Buổi ra mắt tập “tiểu luận và bút ký về nghề văn” Nhà văn anh là ai của nhà văn Ma Văn Kháng vừa diễn ra tại không gian của Hội Nhà văn TPHCM sáng 10-12.

Nhà văn Hoàng Đình Quang (bìa phải) đang trình bày về quan niệm học nghề trong văn chương - Ảnh: L.Điền

Nhà văn Hoàng Đình Quang (bìa phải) đang trình bày về quan niệm học nghề trong văn chương – Ảnh: L.Điền

Ở tuổi 79, Ma Văn Kháng vẫn chứng tỏ sức viết của mình còn đều đặn, khi vừa tuần trước ông ra mắt một tiểu thuyết (Người thợ mộc và tấm ván thiên, NXB Trẻ ấn hành) tại Hà Nội. Nay, NXb Văn hóa văn nghệ ấn hành quyển Nhà văn anh là ai gồm các tiểu luận, bút ký xoay quanh các câu chuyện về nghề văn.

Nghề văn cũng là một nghề

Cái nhan đề Nhà văn anh là ai cũng chính là câu tự vấn của mỗi người khi đã quyết dấn thân vào nghiệp văn với vô vàn câu hỏi về nghề về người cần giải quyết.

Một số bài viết trong tập này đã xuất hiện trên báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam từ cuối năm 2012, sau đó được tác giả viết thêm, hệ thống lại thành ba phần: Nhà văn anh là ai; Tình cờ nhận ra; Tâm sự nghề nghiệp. Đây có thể xem là những suy nghĩ về nghề văn tích cực nhất mà Ma Văn Kháng đã “rút ruột” chia sẻ với bạn viết và bạn đọc gần xa.

Những kinh nghiệm viết, những phát hiện kiến thức, những câu chuyện làm nên đề tài cho tác phẩm… một đời lao động cật lực của một nhà văn nổi tiếng trong dòng văn học đương đại Việt Nam, hẳn sẽ là tài liệu quý giá không những để cho các nhà văn tham khảo mà còn là cơ sở cho giới phê bình, nhà nghiên cứu hiểu sâu hơn về các quan niệm của Ma Văn Kháng về nghệ thuật.

Nhà văn Trần Thanh Giao đã đọc kỹ quyển tiểu luận này, và nêu ra những điều tâm đắc với Ma Văn Kháng. Đó là hiện nay có những trường hợp không phải hữu xạ tự nhiên hương mà “quảng cáo tạo nên hương”, lại là hương dỏm do quảng cáo đem lại để văn chương cũng bán được, như vậy thì đau lòng quá.

Hay như cách Ma Văn Kháng quan niệm nghề văn cũng là một nghề, mà đã là nghề thì có thể truyền nghề được. Đây chắc chắn là điều cần thiết và là niềm tin để những ai bước vào con đường viết lách có thêm động lực để phấn đấu thành tựu với nghề.

Vì sao anh viết văn?





Tại buổi ra mắt kéo dài thành một cuộc tọa đàm, nhiều nhà văn cũng từ kinh nghiệm và trải nghiệm của mình, chia sẻvới đề tài đang là nhan đề tập sách của Ma Văn Kháng.

Câu chuyện nhà văn anh là ai hay nói cách khác rằng nhà văn phải là người thế nào, quả thật là tập hợp của nhiều cách hiểu, nhiều quan niệm rất dễ gặp nhau nhưng cũng dễ bất đồng.

Nhà văn Hoàng Đình Quang cho rằng trước khi trả lời câu “nhà văn anh là ai”, phải trả lời câu hỏi: vì sao anh viết văn, và câu trả lời phải là trung thực.

Nhà văn Triệu Xuân cho rằng kiến thức và cập nhật kiến thức đời sống đương đại là tối cần thiết với nhà văn, nhà phê bình Hoài Anh lại cho  rằng nhà văn nhà thơ là những nghệ sĩ, họ có những phẩm chất khác lạ, rất riêng, có khi là không bình thường – nói theo cách của Chế Lan Viên.

Nhưng có lẽ, dẫu có là ai thì mỗi người cũng phải sáng suốt để tự thu xếp cho mình. Cái “là ai” sẽ đến một cách tự nhiên sau tài năng, tâm huyết và thời gian làm việc anh đã bỏ ra.

