Thật khó mà nói hết về ông. Một nhà báo, nhà văn, nhà thơ, hay một nhà phát hành? Thoắt ẩn. Thoắt hiện. Sáng Quảng Ninh chiều Hà Nội.
Nhà thơ Mai Phương
Chưa hết việc này đã sang việc khác. Mà nào còn trẻ trung gì khi đã tám mươi xuân. Chả thế mà tất cả các nhà văn nhà thơ Quảng Ninh như Dương Hướng, Trần Nhuận Minh, Tạ Kim Hùng, Thanh Châu… đều nhất trí bầu ông làm Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Ninh đến hết đời, nghĩa là làm cho đến chết. Mới đây, vừa nghe bà Bích vợ ông bảo: “Xem còn bao nhiêu tiền (của Chi hội) thì dắt nhau đi thăm thú nước trong nước ngoài cho hết rồi giao lại người khác làm để nghỉ ngơi cho khỏe, chuẩn bị mà đi nghĩa trang” thì cả mấy nhà văn này dự định kéo đến đấu bà một phen tóe khói. Là vì, từ thuở khai thiên lập địa ra Chi hội Nhà văn Việt Nam ở Quảng Ninh đến nay hết Lý Biên Cương làm trưởng đến Trần Nhuận Minh, Trần Ngọc Tảo thì “triều đại” Mai Phương giờ là ấm cúng và xôm hơn cả. Mọi hoạt động đều được “xã hội hóa” rất tốt. Từ ốm đau nằm viện, từ trang sách đến cái bìa, minh họa phát hành thu vốn cho tác giả ông đều lo chu toàn. Còn bạn bè văn chương báo chí dù Hà Nội, Thái Bình hay Hải Phòng đến chỉ một cuộc “di động” là đã đâu vào đấy. Không phải thời mở cửa rộng rãi bây giờ mới vậy mà từ thuở bao cấp khó khăn đã thế.
Giữa những ngày nắng nóng tháng 5, tình cờ tôi gặp Mai Phương ở 9 Nguyễn Đình Chiểu. Trò chuyện được ít câu ông rút từ trong cốp Innova ra một cuốn sách mới toanh, bìa cứng còn thơm mùi mực tặng tôi. “Này,đem về hay thì đọc dở dóm bếp” rồi vội vã lên xe về Quảng Ninh cho kịp chiều. Bao giờ ông cũng tất bật vậy. Đã có hàng chục năm vì những không may mắn buổi đầu, vì mưu sinh… Mai Phương ngỡ như đã phải bỏ văn chương, đã tưởng “máu văn chương” không còn chảy trong huyết quản ông nữa thì hơn chục năm trở lại đây văn chương lại trở về với ông. Và Mai Phương liên tục cho ra nhiều đầu sách cả thơ lẫn văn như: Trái tim nhân ái, Bài thơ tặng vợ, Đi trong cõi người đến Người cao hơn núi. Cuốn ông tặng tôi đây Mai Phương kí và truyện dày gần 400 trang do NXB Văn học in tháng 5-2012 là cuốn mới nhất.
Con người này dường như đã chọn ngày để ra sách. Tháng 5 là tháng có sinh nhật Bác và trong mấy năm gần đây, theo tôi Mai Phương là người nổi tiếng nhất với thơ về Bác. Nổi tiếng bởi sự độc đáo của cái tên bài thơ Thế gian này chỉ riêng Bác mà thôi, bởi nội dung và tình cảm bài thơ đã đành nhưng ông còn nổi tiếng hơn bởi một phong cách đọc thơ đầy ấn tượng trước hàng trăm cử tọa.
Không một ai từ bậc cao niên đến người trẻ tuổi, từ người Việt đến du khách nước ngoài tôi gặp trên sân thơ lớn của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 7 ở Văn Miếu năm ấy hay ở Nghệ An quê Bác mùa xuân năm 2011 lại không ngỡ ngàng xúc động trước hình ảnh một nhà thơ lớn tuổi dáng cao gầy, mái tóc bạc như cước… cúi rạp người xuống một cách thành kính và nghẹn ngào đọc những câu thơ ca ngợi vị cha già dân tộc:
… Con không nói được gì về Bác nữa đâu
Có bao điều về Người nhân loại trên hành tinh đều nói hết
Con chỉ còn biết khóc
Khi thấy Bác mặc quần đùi hành quân và vừa đi vừa phơi áo
Đạp nước guồng trắng xóa dưới chân
Người lớn rộng bóng trùm lên ngôn ngữ
Chỉ còn khóc
Nước mắt thay dòng chữ
Yêu kính Người đến tột độ vinh quang
Ông vừa đọc vừa khóc. Chất giọng Nam Trung bộ trầm và đục dẫu không còn khỏe nữa nhưng da diết được hòa lệ càng làm cho những câu thơ vừa cụ thể vừa khái quát thêm sâu nặng. Quả thật chưa ở đâu và chưa bao giờ tôi được thấy một người đọc thơ trước công chúng lạ lùng và truyền cảm đến thế mặc dù nguyện vọng được đọc thơ về Bác trong Ngày thơ ở Văn Miếu ông đã từng tâm sự với tôi trước đó khá lâu.
Với bài thơ này Mai Phương đã nhận được tặng thưởng đặc biệt của Tuần báo Văn Nghệ.
Trưa ấy, dưới cái nắng chói chang trên sân Hội Nhà văn Mai Phương đã trao tôi cuốn sách mới của ông với lời đề tặng thật thân tình “Thân mến tặng Nguyễn Trác bạn của một thời và mãi mãi” và bằng một nét chữ rất lãng tử.
Tôi có may mắn khi nhiều bài trong tập đã được đọc từ khi nó còn ở dạng bản thảo hay mới vừa in báo.
Chân thực, kĩ càng và “rất gan ruột” là những điều mà tôi nghĩ ai cũng dễ dàng cảm nhận được ngay sau khi đọc hết cuốn sách này.
Mai Phương đã viết gì trong cuốn sách của ông?
Ông viết về hòn than và kể chuyện vùng mỏ. Ông viết về tình yêu nghề và sự sống chết với nghề của những người thợ. Ông viết về sự vất vả, thậm chí đầy hiểm nguy ở những hầm lò, về cuộc đấu tranh cam go cho năng xuất và sản lượng, cuộc đấu tranh kiên trì để mang lại một đời sống vật chất và tinh thần xứng đáng với mồ hôi và đôi khi cả cái chết mà những người thợ đã cống hiến, cuộc đấu tranh dũng cảm cho những ước mơ… Ông viết cả về cuộc đời ông những năm tháng ở đây.
Viết về người thực việc thực vừa dễ lại vừa khó. Nhưng ông, với cái duyên riêng của mình đã biết kể một cách lôi cuốn và thuyết phục đôi khi pha chút uy-mua những câu chuyện thực đã diễn ra trên vùng đất công nghiệp sôi động ấy.
Những bài kí giàu chất thông tấn nhưng quan trọng hơn là giàu tấm lòng tác giả đã cho tôi cảm giác chỉ ông mới có thể viết được như vậy. Bởi lẽ, trước cả tài năng ở đây là tấm lòng và tâm huyết, là sự thấu hiểu. Thấu hiểu về tâm tư nguyện vọng của đất đai và con người, thấu đáo về kĩ thuật. Kết quả của hơn 50 năm Mai Phương cùng sống và làm việc, cùng ăn cơm uống nước với thợ, cùng suy nghĩ trăn trở với các cư dân mỏ – từ lãnh đạo kì cựu nhất – đến những người dân nghèo.
