Cú sét ái tình:
Vào một ngày tháng chín nóng bức cuối năm 1920 Ivan Bunhin đi dạo trên bờ biển của nước Pháp. Tại một quán cafe ở nơi đây vô tình ông đã gặp gỡ và làm quen với Galina Kuznetsova qua sự giới thiệu của một người bạn cũ là nhà văn Mikhail Hopman. Cuộc gặp gỡ của I.Bun nhin và Galina Kuznhetsova chỉ là sự tình cờ nhưng chính nó đã làm biến đổi cả quãng đời sau này của họ. Tất cả đã diễn ra trong khoảnh khắc giống như trong các câu chuyện kể của ông – sự đụng chạm nhẹ của đôi tay, qua ánh mắt thoáng nhìn họ đều hiểu rằng đã tìm thấy nhau trong suốt cả cuộc đời. Tình yêu đã tới giống như một cú sét vậy…
Bunhin đã bỏ sang Grass (Pháp) cùng với vợ mình là Vera Nikolaevna sau bước ngoặt của cách mạng tháng Mười vì bất đồng chính kiến. Galina cùng với chồng mình là sĩ quan bạch vệ Dmitri Petrov cũng đã rời bỏ nước Nga đến đây. Đối với một nhà văn mới vào nghề như Galina thì Bunhin là một thần tượng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ông đã chinh phục được cô bởi sự lấp lánh sinh động của trí tuệ và sự sâu sắc đã từng qua trải nghiệm. Cũng không phải ai khác ngoài Bunnhin, người am hiểu về tâm hồn của con người, đã hiểu được bản chất và sự nữ tính của cô. Trong ông có cái gì đó làm đắm say và mê hoặc Galina, một cô tiểu thư yếu đuối cần có một người mạnh mẽ và quyền lực. Cô đã viết trong nhật ký của mình rằng Bunhin đã làm cô “choáng váng”, cô đã bị lệ thuộc và đắm chìm vào ông một cách vô thức. Đối với Bunhin thì Galina đã trở thành một luồng không khí trong lành. Cô làm cho người ta liên tưởng tới một cô bé với đôi vai gầy và cổ tay mảnh khảnh. Cô đi đôi dép sandan và mặc váy ngắn, say mê biển và mặt trời, cùng với cô thì dường như những tia nắng và bọt sóng biển mặn mòi đã xuyên thấu vào ông. Ivan không thể không yêu Galina bởi sự thẳm sâu trong đôi mắt màu xám u buồn của cô. Họ có sự cách biệt lớn về tuổi tác những 30 năm, thế nhưng họ đã tin rằng cú sét ái tình này sẽ kéo dài đến muôn đời…
Galina đã không do dự thả hồn cho tình cảm của mình trào dâng, cô nhanh chóng từ bỏ chồng và bắt đầu thuê nhà ở Paris và tại đó trong suốt cả năm thỉnh thoảng đôi người yêu mới được gặp nhau. Khi mà Bunhin hiểu ra rằng ông không muốn và không thể sống thiếu Galina được thì ông đã mời cô đến Grass tại biệt thự Belbeder với tư cách là cô giáo và trợ lý. Và thế là họ sống theo bộ ba: Ivan Bunhin, Galina và Vera Nikolaevna – vợ của nhà văn. Không lâu sau thì “mối tình bão táp” không hợp lẽ này đã trở thành đề tài chính trong sự bàn tán xôn xao của cộng đồng di cư ở Grass và Paris. Hơn thế bà Vera Nikolaevna còn bị chê trách khi bỏ ngoài tai sự tai tiếng này và đã nhẫn nhục chịu đựng tình cảnh trớ trêu của mình. Bà Vera tội nghiệp còn có thể biết làm gì khi đã kề vai sát cánh cùng với chồng suốt hơn 20 năm trời, đã cùng ông trải qua những năm tháng tha phương, bần cùng và bất thành trong sự nghiệp? Bỏ ông ta ư? Bà không thể tưởng tượng nổi là cuộc sống của mình lại thiếu ông và tin rằng Bunhin cũng sẽ không sống thiếu bà được một