Đọc thơ Trang Thế Hy

Nhà văn Bích Ngân có sáng kiến đọc một bài thơ của Trang Thế Hy – người vừa từ giã cõi đời và khi tọa đàm đang diễn ra thì tại quê nhà, Trang Thế Hy đang được bạn văn làm lễ truy điệu và đưa ông về với đất. Bài thơ Bứt đứt sợi chỉ hồng của ông, theo Bích Ngân, chính là câu chuyện của nhà văn hôm nay, trong bối cảnh làm văn nghệ ở xứmình. Chị đọc:

(Lời một cô gái có người yêu là nhà thơ)

Hồi mình mới yêu nhau, cây kéo kiểm duyệt tạm trú trong đầu anh như khách không mời mà đến.

Chỉ thỉnh thoảng nó mới e dè cắt bỏ một vài bông hoa tư duy nhỏ nở ra trên trang viết của anh.

Nó ái ngại thấy anh nhỏ lệ nhìn những giọt nhựa tươi rỉ ra từ những cuống hoa bị cắt xén.

Từ ái ngại nó chuyển qua thương anh rồi tội nghiệp anh như một nhà thơ nhát gan.

Bây giờ cây kéo kiểm duyệt không phải là khách;

Nó có hộ khẩu thường trú trong trái tim anh.

Trước sự dửng dưng vô cảm của anh, nó cắt xén không thương tiếc những bông hoa cảm nghĩ của anh, kể cả những búp chưa kịp nở

Nó lạnh lùng nhưng đôi khi cũng nói; nó không nói anh nhát gan, nó nói anh hèn.

Khi cây kéo kiểm duyệt không còn gì để cắt xén nữa

Trước sự vô hồn, trần trụi của bản thân anh, nó sẽ cắt đến sợi chỉ hồng đã gắn bó đôi ta do bàn tay xe duyên của bà nguyệt ông tơ.

Em thương sợi chỉ quá nhưng đành phải bứt đứt nó trước bằng chính tay em.

Theo Lam Điền – Tuổi trẻ

Mùa giải thưởng văn học hàng năm (từ tháng 10 đến tháng 12) xem như đã khép lại. Các giải thưởng đã được trao nhưng một lần nữa, câu hỏi lớn được đặt ra là các giải thưởng văn học trong nước đang đóng góp gì cho sự phát triển văn học trong nước?

Chật vật giải chính quy

Hiện nay, hệ thống giải thưởng văn học trong nước tựu chung có thể chia thành 2 bộ phận là giải của các hội chuyên ngành và của các tổ chức bên ngoài lĩnh vực văn học. Thuộc hệ thống chuyên ngành, nổi bật có giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM. Giải thuộc các tổ chức khác phải kể đến Văn học tuổi 20 (phối hợp giữa Hội Nhà văn TPHCM, Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ), giải Sách hay (Viện IRED), giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam đang chật vật vượt qua những khủng hoảng về dư luận, sau một loạt trường hợp từ chối nhận giải hay thậm chí là tố cáo các khuất tất xung quanh giải thưởng này. Dù rằng những vấn đề trên không có chứng cứ nhưng việc một giải thưởng lớn mỗi lần trao giải lại bị tranh cãi về tính công minh, công bằng, ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của giải đối với đời sống văn học trong nước.

Đại diện cho hai địa phương có đông tác giả nhất nước, các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM luôn được đánh giá rất cao. Như giải của Hội Nhà văn TPHCM từng được bạn đọc quan tâm khi giới thiệu những cây bút trẻ, tác giả mới, có cách thể hiện độc đáo. Thế nhưng, do một số lý do cả chủ quan lẫn khách quan, giải mất dần sự chú ý của bạn đọc, yếu tố trẻ cũng bị bỏ lơi khi liên tục nhiều năm không trao giải cho các tác giả trẻ.

Giải của Hội Nhà văn Hà Nội nhiều năm liên tục được đánh giá cao về giá trị của các tác phẩm cũng như cách làm chuyên nghiệp. Thế nhưng, sự kiện nhà thơ Phan Huyền Thư với tác phẩm đoạt giải bị phát hiện đạo thơ đã làm lung lay uy tín của giải này và như chính đại diện Hội Nhà văn Hà Nội thừa nhận là sẽ xem lại quy trình xét duyệt tác phẩm sau này.