Mở đầu sách là bài kí Cọc 6, khúc tráng ca của người thợ mỏ như tiếng kèn đồng với hình ảnh một con người vừa lạ lùng bí hiểm vừa cảm động trong linh cảm với nghề nghiệp:
“Thợ mỏ Cọc 6 có người kể lại rằng nhiều đêm tối trời cũng như trăng sáng ông thường ngồi một mình đốt thuốc liên tục trên bờ moong hay trên những tầng than mới vừa khai phá nghe… đá rơi. Ông có đôi tai thính nhạy và đôi mắt tinh tường. Nghe tiếng đá rơi giữa cái yên ắng của ban đêm ông có thể đoán biết được đường đi của than, nơi nằm của than. Chỗ nhiều chỗ ít chỗ mỏng chỗ dày…”.
Đây tưởng như là ngôn ngữ hình ảnh của một truyện ngắn, nhân vật của truyện ngắn, thậm chí nhân vật của một tiểu thuyết chứ không phải ngôn ngữ hình ảnh trong một bài kí .Nhưng đấy lại là ngôn ngữ kí, nhân vật của kí -kĩ sư giám đốc Nguyễn Văn Kiểm ở mỏ cọc 6 năm 2002.
Thường thì mỗi bài kí của Mai Phương trong tập đều “điểm nhãn” một vấn đề hay một sự kiện đặc biệt nào đó đã diễn ra ở vùng mỏ Quảng Ninh.
Ở Cọc 6, khúc tráng ca của người thợ mỏ ngoài hình ảnh ông giám đốc đêm đêm nghe đá rơi tìm nguồn than mới là chuyện “hạ thấp hệ số bóc” một vấn đề kĩ thuật sinh tử trong khai thác than lộ thiên. Hạ thấp hệ số bóc – hay nói nôm na là giảm bớt số lượng đất đá phải bóc bỏ đi – để có một lượng than nhất định – là chạm đến nguy cơ an toàn sản xuất, là thách thức những thông số kĩ thuật, thách thức chất lượng và sản lượng. Nó nguy hiểm không những cho hiện tại mà cho cả tương lai tồn tại của chính mỏ. Thế nhưng trong những ngày cam go nhất của than Việt Nam 1991-2000, khi than làm ra không bán được, không cân đối được thu chi, nhiều mỏ, nhất là các mỏ lộ thiên chơi vơi bên bờ vực… đóng cửa thì Cọc 6 đã chủ động làm. Đó là một hành động hy sinh cao cả được sánh với lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Ở Mông Dương, chiều sâu lòng người là quan niệm sâu sắc về đổi mới công nghệ trong khai thác mỏ và đặc biệt là chuyện ra đời cái cân than. Một chuyện lạ bởi cả ngành than từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Lâu nay việc mua bán than của các phương tiện thủy đều tính bằng “mớn”, một đơn vị đo lường mặc định. “Mớn” này một nghìn tấn, “mớn” kia là hai nghìn tấn. Nhưng theo giám đốc Mông Dương thì cái “mớn” kia rất mù mờ. Bởi nếu than dù đã đủ nghìn tấn hay hai nghìn tấn rồi mà có đổ thêm vài ba chục tấn nữa lên cũng chẳng ai biết đấy là đâu. Đấy chính là kẽ hở của cơ chế, là chỗ “lâu nay chàng và nàng thông đồng với nhau, xơi trên lưng thợ mỏ”.
Quả thực đọc đến đoạn văn này tôi cũng thấy sướng và hả hê như tác giả chứ chả kể những người thợ mỏ. Chả trách “Nghe tin, Tổng giám đốc than Việt Nam, ông Đoàn Văn Kiển lúc ấy, ông kỹ sư mà thợ mỏ thường gọi là thủ lĩnh của than tức tốc mục sở thị và cũng tức tốc lệnh cho tất cả các mỏ từ Thái Nguyên đến Mạo Khê, Vàng Danh, Uông Bí… xuất bán than đều phải qua cân”. Tiện và lợi bao nhiêu. Nhưng quan trọng hơn sâu xa hơn đấy “là cái cân của sự ngay thẳng, tính khí, chiều sâu lòng người”.
Ở An lạc viên, thiên đường của những linh hồn chết lại cũng “vấn đề của cơ chế” nhưng ở mặt khác. Việc lo cho con người khi sang thế giới bên kia mấy chục năm nay “tập thể” chưa lo được thì nay “tư nhân” lo chu đáo. Một khi nhân loại chưa tìm được chiếc chìa khóa bất tử thì dường như công việc này còn làm canh cánh nhiều con tim và khối óc. Nhưng ở bài kí này còn một vấn đề “hot” hơn là việc kết nạp Đảng một quần chúng, một chủ doanh nghiệp trong tay có cả ngàn lao động. Đấy là bước đột phá táo bạo, có ý nghĩa cách mạng của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả. Bởi lâu nay, trong 19 điều qui định của Đảng thì có một điều là “đảng viên không được làm kinh tế”.
Ở Chiến công của Cúc là chi tiết “mười ngàn lọ pé-ni-ci-lin đựng đầy phân tươi” mà bác sĩ Cấn Thị Cúc đã lặn lội tận các hầm lò, làng bản xa xôi vừa tìm hiểu cách ăn ở sinh hoạt vừa xin của từng người để về nghiên cứu và lập bản đồ dịch tễ. Đi xin phân sống của mười ngàn con người, mà có chuyến cả tuần cũng chỉ được dăm ba lọ bác sĩ Cúc hiểu “Vinh quang và danh vọng của ngành y không dành cho người làm công tác phòng bệnh. Hàng nghìn hố xí hai ngăn, hàng trăm giếng nước sạch, triệu triệu cái màn ngâm tẩm thuốc phòng muỗi A-nô-phen; nhiều công trình có thể cứu sống hàng nghìn, hàng chục nghìn người không thể danh tiếng và được tôn vinh bằng dăm ca mổ thành công của bác sĩ điều trị”. Nhưng ở đây là khát vọng lớn của người nữ bác sĩ: “Khát vọng không để cho những người thợ mỏ, đồng bào dân tộc miền núi và hải đảo chịu mãi căn bệnh quái ác này”!
Ở Ấm nóng ngọn lửa lò hơi là vấn đề gương sáng người đứng đầu. Gương sáng của một nhà văn như Võ Huy Tâm hay của cái ông Nguyễn Văn Sên giám đốc một nhà máy cơ khí lớn. Thẳng đuột. Không tơ hào một đồng xu cắc bạc đến cây kim sợi chỉ cơ quan. Vợ đẻ thì lấy xe ba gác đưa đến nhà hộ sinh chứ không dùng xe công.
Ngôn ngữ kí của Mai Phương thường giản dị. Ở bài kí này cũng vậy, nó rất giản dị thậm chí còn thật thà nữa nhưng chính vì thế lại đem đến những hiệu quả không ngờ. Một ông bạn vốn hay bi quan yếm thế – cũng là lính cũ – và có biết Mai Phương bảo tôi khi đọc đến đoạn kết bài này ông suýt bật cười và đã phải kêu lên: Đúng vẫn là tính khí anh bộ đội miền Nam tập kết khi xưa, hồn nhiên bộc trực và đáng yêu. Đoạn kết ấy thế này “Các ông ấy đều là đảng viên cộng sản. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ giá tất cả đảng viên của ta ai ai cũng như các ông này thì chắc chẳng cần đến “chỉnh đốn” “chỉnh phong” làm gì. Thích lắm”. Hai chữ “Thích lắm” ở cuối bài mới nghe như “hơi tếu tếu” nhưng xem ra lại thật đắc địa, gợi một thông điệp riêng và Mai Phương lắm v.v…
Trước đây tôi có đọc 50 sự thật làm thay đổi thế giới của Jessica Williams, nữ nhà báo kiêm người sản xuất truyền hình cho hãng BBC. Một cuốn sách rất ăn khách và từng gây chấn động.