phút! Bà không thể và không muốn tin rằng cuộc tình của Bunhin trong những năm tuổi già là sự nghiêm túc. Suốt những đêm dài thao thức bà đã tự hỏi, điều gì ở cô bé đó đã lôi cuốn Yan (bà gọi chồng như vậy)”. “Tài năng? Không thể như vậy! Ông ấy thì bé nhỏ và yếu ớt, bà nghĩ, – thế thì là điều gì vậy?!” Vera Nikolaevna đã gần như phát điên lên nhưng bản tính nhân hậu đã khiến bà có một phương án khả dĩ. Vera đã tự thuyết phục mình rằng Yan bị hút hồn vào Galina như đối với một đứa trẻ, rằng trong cô, ông đã tìm thấy hình ảnh đứa con trai Kolia của mình đã bị mất từ nhỏ và ông yêu cô như yêu một cô con gái. Vera đã tin vào mình và bà gắn bó với người tình của chồng, trút vào cô ta tất cả sự dịu dàng, âu yếm và đơn giản là không muốn nhận thức tình cảnh thực sự của mình. Hai năm sau thì tam giác tình yêu kỳ lạ này lại biến thành một tứ giác tình yêu. Một nhà văn trẻ tên là Leonid Zurov, người đã yêu say đắm Vera Nikolaevna chuyển đến ở Belveder theo lời mời của Bunhin. Về phần Vera thì bà che chở cho anh chàng như với đứa con ruột của mình và không nhìn thấy một người đàn ông nào khác ngoài Yan của mình.
Vào một ngày tháng chín nóng bức cuối năm 1920 Ivan Bunhin đi dạo trên bờ biển của nước Pháp. Tại một quán cafe ở nơi đây vô tình ông đã gặp gỡ và làm quen với Galina Kuznetsova qua sự giới thiệu của một người bạn cũ là nhà văn Mikhail Hopman. Cuộc gặp gỡ của I.Bun nhin và Galina Kuznhetsova chỉ là sự tình cờ nhưng chính nó đã làm biến đổi cả quãng đời sau này của họ. Tất cả đã diễn ra trong khoảnh khắc giống như trong các câu chuyện kể của ông – sự đụng chạm nhẹ của đôi tay, qua ánh mắt thoáng nhìn họ đều hiểu rằng đã tìm thấy nhau trong suốt cả cuộc đời. Tình yêu đã tới giống như một cú sét vậy…
Bunhin đã bỏ sang Grass (Pháp) cùng với vợ mình là Vera Nikolaevna sau bước ngoặt của cách mạng tháng Mười vì bất đồng chính kiến. Galina cùng với chồng mình là sĩ quan bạch vệ Dmitri Petrov cũng đã rời bỏ nước Nga đến đây. Đối với một nhà văn mới vào nghề như Galina thì Bunhin là một thần tượng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, ông đã chinh phục được cô bởi sự lấp lánh sinh động của trí tuệ và sự sâu sắc đã từng qua trải nghiệm. Cũng không phải ai khác ngoài Bunnhin, người am hiểu về tâm hồn của con người, đã hiểu được bản chất và sự nữ tính của cô. Trong ông có cái gì đó làm đắm say và mê hoặc Galina, một cô tiểu thư yếu đuối cần có một người mạnh mẽ và quyền lực. Cô đã viết trong nhật ký của mình rằng Bunhin đã làm cô “choáng váng”, cô đã bị lệ thuộc và đắm chìm vào ông một cách vô thức. Đối với Bunhin thì Galina đã trở thành một luồng không khí trong lành. Cô làm cho người ta liên tưởng tới một cô bé với đôi vai gầy và cổ tay mảnh khảnh. Cô đi đôi dép sandan và mặc váy ngắn, say mê biển và mặt trời, cùng với cô thì dường như những tia nắng và bọt sóng biển mặn mòi đã xuyên thấu vào ông. Ivan không thể không yêu Galina bởi sự thẳm sâu trong đôi mắt màu xám u buồn của cô. Họ có sự cách biệt lớn về tuổi tác những 30 năm, thế nhưng họ đã tin rằng cú sét ái tình này sẽ kéo dài đến muôn đời…