Đầy tham vọng khi ra mắt, giải thưởng Sách hay mang đến kỳ vọng làm một “Goncourt của Việt Nam” (giải thưởng danh giá nhất về văn học của Pháp, tuy không có giá trị vật chất cụ thể nhưng có giá trị về ý nghĩa lớn). Tuy nhiên, do tiêu chí của giải không rõ ràng, chỉ tập trung trao cho các tác phẩm quá cũ, thậm chí còn để xảy ra sơ sót trao giải cho tác phẩm tái bản cẩu thả, nhiều lỗi đã khiến giải thưởng này cũng dần mất đi sự chú ý của bạn đọc.

Giải thưởng Văn học tuổi 20 giới thiệu được nhiều cây bút mới xuất sắc

Trong số hàng loạt giải thưởng văn học trong nước hiện nay, có lẽ giải thưởng Văn học tuổi 20 vẫn được xem đáng chú ý nhất. Đây là giải được đánh giá đã góp phần tìm kiếm nhiều cây bút mới cho văn đàn trong nước nhất hiện nay. Bên cạnh đó, việc tập trung viết cho giới trẻ, để người trẻ viết cũng góp phần phản ánh được nhu cầu đọc và viết của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cũng vì hướng vào đối tượng tác giả, bạn đọc cụ thể nên giải không thể mở rộng, chỉ có thể gói gọn trong quy mô của riêng mình.

Vinh danh hay hoài nghi?

Vai trò của các giải thưởng văn học là chủ đề chính của hai cuộc tọa đàm vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM. Điều đáng nói, các nhà văn, bạn đọc tham gia tọa đàm đều nêu lên thực tế trong nước hiện nay là thay vì đóng vai trò tìm kiếm, giới thiệu, vinh danh tác giả, tác phẩm thì các giải thưởng văn học hiện lại trở thành tâm điểm của sự hoài nghi, dè chừng mỗi khi trao giải. Mà điều đáng nói, sự hoài nghi, dè chừng lại đến từ các yếu tố bên ngoài văn chương như quan hệ cá nhân, yếu tố quyền lợi… Kết quả, có tác giả ngại nhận giải thưởng vì thế nào cũng bị đồn là “thế này thế nọ” mới có giải.

Lý giải hiện tượng này, bài học của giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội có thể xem là một ví dụ. Mỗi tác phẩm được giải đều được phê bình cụ thể bởi những cây bút phê bình tên tuổi. Họ trình bày cụ thể những điểm hay, điểm dở của tác phẩm, lý do trao giải được chứng minh cụ thể bằng tác phẩm phê bình. Chính vì điều đó nên ảnh hưởng của giải ngày càng tăng cao. Vẫn có những tranh luận, nhưng khi đó tranh luận đã chuyển qua tính học thuật, góp phần mở ra những vấn đề mới trong sáng tác chứ không quanh quẩn những vấn đề bên ngoài sáng tác. Ngay cả trường hợp đạo thơ vừa qua, các nhà lý luận vẫn khẳng định đó là tác phẩm hay, xứng đáng được trao giải, lỗi chỉ ở chỗ hội đồng giám khảo đã không thể đọc hết các sáng tác để biết được tác phẩm có sao chép của ai hay không.

Chính vì thế, khi nói về việc suy thoái các giải thưởng văn học hiện nay, nguyên nhân chính vẫn được quy về việc còn thiếu một nền phê bình tương xứng với sự phát triển của nền văn học. Không có phê bình sẽ không có công cụ để bảo vệ, chứng minh hay làm chỗ dựa cho các giải thưởng. Và như thế giải thưởng văn học sẽ rất khó để thực sự được đúng vai trò của mình đối với nền văn học hiện nay.

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2015/12/405317/#sthash.R6r66Kum.dpuf

Mùa giải thưởng văn học hàng năm (từ tháng 10 đến tháng 12) xem như đã khép lại. Các giải thưởng đã được trao nhưng một lần nữa, câu hỏi lớn được đặt ra là các giải thưởng văn học trong nước đang đóng góp gì cho sự phát triển văn học trong nước?

Chật vật giải chính quy

Hiện nay, hệ thống giải thưởng văn học trong nước tựu chung có thể chia thành 2 bộ phận là giải của các hội chuyên ngành và của các tổ chức bên ngoài lĩnh vực văn học. Thuộc hệ thống chuyên ngành, nổi bật có giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM. Giải thuộc các tổ chức khác phải kể đến Văn học tuổi 20 (phối hợp giữa Hội Nhà văn TPHCM, Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ), giải Sách hay (Viện IRED), giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam đang chật vật vượt qua những khủng hoảng về dư luận, sau một loạt trường hợp từ chối nhận giải hay thậm chí là tố cáo các khuất tất xung quanh giải thưởng này. Dù rằng những vấn đề trên không có chứng cứ nhưng việc một giải thưởng lớn mỗi lần trao giải lại bị tranh cãi về tính công minh, công bằng, ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của giải đối với đời sống văn học trong nước.