J. Williams thuyết phục độc giả bằng một bút pháp tỉ mỉ, điềm tĩnh thậm chí là lạnh lùng khi nêu vấn đề cùng tư liệu và các con số chứng minh. Nhưng khác với J. Williams ở Mai Phương không có sự lạnh lùng, càng không có sự cay nghiệt (kể cả lúc ông “thua thiệt” như trong Nhật kí chuyện đời) mà luôn nồng nhiệt hăm hở và nhiều trang lấp lánh chất thơ. Bởi vậy, đọc kí Mai Phương tôi nghĩ, dù là những bài thông tấn nhất cũng không nên chỉ đọc với cái đầu “thông tấn” mà còn nên đọc với trái tim và óc thơ mộng.
Có một cô N. nữ sinh viên xinh đẹp nào đó đang làm luận án tiến sĩ về đổi mới quản lí doanh nghiệp mỏ mà Mai Phương hay nhắc tới. Nhiều đoạn văn ông cuống quít không biết vì lòng yêu say mỏ hay vì có N. bên cạnh:
“Chỉ riêng con đường mỏ với đúng nghĩa thuần túy thôi cũng đủ làm cho ta bay bổng. Rộng. Bằng phẳng. Lên cao rồi xuống sâu. Qua phải rồi qua trái. Phía xa xa kia moong nước xanh trong in bóng những những áng mây màu ánh bạc đang lờ lững trôi giữa tầng không trông như bầu trời chìm. In bóng cả tầng đá cao, cả những cỗ máy xúc 8Y loại lớn nhất có dung tích gàu xúc đến hơn tám mét khối đang hoạt động”. Nhất là đoạn Cao Sơn lưu thủy…
Mai Phương hình như ít bận tâm đến những tranh luận về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức văn học xưa nay hay những bàn thảo rầm rộ về các phương pháp sáng tác hiện đại và mô-đéc gần đây. Có thể vì quĩ thời gian ông không còn nhiều hoặc đơn giản, chỉ vì ông viết theo một quan niệm tiên khởi giản dị nào đó của mình từ trẻ. Ông có những độc giả riêng của mình.
Cuộc sống vùng mỏ, thiên nhiên và con người cùng sự nghiệp của vùng mỏ với những thành bại riêng đã cho ông đề tài và truyền cảm hứng sáng tác rồi đến lượt ông, ông lại truyền lửa của mình tới bạn đọc. Nhưng không chỉ đơn thuần khảo sát hay miêu tả, chứng minh hay bảo vệ niềm tin của mình, qua những bài kí tâm huyết gan ruột Mai Phương còn có tham vọng chỉ ra những bất cập xã hội mà cuộc sống đã giúp ông nhìn thấy và từ đó là những đóng góp khiêm nhường của một nhà văn với Đảng và Nhà nước.
Trước ông tôi đã từng đọc và quen biết Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Sĩ Hồng, Võ Khắc Nghiêm… Nhưng ông là người có sức hấp dẫn đặc biệt và tuy quen biết sau nhưng chúng tôi lại có nhiều kỉ niệm cũng như những gắn bó lâu dài. Lần đầu đến thăm ông là lần tôi được nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú – bạn cùng khóa bồi dưỡng những người viết văn trẻ trên Quảng Bá với ông – cử xuống Cẩm Phả. Nhà ông mặt đường, rộng hay chật giờ tôi cũng không còn nhớ nhưng tôi lại nhớ nhất cái vườn rộng kề bên với rất nhiều giò phong lan trên giàn. Ông đã dẫn tôi đi xem và giới thiệu từng loại. Mùa nào loại hoa nào nở và công sức sưu tầm. Thú vị nhất là công việc sưu tầm hoa với ông chẳng khác là bao với việc tìm những tứ thơ hay câu chữ cho văn. Mai Phương yêu thiên nhiên và sống cởi mở chân tình với bạn bè, không màu mè hay đãi bôi khách sáo.
Tôi đã từng ngồi xe ông cùng Dương Hướng rong ruổi vào tận Quảng Nam – Đà Nẵng. Một chuyến đi dài mà chúng tôi đã thực sự phải cảm phục ông về tài tổ chức và sự tận tình chu đáo nơi ăn chốn ở. Từ Chu Lai huyện cuối Quảng Nam về Phú Yên quê ông – nơi ông nói là rất đẹp – không còn xa lắm mà lần ấy chúng tôi cũng không tới được. Mai Phương tập kết ra Bắc từ năm 1954. Không biết có phải vì sinh ra ở vùng biển mà Mai Phương cực kì năng động tháo vát. Hiếm có người nào ở tuổi ấy mà vẫn say sưa với công việc và nhất là “khỏe” đi như ông.
Tôi chưa thấy Mai Phương đi xe máy bao giờ còn thời chiến tranh và bao cấp ông bảo toàn đi xe đạp. Nghe nói có lần, chỉ để đưa một cái tin cho Đài TNVN phát khoảng 50 giây ông đã đạp xe đạp từ Cẩm Phả, Quảng Ninh (nơi ông ở trước đây) lên Hà Nội rồi lại từ Hà Nội về tổng cộng khoảng 340 km trong một ngày. Quả là người có một không hai.
Hơn chục năm nay ông đã sắm ô tô. Thay xe chỉ đôi lần nhưng ông bảo ông thay tài xế đã năm bảy lần. Tính ông không chịu được người giúp việc không trung thực. Phát hiện tiêu cực xăng nhớt hay tiền bạc sửa chữa là ông “phăng” liền. Ông cũng không thích người ngồi bên cạnh mình ích kỉ, chấp vặt, kém thông minh hay “có bệnh”… quên đường! Ông bắt buộc lái xe phải thuộc kĩ từng đường đi lối lại dù chỉ đến một lần. Tính khí thế nên có tác giả viết về ông trên một tờ báo lớn đã “giật” tít Người đến từ đâu mà lạ thế!
Một thầy một trò trên từng cây số. Nhiều chuyến đi trong đó là đi phát hành sách báo tạp chí. Toàn đến chỗ quen biết cả nhưng đâu cứ quen biết là thông đồng bén giọt. Ông kể trong tập sách nhiều nơi cầm tờ tạp chí số báo, cuốn sách mới bìa cứng gáy đóng hẳn hoi mà “họ chỉ nhấc lên đặt xuống, chẳng khác là bao với cá ươn tôm thối”. Ông còn kể, chuyện này không có trong sách, có lần ông mang đến mỏ kia một trăm cuốn tạp chí mới ra. Sách đẹp, trang nhã thơ ca thì hiện đại. Ông giám đốc lấy một cuốn xem xem và đọc ít trang rồi gọi cô thư kí ra nhận sách, gọi cô kế toán đến thanh toán. Nhưng thật bất ngờ khi ông vừa đứng lên định quay ra xe về thì cô thư kí xinh đẹp lúc nãy mang nguyên cả trăm số tạp chí mới nhận ra trao lại. Bấy giờ giám đốc mới thư thả nói: Xin gửi lại bác cầm về hộ, thơ văn này công nhân chúng em không biết đọc. Ông đỏ mặt. Đấy thơ văn khó thế đấy nên chuyện đưa nó đến với bạn đọc, nhất là những bạn đọc đang ngày đêm đầu tắt mặt tối nơi công trường hầm mỏ lại càng khó. Nhưng cũng chính nhờ lăn lộn phát hành như vậy ông mới phát hiện ra một “lỗ hổng” chết người. Doanh nghiệp “bỏ ra vài ba triệu bạc sẵn sàng thết đãi rượu Tây với thịt lợn rừng đắt đến tóe cả mắt mũi ra thì được chứ tuyệt nhiên không mua sách. Hỏi kĩ mới té ngửa rằng mua sách thì không biết hạch toán vào đâu? Chua chát hết hết chỗ nói”.