Tứ giác tình yêu
Galina đã không do dự thả hồn cho tình cảm của mình trào dâng, cô nhanh chóng từ bỏ chồng và bắt đầu thuê nhà ở Paris và tại đó trong suốt cả năm thỉnh thoảng đôi người yêu mới được gặp nhau. Khi mà Bunhin hiểu ra rằng ông không muốn và không thể sống thiếu Galina được thì ông đã mời cô đến Grass tại biệt thự Belbeder với tư cách là cô giáo và trợ lý. Và thế là họ sống theo bộ ba: Ivan Bunhin, Galina và Vera Nikolaevna – vợ của nhà văn. Không lâu sau thì “mối tình bão táp” không hợp lẽ này đã trở thành đề tài chính trong sự bàn tán xôn xao của cộng đồng di cư ở Grass và Paris. Hơn thế bà Vera Nikolaevna còn bị chê trách khi bỏ ngoài tai sự tai tiếng này và đã nhẫn nhục chịu đựng tình cảnh trớ trêu của mình. Bà Vera tội nghiệp còn có thể biết làm gì khi đã kề vai sát cánh cùng với chồng suốt hơn 20 năm trời, đã cùng ông trải qua những năm tháng tha phương, bần cùng và bất thành trong sự nghiệp? Bỏ ông ta ư? Bà không thể tưởng tượng nổi là cuộc sống của mình lại thiếu ông và tin rằng Bunhin cũng sẽ không sống thiếu bà được một phút! Bà không thể và không muốn tin rằng cuộc tình của Bunhin trong những năm tuổi già là sự nghiêm túc. Suốt những đêm dài thao thức bà đã tự hỏi, điều gì ở cô bé đó đã lôi cuốn Yan (bà gọi chồng như vậy)”. “Tài năng? Không thể như vậy! Ông ấy thì bé nhỏ và yếu ớt, bà nghĩ, – thế thì là điều gì vậy?!” Vera Nikolaevna đã gần như phát điên lên nhưng bản tính nhân hậu đã khiến bà có một phương án khả dĩ. Vera đã tự thuyết phục mình rằng Yan bị hút hồn vào Galina như đối với một đứa trẻ, rằng trong cô, ông đã tìm thấy hình ảnh đứa con trai Kolia của mình đã bị mất từ nhỏ và ông yêu cô như yêu một cô con gái. Vera đã tin vào mình và bà gắn bó với người tình của chồng, trút vào cô ta tất cả sự dịu dàng, âu yếm và đơn giản là không muốn nhận thức tình cảnh thực sự của mình. Hai năm sau thì tam giác tình yêu kỳ lạ này lại biến thành một tứ giác tình yêu. Một nhà văn trẻ tên là Leonid Zurov, người đã yêu say đắm Vera Nikolaevna chuyển đến ở Belveder theo lời mời của Bunhin. Về phần Vera thì bà che chở cho anh chàng như với đứa con ruột của mình và không nhìn thấy một người đàn ông nào khác ngoài Yan của mình.
Những năm cuối cùng
Những năm chung sống cuối cùng ở Grass đã trở nên rất phức tạp đối với cả bốn người. Mặc dù đã tự lừa dối mình nhưng Vera vẫn luôn cảm thấy mình thật bất hạnh. Zurov thì nóng nảy và thiếu trách nhiệm đã đau khổ và nài nỉ Vera bỏ chồng, còn Galina thì đã bắt đầu cảm thấy nặng nề với sự thiếu tự do của mình và mối tình áp đặt của Bunhin. Ông thường ghen tuông vô cớ, cảm thấy rằng cô đã rời xa khỏi mình và ông đã gây nên những bi kịch ầm ỹ và những vụ tai tiếng mà không đếm xỉa gì đến những lời ong tiếng ve. Việc được trao giải Nobel văn học vào năm 1933 đã mang đến cho Bunhin một sự công nhận vẫn hằng mong đợi và cả tiền bạc nữa, nhưng cũng vào chính năm đó mối tình của nhà văn vĩ đại này với Galina Kuznhetsova đã bắt đầu chấm dứt.