Đại diện cho hai địa phương có đông tác giả nhất nước, các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM luôn được đánh giá rất cao. Như giải của Hội Nhà văn TPHCM từng được bạn đọc quan tâm khi giới thiệu những cây bút trẻ, tác giả mới, có cách thể hiện độc đáo. Thế nhưng, do một số lý do cả chủ quan lẫn khách quan, giải mất dần sự chú ý của bạn đọc, yếu tố trẻ cũng bị bỏ lơi khi liên tục nhiều năm không trao giải cho các tác giả trẻ.

Giải của Hội Nhà văn Hà Nội nhiều năm liên tục được đánh giá cao về giá trị của các tác phẩm cũng như cách làm chuyên nghiệp. Thế nhưng, sự kiện nhà thơ Phan Huyền Thư với tác phẩm đoạt giải bị phát hiện đạo thơ đã làm lung lay uy tín của giải này và như chính đại diện Hội Nhà văn Hà Nội thừa nhận là sẽ xem lại quy trình xét duyệt tác phẩm sau này.

Đầy tham vọng khi ra mắt, giải thưởng Sách hay mang đến kỳ vọng làm một “Goncourt của Việt Nam” (giải thưởng danh giá nhất về văn học của Pháp, tuy không có giá trị vật chất cụ thể nhưng có giá trị về ý nghĩa lớn). Tuy nhiên, do tiêu chí của giải không rõ ràng, chỉ tập trung trao cho các tác phẩm quá cũ, thậm chí còn để xảy ra sơ sót trao giải cho tác phẩm tái bản cẩu thả, nhiều lỗi đã khiến giải thưởng này cũng dần mất đi sự chú ý của bạn đọc.

Giải thưởng Văn học tuổi 20 giới thiệu được nhiều cây bút mới xuất sắc

Trong số hàng loạt giải thưởng văn học trong nước hiện nay, có lẽ giải thưởng Văn học tuổi 20 vẫn được xem đáng chú ý nhất. Đây là giải được đánh giá đã góp phần tìm kiếm nhiều cây bút mới cho văn đàn trong nước nhất hiện nay. Bên cạnh đó, việc tập trung viết cho giới trẻ, để người trẻ viết cũng góp phần phản ánh được nhu cầu đọc và viết của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cũng vì hướng vào đối tượng tác giả, bạn đọc cụ thể nên giải không thể mở rộng, chỉ có thể gói gọn trong quy mô của riêng mình.

Vinh danh hay hoài nghi?

Vai trò của các giải thưởng văn học là chủ đề chính của hai cuộc tọa đàm vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM. Điều đáng nói, các nhà văn, bạn đọc tham gia tọa đàm đều nêu lên thực tế trong nước hiện nay là thay vì đóng vai trò tìm kiếm, giới thiệu, vinh danh tác giả, tác phẩm thì các giải thưởng văn học hiện lại trở thành tâm điểm của sự hoài nghi, dè chừng mỗi khi trao giải. Mà điều đáng nói, sự hoài nghi, dè chừng lại đến từ các yếu tố bên ngoài văn chương như quan hệ cá nhân, yếu tố quyền lợi… Kết quả, có tác giả ngại nhận giải thưởng vì thế nào cũng bị đồn là “thế này thế nọ” mới có giải.

Lý giải hiện tượng này, bài học của giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội có thể xem là một ví dụ. Mỗi tác phẩm được giải đều được phê bình cụ thể bởi những cây bút phê bình tên tuổi. Họ trình bày cụ thể những điểm hay, điểm dở của tác phẩm, lý do trao giải được chứng minh cụ thể bằng tác phẩm phê bình. Chính vì điều đó nên ảnh hưởng của giải ngày càng tăng cao. Vẫn có những tranh luận, nhưng khi đó tranh luận đã chuyển qua tính học thuật, góp phần mở ra những vấn đề mới trong sáng tác chứ không quanh quẩn những vấn đề bên ngoài sáng tác. Ngay cả trường hợp đạo thơ vừa qua, các nhà lý luận vẫn khẳng định đó là tác phẩm hay, xứng đáng được trao giải, lỗi chỉ ở chỗ hội đồng giám khảo đã không thể đọc hết các sáng tác để biết được tác phẩm có sao chép của ai hay không.