Thế mà mỗi tháng ông vẫn phát hành được hàng trăm số Văn Nghệ, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Thơ cùng mỗi năm hàng chục tập truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết. Riêng Tạp chí Nhà văn qua bốn đời Tổng biên tập từ Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hà Đình Cẩn đến tôi – Nguyễn Trác – và cả Võ Thị Xuân Hà bây giờ vẫn duy trì mỗi tháng được mấy trăm số. Kèm theo đấy, gặp hên còn những hợp đồng quảng cáo góp phần nâng cao đời sống cơ quan.
“Bái phục ông” anh em chúng tôi ở 65 Nguyễn Du vẫn gọi ông là sư phụ và nhà phát hành “vĩ đại” trong cơ chế thị trường. Còn nhà thơ Ngô Thế Oanh nghe đâu có lần đã nói, đại ý: “Nếu không may mà Mai Phương qua đời khi ông còn phụ trách tờ Tạp chí Thơ như bây giờ thì ông sẽ lập bàn thờ ở ngay Tạp chí chứ không chỉ là điếu văn hay cáo phó”!
Năng động và chịu khó thế nên ông rất ghét cung cách làm ăn chểnh mảng luộm thuộm hay tính “đại lãn” quan liêu thiếu trách nhiệm của bất cứ ai. Có một chuyện mà tôi còn nhớ mãi và chắc rất khó quên. Ấy là lần tôi giới thiệu một lúc hai nhà văn Made in Trung ương với tên tuổi “hoành tráng” về mỏ gặp Mai Phương và được ông đưa đến một mỏ than hai lần Anh hùng và đang ăn nên làm ra. Một mỏ than lớn vào loại G8 của Quảng Ninh. Hai nhà văn nọ giao lưu “thâm nhập” đêm ngày, thăm thú công trường, lấy thực tế ở phân xưởng đến nhà riêng chị em băng chuyền, máng cào… rồi về Hà Nội. Nhưng mươi mười lăm hôm rồi cả tháng vẫn chả thấy bài vở đâu. Hỏi han, nhắc khéo mãi, một ông lặng yên không trả lời còn một ông thì nhắn lại cho Mai Phương nhờ viết giúp và kí tên chung! Sau đó ít lâu một bài kí khá “chất” ra đời và hôm nay nó có mặt trong tập sách mà ông vừa tặng tôi.
Nhưng nói đến Mai Phương không thể chỉ nói đến phát hành với kí. Ông còn là một nhà thơ kì cựu. Một người đa tình và cũng không hề giấu diếm sự đa tình của mình. Ông rất thích câu nói của Garcia Macket tác giả Trăm năm cô đơn “Đừng nghĩ già mà không yêu, không yêu mới già”. Ông có hẳn một tập thơ mang tên Bài thơ tặng vợ. Giống đức ông chồng, chị Bích – vợ ông – cũng rất quí mến bạn bè chồng, quí mến các nhà văn nhà báo dù ở đâu đến hay ở ngay nơi ông bà đang sống. Chị rất yêu chồng và tự hào về chồng. Mai Phương có bài thơ Không em viết về vợ khiến nhiều cặp phát ghen. Vợ chồng nhà thơ Vương Phượng, em trai nhà thơ Vương Trọng đọc xong bài thơ này đã tức tốc đèo nhau bằng xe máy sang nhà để xem bà Bích thế nào mà lại được chồng yêu đến vậy.
Bài thơ thế này:
Em đi rồi trời không xanh nữa
Nắng đã không mà gió cũng không
Bếp vắng người bếp không hồng ánh lửa
Trời đang hè sao lạnh tựa chiều đông
Sớm ta mà chiều tối chỉ mình ta
Câu thơ hồng bỗng đổi màu tím tái
Người đang gần phút chốc trở nên xa
Vi vút gió trời phai dần sắc nắng
Ta đã hiểu thế nào ngày em vắng
Và thế nào ngày tháng nếu không em.
Ở mỏ nhiều người thuộc bài thơ này. Như ông Lê Hữu Hùng, Phó chánh văn phòng Công ty địa chất mỏ hay anh Vương, cán bộ Bưu điện Hiếu Liêm, Đồng Nai qua số điện thoại trên Tạp chí Nhà văn đã gọi cho ông và nói cảm xúc của mình khiến ông phải kêu lên “sánh bằng với một phần thưởng lớn”.
Tạp chí Nhà văn số 6.2012 mới đây có bài của Lam Ngọc Đam mê cùng những vần thơ tình của Mai Phương khiến tôi càng tin thêm vào cảm nhận của mình về ông:
Người ta mơ ước Đông Tây
Riêng tôi mong ước một ngày cùng em
“Bài thơ chỉ vẻn vẹn hai câu nhưng lại nặng biết bao ân tình”. Tôi cũng cùng suy nghĩ với Lam Ngọc như vậy. “Yêu, dù chỉ trong thời gian ít ỏi là một ngày”. Hay nói cách khác chỉ cần có được một ngày bên người yêu thì người thơ này sẵn sàng đánh đổi tất cả những niềm mơ ước khác. Dữ dội và quyết liệt, tính cách của Mai Phương luôn là vậy.
Mai Phương có thơ in báo Văn từ năm 1957 và ngay bài đầu tiên Nhà tôi đã được nhà thơ lớn Xuân Diệu lấy đưa vào bài viết “Vào trong bếp núc của thơ” khá nổi tiếng. Thơ Mai Phương giản dị, giàu chi tiết và nghiêng về truyền thống. Ông có những câu thơ thành kính về lãnh tụ, những câu thơ cảm động về Mẹ. Ông cũng có những câu thơ sang trọng, mang phong vị cổ thi với nhiều hình ảnh tượng trưng của thơ Đường nhưng vẫn là những câu thơ hiện đại mang nặng tâm hồn và tư chất người Việt:
Ta từng mê nước Trung Hoa xưa cũ
Buồn, không tiền để một phút bên nhau
Một phút bên triền thơ Đỗ Phủ
Đêm nằm nghe tuyết rụng ở Dương Châu
Sóng Trường Giang từng ngợp giấc chiêm bao
Áo em khép mở hai hàng cúc
Đôi mắt buồn như điệu nhạc Dương Lâu
Rừng phong thu trong chén rượu trăng vàng
Ôi ta đã từng một Trung Hoa rồi đấy
Dẫu chưa một lần chiều biên giới ta sang
Nhưng ông đời hơn, say đắm và thi sĩ hơn tôi nghĩ lại là ở những câu thơ thuần Việt này:
Anh ngồi phía nắng che em
Phía mưa che ướt phía đêm che buồn
Đấy là một câu thơ hay và đẹp từ ngôn ngữ hình ảnh đến tình cảm.