Cả bộ ba cùng đến dự lễ trao giải Nobel văn học, để anh chàng Zurov đầy dằn vặt ở lại biệt thự Belveder. Cả ba người trở về đều hạnh phúc và hài lòng, họ qua Berlin để đón một người bạn của gia đình là nhà triết học và là nhà phê bình Fedor Stepun. Tại đây, Galina đã quen biết với Marga, chính là người phụ nữ đã có thể gạt bỏ Bunhin ra khỏi trái tim Galina. Theo hồi ức của người bạn thân của Galina thì “bi kịch” đã xảy ra ngay lập tức: “Stepun là nhà văn, em gái ông là Marga – một ca sỹ nổi tiếng và là người đồng tính luyến ái. Bi kịch là Galina tội nghiệp đã phải lòng Marga, cũng là người đầy uy lực và Galina đã không thể trụ vững được…” Không lâu sau đó, Marga đã đến Grass thăm gia đình Bunhin, Galina đã không rời cô ta lấy một bước và tất cả mọi người trong nhà đều hiểu rằng sự gắn bó này còn hơn cả một tình bạn. Chỉ có Ivan Bunhin là không nhận thấy điều gì đã xảy ra bởi cho rằng, cánh phụ nữ có bao điều bí mật cần san sẻ với nhau. Galina Kuznetsova trở nên kín đáo và bắt đầu lảng tránh Bunhin. Ông giận dữ, quát tháo mong tìm lại được sự si mê trước đây, ông trách móc cô bằng những lời lẽ to tát kiểu như “Sự gắn bó về tâm hồn của chúng ta đã chấm dứt rồi.” Bunhin đã đoán định được mọi điều, ngoài mối tình bột phát giữa Galina và Marga. Sau đó Galina đã về Đức theo cô ca sỹ này.
Bunhin đã trải qua sự xa cách này với một tâm trạng rất nặng nề, ông không thể hiểu và tha thứ được cho Galina. Những điều ông ghi chép về cô chứa đầy sự bấn loạn và tiếc nuối: “Điều chủ yếu – đó là cảm giác nặng nề của sự tổn thương, một sự sỉ nhục tồi tệ. Tính ra đã hai năm nay tôi bị đau đớn về tinh thần, là một người bệnh tinh thần…”, “Điều gì đã mất đi ở Galina! Thật là một sự ngu xuẩn, một sự tàn nhẫn, cuộc sống mới vô nghĩa làm sao!” Người phụ nữ yêu dấu đã bỏ ông và tệ hơn là lại có những mối quan hệ phức tạp với các nhà văn di cư khác. Những người này không quý mến Bunhin bởi ông là người bộc trực và gay gắt, không che giấu mối ác cảm của mình và không công nhận những sáng tác của đồng nghiệp. Sau khi Bunhin được trao giải Nobel, một số chiến hữu đã công khai tỏ ra ghen tỵ và hằn học với ông.
Ivan Bunhin trải qua những năm cuối đời của trong sự túng quẫn và bệnh tặt. Ông trở nên yếu ớt, héo úa và bất mãn với tất cả. Người vợ Vera chung thuỷ và tận tâm đã ở bên cạnh chồng đến tận khi ông qua đời vào ngày 8/11/1953. Còn Galina thì đã tìm thấy hạnh phúc của mình nhưng chỉ sống cùng với người tình Marga có 5 năm. Những năm tháng ở bên Bunhin cũng được phản ánh trong sáng tác văn học của Galina Kuznetsova, cô đã cho xuất bản một số cuốn sách không tồi. Thế nhưng, bạn đọc và các thế hệ sau không nhìn nhận Galina như một nhà văn có tài, cô mãi vẫn chỉ là mối tình cuối cùng của một Bunhin tài năng và bất hạnh.
Ngọc Bích
(Theo Luận chứng & Sự kiện)