Chính vì thế, khi nói về việc suy thoái các giải thưởng văn học hiện nay, nguyên nhân chính vẫn được quy về việc còn thiếu một nền phê bình tương xứng với sự phát triển của nền văn học. Không có phê bình sẽ không có công cụ để bảo vệ, chứng minh hay làm chỗ dựa cho các giải thưởng. Và như thế giải thưởng văn học sẽ rất khó để thực sự được đúng vai trò của mình đối với nền văn học hiện nay.

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2015/12/405317/#sthash.R6r66Kum.dpuf

Mùa giải thưởng văn học hàng năm (từ tháng 10 đến tháng 12) xem như đã khép lại. Các giải thưởng đã được trao nhưng một lần nữa, câu hỏi lớn được đặt ra là các giải thưởng văn học trong nước đang đóng góp gì cho sự phát triển văn học trong nước?

Chật vật giải chính quy

Hiện nay, hệ thống giải thưởng văn học trong nước tựu chung có thể chia thành 2 bộ phận là giải của các hội chuyên ngành và của các tổ chức bên ngoài lĩnh vực văn học. Thuộc hệ thống chuyên ngành, nổi bật có giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM. Giải thuộc các tổ chức khác phải kể đến Văn học tuổi 20 (phối hợp giữa Hội Nhà văn TPHCM, Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ), giải Sách hay (Viện IRED), giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam đang chật vật vượt qua những khủng hoảng về dư luận, sau một loạt trường hợp từ chối nhận giải hay thậm chí là tố cáo các khuất tất xung quanh giải thưởng này. Dù rằng những vấn đề trên không có chứng cứ nhưng việc một giải thưởng lớn mỗi lần trao giải lại bị tranh cãi về tính công minh, công bằng, ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của giải đối với đời sống văn học trong nước.

Đại diện cho hai địa phương có đông tác giả nhất nước, các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM luôn được đánh giá rất cao. Như giải của Hội Nhà văn TPHCM từng được bạn đọc quan tâm khi giới thiệu những cây bút trẻ, tác giả mới, có cách thể hiện độc đáo. Thế nhưng, do một số lý do cả chủ quan lẫn khách quan, giải mất dần sự chú ý của bạn đọc, yếu tố trẻ cũng bị bỏ lơi khi liên tục nhiều năm không trao giải cho các tác giả trẻ.

Giải của Hội Nhà văn Hà Nội nhiều năm liên tục được đánh giá cao về giá trị của các tác phẩm cũng như cách làm chuyên nghiệp. Thế nhưng, sự kiện nhà thơ Phan Huyền Thư với tác phẩm đoạt giải bị phát hiện đạo thơ đã làm lung lay uy tín của giải này và như chính đại diện Hội Nhà văn Hà Nội thừa nhận là sẽ xem lại quy trình xét duyệt tác phẩm sau này.

Đầy tham vọng khi ra mắt, giải thưởng Sách hay mang đến kỳ vọng làm một “Goncourt của Việt Nam” (giải thưởng danh giá nhất về văn học của Pháp, tuy không có giá trị vật chất cụ thể nhưng có giá trị về ý nghĩa lớn). Tuy nhiên, do tiêu chí của giải không rõ ràng, chỉ tập trung trao cho các tác phẩm quá cũ, thậm chí còn để xảy ra sơ sót trao giải cho tác phẩm tái bản cẩu thả, nhiều lỗi đã khiến giải thưởng này cũng dần mất đi sự chú ý của bạn đọc.

Giải thưởng Văn học tuổi 20 giới thiệu được nhiều cây bút mới xuất sắc

Trong số hàng loạt giải thưởng văn học trong nước hiện nay, có lẽ giải thưởng Văn học tuổi 20 vẫn được xem đáng chú ý nhất. Đây là giải được đánh giá đã góp phần tìm kiếm nhiều cây bút mới cho văn đàn trong nước nhất hiện nay. Bên cạnh đó, việc tập trung viết cho giới trẻ, để người trẻ viết cũng góp phần phản ánh được nhu cầu đọc và viết của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cũng vì hướng vào đối tượng tác giả, bạn đọc cụ thể nên giải không thể mở rộng, chỉ có thể gói gọn trong quy mô của riêng mình.