Năm nay Mai Phương sắp bước sang tuổi 80 (ông sinh năm 1933) nhưng tôi thấy ông vẫn còn trẻ trung và hăng hái lắm. Người dám bỏ biên chế cơ quan từ đầu những năm sáu mươi để đến gõ cửa trường bồi dưỡng viết văn ở Quảng Bá cùng Nguyễn Thị Ngọc Tú, người tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ đầu tiên ở ấp Thái Hà cùng Trần Nhật Lam, Bùi Minh Quốc, Bùi Bình Thi… đến nay vẫn còn rất đam mê văn chương.
Và cũng còn rất nồng nàn trong đời sống. Bằng chứng là ngồi trong phòng làm việc của Bí thư Đảng ủy Công ty cổ phần than Hà Tu mà chưa xong chuyện Đảng ông đã say sưa ngay với những chuyện vui về tình yêu. Bằng chứng nữa là mỗi lần gặp tôi dù ở Hà Tu mấy tháng trước hay Hà Nội mới đây lúc nào ông cũng hỏi “sắp tới có đi đâu không “và nhắc” viết cho hay vào”. Còn tôi thì vẫn nợ ông một lần đến Tuy An thắp nhang cho cụ ông cụ bà thân phụ mẫu của ông và thăm biển.
Con người này dường như đã chọn ngày để ra sách. Tháng 5 là tháng có sinh nhật Bác và trong mấy năm gần đây, theo tôi Mai Phương là người nổi tiếng nhất với thơ về Bác. Nổi tiếng bởi sự độc đáo của cái tên bài thơ Thế gian này chỉ riêng Bác mà thôi, bởi nội dung và tình cảm bài thơ đã đành nhưng ông còn nổi tiếng hơn bởi một phong cách đọc thơ đầy ấn tượng trước hàng trăm cử tọa.
Không một ai từ bậc cao niên đến người trẻ tuổi, từ người Việt đến du khách nước ngoài tôi gặp trên sân thơ lớn của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 7 ở Văn Miếu năm ấy hay ở Nghệ An quê Bác mùa xuân năm 2011 lại không ngỡ ngàng xúc động trước hình ảnh một nhà thơ lớn tuổi dáng cao gầy, mái tóc bạc như cước… cúi rạp người xuống một cách thành kính và nghẹn ngào đọc những câu thơ ca ngợi vị cha già dân tộc:
… Con không nói được gì về Bác nữa đâu
Có bao điều về Người nhân loại trên hành tinh đều nói hết
Con chỉ còn biết khóc
Khi thấy Bác mặc quần đùi hành quân và vừa đi vừa phơi áo
Đạp nước guồng trắng xóa dưới chân
… Con không nói được gì về Bác nữa đâu
Người lớn rộng bóng trùm lên ngôn ngữ
Chỉ còn khóc
Nước mắt thay dòng chữ
Yêu kính Người đến tột độ vinh quang
Ông vừa đọc vừa khóc. Chất giọng Nam Trung bộ trầm và đục dẫu không còn khỏe nữa nhưng da diết được hòa lệ càng làm cho những câu thơ vừa cụ thể vừa khái quát thêm sâu nặng. Quả thật chưa ở đâu và chưa bao giờ tôi được thấy một người đọc thơ trước công chúng lạ lùng và truyền cảm đến thế mặc dù nguyện vọng được đọc thơ về Bác trong Ngày thơ ở Văn Miếu ông đã từng tâm sự với tôi trước đó khá lâu.
Với bài thơ này Mai Phương đã nhận được tặng thưởng đặc biệt của Tuần báo Văn Nghệ.
Trưa ấy, dưới cái nắng chói chang trên sân Hội Nhà văn Mai Phương đã trao tôi cuốn sách mới của ông với lời đề tặng thật thân tình “Thân mến tặng Nguyễn Trác bạn của một thời và mãi mãi” và bằng một nét chữ rất lãng tử.
Tôi có may mắn khi nhiều bài trong tập đã được đọc từ khi nó còn ở dạng bản thảo hay mới vừa in báo.
Chân thực, kĩ càng và “rất gan ruột” là những điều mà tôi nghĩ ai cũng dễ dàng cảm nhận được ngay sau khi đọc hết cuốn sách này.
Mai Phương đã viết gì trong cuốn sách của ông?
Ông viết về hòn than và kể chuyện vùng mỏ. Ông viết về tình yêu nghề và sự sống chết với nghề của những người thợ. Ông viết về sự vất vả, thậm chí đầy hiểm nguy ở những hầm lò, về cuộc đấu tranh cam go cho năng xuất và sản lượng, cuộc đấu tranh kiên trì để mang lại một đời sống vật chất và tinh thần xứng đáng với mồ hôi và đôi khi cả cái chết mà những người thợ đã cống hiến, cuộc đấu tranh dũng cảm cho những ước mơ… Ông viết cả về cuộc đời ông những năm tháng ở đây.
Viết về người thực việc thực vừa dễ lại vừa khó. Nhưng ông, với cái duyên riêng của mình đã biết kể một cách lôi cuốn và thuyết phục đôi khi pha chút uy-mua những câu chuyện thực đã diễn ra trên vùng đất công nghiệp sôi động ấy.
Những bài kí giàu chất thông tấn nhưng quan trọng hơn là giàu tấm lòng tác giả đã cho tôi cảm giác chỉ ông mới có thể viết được như vậy. Bởi lẽ, trước cả tài năng ở đây là tấm lòng và tâm huyết, là sự thấu hiểu. Thấu hiểu về tâm tư nguyện vọng của đất đai và con người, thấu đáo về kĩ thuật. Kết quả của hơn 50 năm Mai Phương cùng sống và làm việc, cùng ăn cơm uống nước với thợ, cùng suy nghĩ trăn trở với các cư dân mỏ – từ lãnh đạo kì cựu nhất – đến những người dân nghèo.
Mở đầu sách là bài kí Cọc 6, khúc tráng ca của người thợ mỏ như tiếng kèn đồng với hình ảnh một con người vừa lạ lùng bí hiểm vừa cảm động trong linh cảm với nghề nghiệp:
“Thợ mỏ Cọc 6 có người kể lại rằng nhiều đêm tối trời cũng như trăng sáng ông thường ngồi một mình đốt thuốc liên tục trên bờ moong hay trên những tầng than mới vừa khai phá nghe… đá rơi. Ông có đôi tai thính nhạy và đôi mắt tinh tường. Nghe tiếng đá rơi giữa cái yên ắng của ban đêm ông có thể đoán biết được đường đi của than, nơi nằm của than. Chỗ nhiều chỗ ít chỗ mỏng chỗ dày…”.
Đây tưởng như là ngôn ngữ hình ảnh của một truyện ngắn, nhân vật của truyện ngắn, thậm chí nhân vật của một tiểu thuyết chứ không phải ngôn ngữ hình ảnh trong một bài kí .Nhưng đấy lại là ngôn ngữ kí, nhân vật của kí -kĩ sư giám đốc Nguyễn Văn Kiểm ở mỏ cọc 6 năm 2002.
Thường thì mỗi bài kí của Mai Phương trong tập đều “điểm nhãn” một vấn đề hay một sự kiện đặc biệt nào đó đã diễn ra ở vùng mỏ Quảng Ninh.
