“Thanh bỏ ra ngoài xuôi dốc, rồi ngược dốc.

Mệt, thấy mệt thì đã đỉnh đồi. Gió thật mát.

Thanh nằm, ngửa mặt lên trời, Giơ tay như túm lấy trời.”

Lúc hồn nhiên, lúc thâm trầm, lúc tinh tế, lúc trần trụi, Lên cao thấy trời thấp thật giống như cuốn nhật kí của những giáo viên miền xuôi lên công tác vùng cao. Đó không chỉ là những bài giảng trong mùa đi nương, không chỉ dừng lại ở những đêm vượt dốc vận động các em đến trường. Đó còn là những khát khao, những suy nghĩ trong góc riêng tư của các thầy giáo, cô giáo, bị cuộc sống xô bồ miền xuôi khỏa lấp đi chỉ trực bùng nổ khi trái tim họ lơ lửng trên triền núi cao vời vợi. Du An để những nhân vật của mình bộc lộ tâm hồn một cách thật nhất, thật đến vô tư, thậm chí là trần trụi. Cuộc sống dưới gầm trời trong mắt nhà văn là một sự hòa hợp thú vị giữa những miền văn hóa khác nhau, đan xen giữa những trái tim của các nhà giáo miền xuôi với đồng bào nơi rẻo cao, nó thoắt ẩn thoắt hiện trong từng câu chữ rắn rỏi.

“Tôi ngồi trước tờ giấy trắng. Em ở đâu? Nghĩ ra cái tít rồi, vẫn không dám đặt bút. Tôi thấy dòng chữ trên khoảng không. Một chàng trai, không một trái tim khao khát yêu thương đang dò dẫm, con đường mới mở, đất đỏ bết. Có tiếng chào ông đi đâu. Giọng nói trẻ trung cất lên trong nắng mai: Tôi đi tìm hạnh phúc. Tiếng xích líp reo vang bình minh. Chòm râu bay bay…”

Tên sách: Lên cao thấy trời thấp thật

Tác giả: Du An

Thể loại: Truyện ngắn

Khổ sách: 13. 20,5

Số trang: 203 trang

Trình bày bìa: Nguyễn Anh Vũ

Công ty TNHH Văn hóa và Dịch vụ Thiên Đức liên kết với NXB Hội Nhà văn, 2015.

Exit mobile version