Vinh danh hay hoài nghi?

Vai trò của các giải thưởng văn học là chủ đề chính của hai cuộc tọa đàm vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM. Điều đáng nói, các nhà văn, bạn đọc tham gia tọa đàm đều nêu lên thực tế trong nước hiện nay là thay vì đóng vai trò tìm kiếm, giới thiệu, vinh danh tác giả, tác phẩm thì các giải thưởng văn học hiện lại trở thành tâm điểm của sự hoài nghi, dè chừng mỗi khi trao giải. Mà điều đáng nói, sự hoài nghi, dè chừng lại đến từ các yếu tố bên ngoài văn chương như quan hệ cá nhân, yếu tố quyền lợi… Kết quả, có tác giả ngại nhận giải thưởng vì thế nào cũng bị đồn là “thế này thế nọ” mới có giải.

Lý giải hiện tượng này, bài học của giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội có thể xem là một ví dụ. Mỗi tác phẩm được giải đều được phê bình cụ thể bởi những cây bút phê bình tên tuổi. Họ trình bày cụ thể những điểm hay, điểm dở của tác phẩm, lý do trao giải được chứng minh cụ thể bằng tác phẩm phê bình. Chính vì điều đó nên ảnh hưởng của giải ngày càng tăng cao. Vẫn có những tranh luận, nhưng khi đó tranh luận đã chuyển qua tính học thuật, góp phần mở ra những vấn đề mới trong sáng tác chứ không quanh quẩn những vấn đề bên ngoài sáng tác. Ngay cả trường hợp đạo thơ vừa qua, các nhà lý luận vẫn khẳng định đó là tác phẩm hay, xứng đáng được trao giải, lỗi chỉ ở chỗ hội đồng giám khảo đã không thể đọc hết các sáng tác để biết được tác phẩm có sao chép của ai hay không.

Chính vì thế, khi nói về việc suy thoái các giải thưởng văn học hiện nay, nguyên nhân chính vẫn được quy về việc còn thiếu một nền phê bình tương xứng với sự phát triển của nền văn học. Không có phê bình sẽ không có công cụ để bảo vệ, chứng minh hay làm chỗ dựa cho các giải thưởng. Và như thế giải thưởng văn học sẽ rất khó để thực sự được đúng vai trò của mình đối với nền văn học hiện nay.

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2015/12/405317/#sthash.R6r66Kum.dpuf

Mùa giải thưởng văn học hàng năm (từ tháng 10 đến tháng 12) xem như đã khép lại. Các giải thưởng đã được trao nhưng một lần nữa, câu hỏi lớn được đặt ra là các giải thưởng văn học trong nước đang đóng góp gì cho sự phát triển văn học trong nước?

Chật vật giải chính quy

Hiện nay, hệ thống giải thưởng văn học trong nước tựu chung có thể chia thành 2 bộ phận là giải của các hội chuyên ngành và của các tổ chức bên ngoài lĩnh vực văn học. Thuộc hệ thống chuyên ngành, nổi bật có giải văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM. Giải thuộc các tổ chức khác phải kể đến Văn học tuổi 20 (phối hợp giữa Hội Nhà văn TPHCM, Báo Tuổi Trẻ, NXB Trẻ), giải Sách hay (Viện IRED), giải truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam đang chật vật vượt qua những khủng hoảng về dư luận, sau một loạt trường hợp từ chối nhận giải hay thậm chí là tố cáo các khuất tất xung quanh giải thưởng này. Dù rằng những vấn đề trên không có chứng cứ nhưng việc một giải thưởng lớn mỗi lần trao giải lại bị tranh cãi về tính công minh, công bằng, ít nhiều đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến vai trò của giải đối với đời sống văn học trong nước.

Đại diện cho hai địa phương có đông tác giả nhất nước, các giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Hà Nội và Hội Nhà văn TPHCM luôn được đánh giá rất cao. Như giải của Hội Nhà văn TPHCM từng được bạn đọc quan tâm khi giới thiệu những cây bút trẻ, tác giả mới, có cách thể hiện độc đáo. Thế nhưng, do một số lý do cả chủ quan lẫn khách quan, giải mất dần sự chú ý của bạn đọc, yếu tố trẻ cũng bị bỏ lơi khi liên tục nhiều năm không trao giải cho các tác giả trẻ.