Ở Cọc 6, khúc tráng ca của người thợ mỏ ngoài hình ảnh ông giám đốc đêm đêm nghe đá rơi tìm nguồn than mới là chuyện “hạ thấp hệ số bóc” một vấn đề kĩ thuật sinh tử trong khai thác than lộ thiên. Hạ thấp hệ số bóc – hay nói nôm na là giảm bớt số lượng đất đá phải bóc bỏ đi – để có một lượng than nhất định – là chạm đến nguy cơ an toàn sản xuất, là thách thức những thông số kĩ thuật, thách thức chất lượng và sản lượng. Nó nguy hiểm không những cho hiện tại mà cho cả tương lai tồn tại của chính mỏ. Thế nhưng trong những ngày cam go nhất của than Việt Nam 1991-2000, khi than làm ra không bán được, không cân đối được thu chi, nhiều mỏ, nhất là các mỏ lộ thiên chơi vơi bên bờ vực… đóng cửa thì Cọc 6 đã chủ động làm. Đó là một hành động hy sinh cao cả được sánh với lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
Ở Mông Dương, chiều sâu lòng người là quan niệm sâu sắc về đổi mới công nghệ trong khai thác mỏ và đặc biệt là chuyện ra đời cái cân than. Một chuyện lạ bởi cả ngành than từ cổ chí kim chưa ai nghĩ đến. Lâu nay việc mua bán than của các phương tiện thủy đều tính bằng “mớn”, một đơn vị đo lường mặc định. “Mớn” này một nghìn tấn, “mớn” kia là hai nghìn tấn. Nhưng theo giám đốc Mông Dương thì cái “mớn” kia rất mù mờ. Bởi nếu than dù đã đủ nghìn tấn hay hai nghìn tấn rồi mà có đổ thêm vài ba chục tấn nữa lên cũng chẳng ai biết đấy là đâu. Đấy chính là kẽ hở của cơ chế, là chỗ “lâu nay chàng và nàng thông đồng với nhau, xơi trên lưng thợ mỏ”.
Quả thực đọc đến đoạn văn này tôi cũng thấy sướng và hả hê như tác giả chứ chả kể những người thợ mỏ. Chả trách “Nghe tin, Tổng giám đốc than Việt Nam, ông Đoàn Văn Kiển lúc ấy, ông kỹ sư mà thợ mỏ thường gọi là thủ lĩnh của than tức tốc mục sở thị và cũng tức tốc lệnh cho tất cả các mỏ từ Thái Nguyên đến Mạo Khê, Vàng Danh, Uông Bí… xuất bán than đều phải qua cân”. Tiện và lợi bao nhiêu. Nhưng quan trọng hơn sâu xa hơn đấy “là cái cân của sự ngay thẳng, tính khí, chiều sâu lòng người”.
Ở An lạc viên, thiên đường của những linh hồn chết lại cũng “vấn đề của cơ chế” nhưng ở mặt khác. Việc lo cho con người khi sang thế giới bên kia mấy chục năm nay “tập thể” chưa lo được thì nay “tư nhân” lo chu đáo. Một khi nhân loại chưa tìm được chiếc chìa khóa bất tử thì dường như công việc này còn làm canh cánh nhiều con tim và khối óc. Nhưng ở bài kí này còn một vấn đề “hot” hơn là việc kết nạp Đảng một quần chúng, một chủ doanh nghiệp trong tay có cả ngàn lao động. Đấy là bước đột phá táo bạo, có ý nghĩa cách mạng của Đảng bộ thị xã Cẩm Phả. Bởi lâu nay, trong 19 điều qui định của Đảng thì có một điều là “đảng viên không được làm kinh tế”.
Ở Chiến công của Cúc là chi tiết “mười ngàn lọ pé-ni-ci-lin đựng đầy phân tươi” mà bác sĩ Cấn Thị Cúc đã lặn lội tận các hầm lò, làng bản xa xôi vừa tìm hiểu cách ăn ở sinh hoạt vừa xin của từng người để về nghiên cứu và lập bản đồ dịch tễ. Đi xin phân sống của mười ngàn con người, mà có chuyến cả tuần cũng chỉ được dăm ba lọ bác sĩ Cúc hiểu “Vinh quang và danh vọng của ngành y không dành cho người làm công tác phòng bệnh. Hàng nghìn hố xí hai ngăn, hàng trăm giếng nước sạch, triệu triệu cái màn ngâm tẩm thuốc phòng muỗi A-nô-phen; nhiều công trình có thể cứu sống hàng nghìn, hàng chục nghìn người không thể danh tiếng và được tôn vinh bằng dăm ca mổ thành công của bác sĩ điều trị”. Nhưng ở đây là khát vọng lớn của người nữ bác sĩ: “Khát vọng không để cho những người thợ mỏ, đồng bào dân tộc miền núi và hải đảo chịu mãi căn bệnh quái ác này”!
Ở Ấm nóng ngọn lửa lò hơi là vấn đề gương sáng người đứng đầu. Gương sáng của một nhà văn như Võ Huy Tâm hay của cái ông Nguyễn Văn Sên giám đốc một nhà máy cơ khí lớn. Thẳng đuột. Không tơ hào một đồng xu cắc bạc đến cây kim sợi chỉ cơ quan. Vợ đẻ thì lấy xe ba gác đưa đến nhà hộ sinh chứ không dùng xe công.
Ngôn ngữ kí của Mai Phương thường giản dị. Ở bài kí này cũng vậy, nó rất giản dị thậm chí còn thật thà nữa nhưng chính vì thế lại đem đến những hiệu quả không ngờ. Một ông bạn vốn hay bi quan yếm thế – cũng là lính cũ – và có biết Mai Phương bảo tôi khi đọc đến đoạn kết bài này ông suýt bật cười và đã phải kêu lên: Đúng vẫn là tính khí anh bộ đội miền Nam tập kết khi xưa, hồn nhiên bộc trực và đáng yêu. Đoạn kết ấy thế này “Các ông ấy đều là đảng viên cộng sản. Không hiểu sao tôi cứ nghĩ giá tất cả đảng viên của ta ai ai cũng như các ông này thì chắc chẳng cần đến “chỉnh đốn” “chỉnh phong” làm gì. Thích lắm”. Hai chữ “Thích lắm” ở cuối bài mới nghe như “hơi tếu tếu” nhưng xem ra lại thật đắc địa, gợi một thông điệp riêng và Mai Phương lắm v.v…
Trước đây tôi có đọc 50 sự thật làm thay đổi thế giới của Jessica Williams, nữ nhà báo kiêm người sản xuất truyền hình cho hãng BBC. Một cuốn sách rất ăn khách và từng gây chấn động.
J. Williams thuyết phục độc giả bằng một bút pháp tỉ mỉ, điềm tĩnh thậm chí là lạnh lùng khi nêu vấn đề cùng tư liệu và các con số chứng minh. Nhưng khác với J. Williams ở Mai Phương không có sự lạnh lùng, càng không có sự cay nghiệt (kể cả lúc ông “thua thiệt” như trong Nhật kí chuyện đời) mà luôn nồng nhiệt hăm hở và nhiều trang lấp lánh chất thơ. Bởi vậy, đọc kí Mai Phương tôi nghĩ, dù là những bài thông tấn nhất cũng không nên chỉ đọc với cái đầu “thông tấn” mà còn nên đọc với trái tim và óc thơ mộng.
