điểm mấy nét trong Truyện Kiều dưới cái nhìn cấu trúc – thống kê. Nhiều phát hiện thú vị xuất hiện sau các phép tính mà Phạm Đan Quế thực hiện với các câu chữ Truyện Kiều. Chẳng hạn Phạm Đan Quế sơ đồ hóa 8 câu “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều” để vẻ đẹp của tính đối xứng trong đoạn tuyệt bút này hiện ra:
1 |
1519 |
|
Người |
lên |
ngựa |
kẻ |
chia |
bào |
|
Tả tình |
2 |
1520 |
Rừng |
phong |
thu |
đã |
nhuốm |
màu |
quan |
san |
CảnhNT |
3 |
1521 |
|
Dặm |
hồng |
bụi |
cuốn |
chinh |
an |
|
CảnhNT |
4 |
1522 |
Trông |
người |
đã |
khuất |
mấy |
ngàn |
dâu |
xanh |
CảnhNT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
1523 |
|
Người |
về |
chiếc |
bóng |
năm |
canh |
|
CảnhNT |
6 |
1524 |
Kẻ |
đi |
muôn |
dặm |
một |
mình |
xa |
xôi |
Tả tình |
7 |
1525 |
|
Vầng |
trăng |
ai |
xẻ |
làm |
đôi |
|
Tả tình |
8 |
1526 |
Nửa |
in |
gối |
chiếc |
nửa |
soi |
dặm |
trường |
Tả tình |
Và rồi ông rủ bạn đọc “thử nhìn dưới con mắt Toán học và làm phép tính cộng” để có 4 phép tình cùng một kết quả (9-9-9-9 và 3045-3045-3045-3045). Sự đồng nhất này cho thấy phép đối xứng thật hoàn hảo trong tay Nguyên Du, cho thấy, vẻ như, mối tình Thúc Sinh –Thúy Kiều là đồng điệu nhất, đẹp nhất, nếu làm 4 phép cộng này:
Tả Thúc sinh và Thúy Kiều: |
câu 1 + 8 |
= 9 |
câu 1519 + 1526 |
= 3045 |
Tả Thúc sinh: |
câu 3 + 6 |
= 9 |
câu 1521 + 1524 |
= 3045 |
Tả Thúy Kiều: |
câu 4 + 5 |
= 9 |
câu 1522 + 1523 |
= 3045 |
Tả cảnh: |
câu 2 + 7 |
= 9 |
câu 1520 + 1525 |
= 3045 |
Phạm Đan Quế bình luận thêm, “Thực ra, Nguyễn Du chỉ viết những dòng thơ trên với cái mẫn cảm nghệ thuật của một thi sĩ bậc thầy mà không tính đếm tỉ mỉ như chúng tôi đã làm ở trên. Tất cả những điều đó là do tính tương xứng, cân đối trong văn chương – vẻ đẹp hài hòa là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của ngôn ngữ thơ cổ điển Việt Nam, nhất là thơ Nguyễn Du”.
3. Nhìn lại bước đường “văn toán song toàn” của thầy Phạm Đan Quế, thấy rõ một kinh nghiệm sư phạm, muốn dạy tốt phải học tốt. Tốt nghiệp sư phạm anh giáo trẻ Phạm Đan Quế lên dạy toán ở trường cấp 3 Cao Bằng, lại được phân công làm chủ nhiệm 3 năm liền một lớp học mà ngoại ngữ là môn Trung văn. Học sinh thỉnh thoảng nói với nhau mấy câu tiếng Trung Quốc làm thầy cảm thấy “quê” nên quyết tâm học thêm chữ Hán, thứ chữ mà khi còn nhỏ có nghe, đến khi theo học tú tài có được lên lớp. Đầu tiên thầy Quế đặt mua sách báo Toán từ bên Trung Quốc, sau mua nhật báo tiếng Hoa xuất bản ở Việt Nam, tờ Tân Việt Hoa… và chẳng mấy chốc, thầy đã vượt được học trò. Đến khi về dạy ngay tại Hà Nội, biết mình chỉ là một thầy giáo Toán, muốn đăng ký học thêm môn Văn, thời bấy giờ không được phép nên thầy Quế phải phấn đấu để có thể có được cái vốn hiểu biết và cảm thụ tác phẩm trước hết như của một giáo viên văn. Thầy tìm đọc những giáo trình Văn của các trường Đại học Sư phạm, Đại Học Tổng Hợp. Và cả những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu. Thầy thường đến Thư viện Quốc gia và Thư viện Khoa học xã hội để có thể cầm tay những văn bản Truyện Kiều quý hiếm như bản chép tay của Viễn Đông Bác Cổ Học Viện, ký hiệu A953, nhan đề Kim Vân Kiều – Thanh Tâm Tài Tử biên thứ – bản Kiều viết tay duy nhất ở Việt Nam.
Khi người viết bài hỏi “Theo ông, các nhà Kiều học đã hết việc làm chưa?” thầy Phạm Đan Quế cười hiền lành rồi đưa ra câu trả lời của nhà thơ Lưu Trọng Lư, một người sinh thời, cũng như Phạm Đan Quế luôn Đi giữa những trang Kiều: “Truyện Kiều là một sự không cùng. Hôm qua nó là của Phạm Quý Thích, của Chu Mạnh Trinh “ngàn liễu rung rinh sóng gợn tình”. Hôm nay là của “chúng tôi”. Ngày mai là của các bạn. Và mãi mãi là của các mẹ, các chị, các em. Truyện Kiều sẽ nối lại những thế hệ tuổi hoa”.
Nguồn: Vanvn.net