Giải của Hội Nhà văn Hà Nội nhiều năm liên tục được đánh giá cao về giá trị của các tác phẩm cũng như cách làm chuyên nghiệp. Thế nhưng, sự kiện nhà thơ Phan Huyền Thư với tác phẩm đoạt giải bị phát hiện đạo thơ đã làm lung lay uy tín của giải này và như chính đại diện Hội Nhà văn Hà Nội thừa nhận là sẽ xem lại quy trình xét duyệt tác phẩm sau này.

Đầy tham vọng khi ra mắt, giải thưởng Sách hay mang đến kỳ vọng làm một “Goncourt của Việt Nam” (giải thưởng danh giá nhất về văn học của Pháp, tuy không có giá trị vật chất cụ thể nhưng có giá trị về ý nghĩa lớn). Tuy nhiên, do tiêu chí của giải không rõ ràng, chỉ tập trung trao cho các tác phẩm quá cũ, thậm chí còn để xảy ra sơ sót trao giải cho tác phẩm tái bản cẩu thả, nhiều lỗi đã khiến giải thưởng này cũng dần mất đi sự chú ý của bạn đọc.

Giải thưởng Văn học tuổi 20 giới thiệu được nhiều cây bút mới xuất sắc

Trong số hàng loạt giải thưởng văn học trong nước hiện nay, có lẽ giải thưởng Văn học tuổi 20 vẫn được xem đáng chú ý nhất. Đây là giải được đánh giá đã góp phần tìm kiếm nhiều cây bút mới cho văn đàn trong nước nhất hiện nay. Bên cạnh đó, việc tập trung viết cho giới trẻ, để người trẻ viết cũng góp phần phản ánh được nhu cầu đọc và viết của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên, cũng vì hướng vào đối tượng tác giả, bạn đọc cụ thể nên giải không thể mở rộng, chỉ có thể gói gọn trong quy mô của riêng mình.

Vinh danh hay hoài nghi?

Vai trò của các giải thưởng văn học là chủ đề chính của hai cuộc tọa đàm vừa được tổ chức ở Hà Nội và TPHCM. Điều đáng nói, các nhà văn, bạn đọc tham gia tọa đàm đều nêu lên thực tế trong nước hiện nay là thay vì đóng vai trò tìm kiếm, giới thiệu, vinh danh tác giả, tác phẩm thì các giải thưởng văn học hiện lại trở thành tâm điểm của sự hoài nghi, dè chừng mỗi khi trao giải. Mà điều đáng nói, sự hoài nghi, dè chừng lại đến từ các yếu tố bên ngoài văn chương như quan hệ cá nhân, yếu tố quyền lợi… Kết quả, có tác giả ngại nhận giải thưởng vì thế nào cũng bị đồn là “thế này thế nọ” mới có giải.

Lý giải hiện tượng này, bài học của giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội có thể xem là một ví dụ. Mỗi tác phẩm được giải đều được phê bình cụ thể bởi những cây bút phê bình tên tuổi. Họ trình bày cụ thể những điểm hay, điểm dở của tác phẩm, lý do trao giải được chứng minh cụ thể bằng tác phẩm phê bình. Chính vì điều đó nên ảnh hưởng của giải ngày càng tăng cao. Vẫn có những tranh luận, nhưng khi đó tranh luận đã chuyển qua tính học thuật, góp phần mở ra những vấn đề mới trong sáng tác chứ không quanh quẩn những vấn đề bên ngoài sáng tác. Ngay cả trường hợp đạo thơ vừa qua, các nhà lý luận vẫn khẳng định đó là tác phẩm hay, xứng đáng được trao giải, lỗi chỉ ở chỗ hội đồng giám khảo đã không thể đọc hết các sáng tác để biết được tác phẩm có sao chép của ai hay không.

Chính vì thế, khi nói về việc suy thoái các giải thưởng văn học hiện nay, nguyên nhân chính vẫn được quy về việc còn thiếu một nền phê bình tương xứng với sự phát triển của nền văn học. Không có phê bình sẽ không có công cụ để bảo vệ, chứng minh hay làm chỗ dựa cho các giải thưởng. Và như thế giải thưởng văn học sẽ rất khó để thực sự được đúng vai trò của mình đối với nền văn học hiện nay.

– See more at: http://www.sggp.org.vn/vanhoavannghe/2015/12/405317/#sthash.R6r66Kum.dpuf

Exit mobile version