Có một cô N. nữ sinh viên xinh đẹp nào đó đang làm luận án tiến sĩ về đổi mới quản lí doanh nghiệp mỏ mà Mai Phương hay nhắc tới. Nhiều đoạn văn ông cuống quít không biết vì lòng yêu say mỏ hay vì có N. bên cạnh:
“Chỉ riêng con đường mỏ với đúng nghĩa thuần túy thôi cũng đủ làm cho ta bay bổng. Rộng. Bằng phẳng. Lên cao rồi xuống sâu. Qua phải rồi qua trái. Phía xa xa kia moong nước xanh trong in bóng những những áng mây màu ánh bạc đang lờ lững trôi giữa tầng không trông như bầu trời chìm. In bóng cả tầng đá cao, cả những cỗ máy xúc 8Y loại lớn nhất có dung tích gàu xúc đến hơn tám mét khối đang hoạt động”. Nhất là đoạn Cao Sơn lưu thủy…
Mai Phương hình như ít bận tâm đến những tranh luận về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức văn học xưa nay hay những bàn thảo rầm rộ về các phương pháp sáng tác hiện đại và mô-đéc gần đây. Có thể vì quĩ thời gian ông không còn nhiều hoặc đơn giản, chỉ vì ông viết theo một quan niệm tiên khởi giản dị nào đó của mình từ trẻ. Ông có những độc giả riêng của mình.
Cuộc sống vùng mỏ, thiên nhiên và con người cùng sự nghiệp của vùng mỏ với những thành bại riêng đã cho ông đề tài và truyền cảm hứng sáng tác rồi đến lượt ông, ông lại truyền lửa của mình tới bạn đọc. Nhưng không chỉ đơn thuần khảo sát hay miêu tả, chứng minh hay bảo vệ niềm tin của mình, qua những bài kí tâm huyết gan ruột Mai Phương còn có tham vọng chỉ ra những bất cập xã hội mà cuộc sống đã giúp ông nhìn thấy và từ đó là những đóng góp khiêm nhường của một nhà văn với Đảng và Nhà nước.
Trong số các nhà văn nhà báo vùng mỏ thì Mai Phương không phải là người tôi quen biết đầu tiên cả trên văn đàn cũng như trong đời sống.
Trước ông tôi đã từng đọc và quen biết Lý Biên Cương, Tô Ngọc Hiến, Sĩ Hồng, Võ Khắc Nghiêm… Nhưng ông là người có sức hấp dẫn đặc biệt và tuy quen biết sau nhưng chúng tôi lại có nhiều kỉ niệm cũng như những gắn bó lâu dài. Lần đầu đến thăm ông là lần tôi được nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú – bạn cùng khóa bồi dưỡng những người viết văn trẻ trên Quảng Bá với ông – cử xuống Cẩm Phả. Nhà ông mặt đường, rộng hay chật giờ tôi cũng không còn nhớ nhưng tôi lại nhớ nhất cái vườn rộng kề bên với rất nhiều giò phong lan trên giàn. Ông đã dẫn tôi đi xem và giới thiệu từng loại. Mùa nào loại hoa nào nở và công sức sưu tầm. Thú vị nhất là công việc sưu tầm hoa với ông chẳng khác là bao với việc tìm những tứ thơ hay câu chữ cho văn. Mai Phương yêu thiên nhiên và sống cởi mở chân tình với bạn bè, không màu mè hay đãi bôi khách sáo.
Tôi đã từng ngồi xe ông cùng Dương Hướng rong ruổi vào tận Quảng Nam – Đà Nẵng. Một chuyến đi dài mà chúng tôi đã thực sự phải cảm phục ông về tài tổ chức và sự tận tình chu đáo nơi ăn chốn ở. Từ Chu Lai huyện cuối Quảng Nam về Phú Yên quê ông – nơi ông nói là rất đẹp – không còn xa lắm mà lần ấy chúng tôi cũng không tới được. Mai Phương tập kết ra Bắc từ năm 1954. Không biết có phải vì sinh ra ở vùng biển mà Mai Phương cực kì năng động tháo vát. Hiếm có người nào ở tuổi ấy mà vẫn say sưa với công việc và nhất là “khỏe” đi như ông.
Tôi chưa thấy Mai Phương đi xe máy bao giờ còn thời chiến tranh và bao cấp ông bảo toàn đi xe đạp. Nghe nói có lần, chỉ để đưa một cái tin cho Đài TNVN phát khoảng 50 giây ông đã đạp xe đạp từ Cẩm Phả, Quảng Ninh (nơi ông ở trước đây) lên Hà Nội rồi lại từ Hà Nội về tổng cộng khoảng 340 km trong một ngày. Quả là người có một không hai.
Hơn chục năm nay ông đã sắm ô tô. Thay xe chỉ đôi lần nhưng ông bảo ông thay tài xế đã năm bảy lần. Tính ông không chịu được người giúp việc không trung thực. Phát hiện tiêu cực xăng nhớt hay tiền bạc sửa chữa là ông “phăng” liền. Ông cũng không thích người ngồi bên cạnh mình ích kỉ, chấp vặt, kém thông minh hay “có bệnh”… quên đường! Ông bắt buộc lái xe phải thuộc kĩ từng đường đi lối lại dù chỉ đến một lần. Tính khí thế nên có tác giả viết về ông trên một tờ báo lớn đã “giật” tít Người đến từ đâu mà lạ thế!
Một thầy một trò trên từng cây số. Nhiều chuyến đi trong đó là đi phát hành sách báo tạp chí. Toàn đến chỗ quen biết cả nhưng đâu cứ quen biết là thông đồng bén giọt. Ông kể trong tập sách nhiều nơi cầm tờ tạp chí số báo, cuốn sách mới bìa cứng gáy đóng hẳn hoi mà “họ chỉ nhấc lên đặt xuống, chẳng khác là bao với cá ươn tôm thối”. Ông còn kể, chuyện này không có trong sách, có lần ông mang đến mỏ kia một trăm cuốn tạp chí mới ra. Sách đẹp, trang nhã thơ ca thì hiện đại. Ông giám đốc lấy một cuốn xem xem và đọc ít trang rồi gọi cô thư kí ra nhận sách, gọi cô kế toán đến thanh toán. Nhưng thật bất ngờ khi ông vừa đứng lên định quay ra xe về thì cô thư kí xinh đẹp lúc nãy mang nguyên cả trăm số tạp chí mới nhận ra trao lại. Bấy giờ giám đốc mới thư thả nói: Xin gửi lại bác cầm về hộ, thơ văn này công nhân chúng em không biết đọc. Ông đỏ mặt. Đấy thơ văn khó thế đấy nên chuyện đưa nó đến với bạn đọc, nhất là những bạn đọc đang ngày đêm đầu tắt mặt tối nơi công trường hầm mỏ lại càng khó. Nhưng cũng chính nhờ lăn lộn phát hành như vậy ông mới phát hiện ra một “lỗ hổng” chết người. Doanh nghiệp “bỏ ra vài ba triệu bạc sẵn sàng thết đãi rượu Tây với thịt lợn rừng đắt đến tóe cả mắt mũi ra thì được chứ tuyệt nhiên không mua sách. Hỏi kĩ mới té ngửa rằng mua sách thì không biết hạch toán vào đâu? Chua chát hết hết chỗ nói”.
Thế mà mỗi tháng ông vẫn phát hành được hàng trăm số Văn Nghệ, Tạp chí Nhà văn, Tạp chí Thơ cùng mỗi năm hàng chục tập truyện ngắn, thơ và tiểu thuyết. Riêng Tạp chí Nhà văn qua bốn đời Tổng biên tập từ Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hà Đình Cẩn đến tôi – Nguyễn Trác – và cả Võ Thị Xuân Hà bây giờ vẫn duy trì mỗi tháng được mấy trăm số. Kèm theo đấy, gặp hên còn những hợp đồng quảng cáo góp phần nâng cao đời sống cơ quan.
“Bái phục ông” anh em chúng tôi ở 65 Nguyễn Du vẫn gọi ông là sư phụ và nhà phát hành “vĩ đại” trong cơ chế thị trường. Còn nhà thơ Ngô Thế Oanh nghe đâu có lần đã nói, đại ý: “Nếu không may mà Mai Phương qua đời khi ông còn phụ trách tờ Tạp chí Thơ như bây giờ thì ông sẽ lập bàn thờ ở ngay Tạp chí chứ không chỉ là điếu văn hay cáo phó”!
Năng động và chịu khó thế nên ông rất ghét cung cách làm ăn chểnh mảng luộm thuộm hay tính “đại lãn” quan liêu thiếu trách nhiệm của bất cứ ai. Có một chuyện mà tôi còn nhớ mãi và chắc rất khó quên. Ấy là lần tôi giới thiệu một lúc hai nhà văn Made in Trung ương với tên tuổi “hoành tráng” về mỏ gặp Mai Phương và được ông đưa đến một mỏ than hai lần Anh hùng và đang ăn nên làm ra. Một mỏ than lớn vào loại G8 của Quảng Ninh. Hai nhà văn nọ giao lưu “thâm nhập” đêm ngày, thăm thú công trường, lấy thực tế ở phân xưởng đến nhà riêng chị em băng chuyền, máng cào… rồi về Hà Nội. Nhưng mươi mười lăm hôm rồi cả tháng vẫn chả thấy bài vở đâu. Hỏi han, nhắc khéo mãi, một ông lặng yên không trả lời còn một ông thì nhắn lại cho Mai Phương nhờ viết giúp và kí tên chung! Sau đó ít lâu một bài kí khá “chất” ra đời và hôm nay nó có mặt trong tập sách mà ông vừa tặng tôi.
Nhưng nói đến Mai Phương không thể chỉ nói đến phát hành với kí. Ông còn là một nhà thơ kì cựu. Một người đa tình và cũng không hề giấu diếm sự đa tình của mình. Ông rất thích câu nói của Garcia Macket tác giả Trăm năm cô đơn “Đừng nghĩ già mà không yêu, không yêu mới già”. Ông có hẳn một tập thơ mang tên Bài thơ tặng vợ. Giống đức ông chồng, chị Bích – vợ ông – cũng rất quí mến bạn bè chồng, quí mến các nhà văn nhà báo dù ở đâu đến hay ở ngay nơi ông bà đang sống. Chị rất yêu chồng và tự hào về chồng. Mai Phương có bài thơ Không em viết về vợ khiến nhiều cặp phát ghen. Vợ chồng nhà thơ Vương Phượng, em trai nhà thơ Vương Trọng đọc xong bài thơ này đã tức tốc đèo nhau bằng xe máy sang nhà để xem bà Bích thế nào mà lại được chồng yêu đến vậy.
Bài thơ thế này:
Em đi rồi trời không xanh nữa
Nắng đã không mà gió cũng không
Bếp vắng người bếp không hồng ánh lửa
Trời đang hè sao lạnh tựa chiều đông
Ôi có thể một ngày em không trở lại
Sớm ta mà chiều tối chỉ mình ta
Câu thơ hồng bỗng đổi màu tím tái
Người đang gần phút chốc trở nên xa
Chiều không em cơn giận đã thôi buồn
Vi vút gió trời phai dần sắc nắng
Ta đã hiểu thế nào ngày em vắng
Và thế nào ngày tháng nếu không em.
Ở mỏ nhiều người thuộc bài thơ này. Như ông Lê Hữu Hùng, Phó chánh văn phòng Công ty địa chất mỏ hay anh Vương, cán bộ Bưu điện Hiếu Liêm, Đồng Nai qua số điện thoại trên Tạp chí Nhà văn đã gọi cho ông và nói cảm xúc của mình khiến ông phải kêu lên “sánh bằng với một phần thưởng lớn”.
Tạp chí Nhà văn số 6.2012 mới đây có bài của Lam Ngọc Đam mê cùng những vần thơ tình của Mai Phương khiến tôi càng tin thêm vào cảm nhận của mình về ông:
Người ta mơ ước Đông Tây
Riêng tôi mong ước một ngày cùng em
“Bài thơ chỉ vẻn vẹn hai câu nhưng lại nặng biết bao ân tình”. Tôi cũng cùng suy nghĩ với Lam Ngọc như vậy. “Yêu, dù chỉ trong thời gian ít ỏi là một ngày”. Hay nói cách khác chỉ cần có được một ngày bên người yêu thì người thơ này sẵn sàng đánh đổi tất cả những niềm mơ ước khác. Dữ dội và quyết liệt, tính cách của Mai Phương luôn là vậy.
Mai Phương có thơ in báo Văn từ năm 1957 và ngay bài đầu tiên Nhà tôi đã được nhà thơ lớn Xuân Diệu lấy đưa vào bài viết “Vào trong bếp núc của thơ” khá nổi tiếng. Thơ Mai Phương giản dị, giàu chi tiết và nghiêng về truyền thống. Ông có những câu thơ thành kính về lãnh tụ, những câu thơ cảm động về Mẹ. Ông cũng có những câu thơ sang trọng, mang phong vị cổ thi với nhiều hình ảnh tượng trưng của thơ Đường nhưng vẫn là những câu thơ hiện đại mang nặng tâm hồn và tư chất người Việt:
Ta từng mê nước Trung Hoa xưa cũ
Buồn, không tiền để một phút bên nhau
Một phút bên triền thơ Đỗ Phủ
Đêm nằm nghe tuyết rụng ở Dương Châu
Không! Lòng tôi đây một Trung Hoa chất ngất
Sóng Trường Giang từng ngợp giấc chiêm bao
Áo em khép mở hai hàng cúc
Đôi mắt buồn như điệu nhạc Dương Lâu
Bến Tầm Dương lá lau mơ một lần lấy được
Rừng phong thu trong chén rượu trăng vàng
Ôi ta đã từng một Trung Hoa rồi đấy
Dẫu chưa một lần chiều biên giới ta sang
Nhưng ông đời hơn, say đắm và thi sĩ hơn tôi nghĩ lại là ở những câu thơ thuần Việt này:
Anh ngồi phía nắng che em
Phía mưa che ướt phía đêm che buồn
Đấy là một câu thơ hay và đẹp từ ngôn ngữ hình ảnh đến tình cảm.
Năm nay Mai Phương sắp bước sang tuổi 80 (ông sinh năm 1933) nhưng tôi thấy ông vẫn còn trẻ trung và hăng hái lắm. Người dám bỏ biên chế cơ quan từ đầu những năm sáu mươi để đến gõ cửa trường bồi dưỡng viết văn ở Quảng Bá cùng Nguyễn Thị Ngọc Tú, người tham dự Hội nghị những người viết văn trẻ đầu tiên ở ấp Thái Hà cùng Trần Nhật Lam, Bùi Minh Quốc, Bùi Bình Thi… đến nay vẫn còn rất đam mê văn chương.
Và cũng còn rất nồng nàn trong đời sống. Bằng chứng là ngồi trong phòng làm việc của Bí thư Đảng ủy Công ty cổ phần than Hà Tu mà chưa xong chuyện Đảng ông đã say sưa ngay với những chuyện vui về tình yêu. Bằng chứng nữa là mỗi lần gặp tôi dù ở Hà Tu mấy tháng trước hay Hà Nội mới đây lúc nào ông cũng hỏi “sắp tới có đi đâu không “và nhắc” viết cho hay vào”. Còn tôi thì vẫn nợ ông một lần đến Tuy An thắp nhang cho cụ ông cụ bà thân phụ mẫu của ông và thăm biển.
Long Biên, tháng 7-2012
Nguồn tin: TCNV 11-2012