Tối 22-7, buổi giới thiệu tập tản văn mới Phố đàn bà của tác giả Lê Quỳnh Thư – minh họa tranh của nữ họa sĩ Amandan Huỳnh đã diễn ra khá sôi nổi tại TP.HCM.

Tác giả Lê Quỳnh Thư giao lưu trong buổi giới thiệu về Phố đàn bà tối 22-7 - Ảnh Minh Trang

Tác giả Lê Quỳnh Thư giao lưu trong buổi giới thiệu về Phố đàn bà tối 22-7 – Ảnh Minh Trang

Dù đã và đang là người làm việc trong ngành truyền thông, lại khá dạn dĩ trong giao tiếp, nhưng tác giả Quỳnh Thư cho biết chị thực sự hồi hộp với việc ra mắt tập tản văn đầu tay này của mình.

Gọi là tản văn đầu tay nhưng Phố đàn bà là một sự tập hợp có chọn lọc từ hàng trăm trang viết của tác giả Lê Quỳnh Thư từ nhiều năm qua trên các mặt báo và trên chính trang cá nhân của tác giả.

Đã là mẹ của hai đứa trẻ nên ở chị sự viết không còn là việc bóng bẩy tô vẽ bản thân, chúng là những gì thật thà từ cuộc sống của một người đàn bà đa đoan: ăn một chén cơm nguội cũng đủ để khơi gợi buồn vui ùa về, dạo một mình Sài Gòn phố khuya để gặp lại chính mình nhiều năm về trước…

Tác giả Quỳnh Thư tâm sự: “Tôi hình dung tất cả những điều đến với mình như trên một con phố, nhiều thanh âm, nhiều màu sắc, nhiều cảnh trí, và nhiều phận người. Như những cảm xúc đàn bà trong tôi, lúc nắng lúc mưa, lúc yêu thương lúc hờn dỗi…Nhiều sắc thái và cảm xúc đến mức tôi luôn nhìn vào lòng mình và tưởng tượng những cảm xúc ấy như những con phố mà tôi đã đi qua, để rồi đặt tên cuốn sách này là: Phố đàn bà.”

Chị cũng nhấn mạnh thêm: đối với những người đàn bà viết sách, có lẽ thế mạnh lớn nhất của họ chính là cảm xúc. Những cảm xúc như nước tràn sóng sánh, không có giới hạn, không có điểm dừng. Chính sự tràn đầy đó mà trong mỗi khoảng khắc cuộc sống, mỗi sự việc sự việc đi qua, dù là nhỏ xíu cũng khiến họ nặng lòng và buộc phải trút ra bằng ngòi bút. Và như thế, những câu chuyện mà độc giả sẽ gặp trong tản văn của họ đều là những câu chuyện xinh xắn, vụn vặt nhưng lại dễ tạo được sự đồng cảm ở số đông.

Có nhiều câu chuyện thú vị được Quỳnh Thư chia sẻ khi viết Phố đàn bà. Trong đó có chuyện khiến chị nhớ mãi, như khi viết bài “Đôi điều cho tình yêu”, đó là khi tác giả tham gia vào một khóa huấn luyện dành cho cán bộ quản lý, những kiến thức quản lý trong công việc lại khiến chị liên tưởng đến việc quản lý cuộc sống và hôn nhân. Một sự kết hợp khéo léo giữa kỹ thuật, lý trí và tình cảm. Và chị đã viết tản văn Đôi điều cho tình yêu ngay trong lớp học đó. Hay “cái duyên” để chị gặp tiến sĩ, hoạ sĩ Amanda Huỳnh, một trong những cựu học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hoà cùng tác giả, để cùng tham gia vào tập sách này với những bức tranh minh hoạ vừa sinh động, vừa chất chứa nhiều tâm trạng của một người đàn bà…

Phố đàn bà mỏng nhẹ (hơn 150 trang, do NXB Trẻ phát hành) khi chưa ra mắt một cách chính thức đã tiêu thụ hơn 1000 bản (in 2000 bản) và quyết định dành toàn bộ số tiền nhuận bút có được, cộng với những đóng góp của bạn bè gần xa để chuyển toàn bộ cho ba trường hợp trẻ mồ côi đang bị ung thư máu thông qua việc tìm hiểu và giới thiệu của báo Phụ Nữ TP.HCM. Đó cũng là cách ứng xử rất “đàn bà” của những người mẹ, những người phụ nữ cầm bút, khi mà tình yêu và tình thương dành cho trẻ thơ luôn là vô tận!

 

Bìa sách Phố đàn bà

Bìa sách Phố đàn bà

Dù đã và đang là người làm việc trong ngành truyền thông, lại khá dạn dĩ trong giao tiếp, nhưng tác giả Quỳnh Thư cho biết chị thực sự hồi hộp với việc ra mắt tập tản văn đầu tay này của mình.

Gọi là tản văn đầu tay nhưng Phố đàn bà là một sự tập hợp có chọn lọc từ hàng trăm trang viết của tác giả Lê Quỳnh Thư từ nhiều năm qua trên các mặt báo và trên chính trang cá nhân của tác giả.

Đã là mẹ của hai đứa trẻ nên ở chị sự viết không còn là việc bóng bẩy tô vẽ bản thân, chúng là những gì thật thà từ cuộc sống của một người đàn bà đa đoan: ăn một chén cơm nguội cũng đủ để khơi gợi buồn vui ùa về, dạo một mình Sài Gòn phố khuya để gặp lại chính mình nhiều năm về trước…

Tác giả Quỳnh Thư tâm sự: “Tôi hình dung tất cả những điều đến với mình như trên một con phố, nhiều thanh âm, nhiều màu sắc, nhiều cảnh trí, và nhiều phận người. Như những cảm xúc đàn bà trong tôi, lúc nắng lúc mưa, lúc yêu thương lúc hờn dỗi…Nhiều sắc thái và cảm xúc đến mức tôi luôn nhìn vào lòng mình và tưởng tượng những cảm xúc ấy như những con phố mà tôi đã đi qua, để rồi đặt tên cuốn sách này là: Phố đàn bà.”

Chị cũng nhấn mạnh thêm: đối với những người đàn bà viết sách, có lẽ thế mạnh lớn nhất của họ chính là cảm xúc. Những cảm xúc như nước tràn sóng sánh, không có giới hạn, không có điểm dừng. Chính sự tràn đầy đó mà trong mỗi khoảng khắc cuộc sống, mỗi sự việc sự việc đi qua, dù là nhỏ xíu cũng khiến họ nặng lòng và buộc phải trút ra bằng ngòi bút. Và như thế, những câu chuyện mà độc giả sẽ gặp trong tản văn của họ đều là những câu chuyện xinh xắn, vụn vặt nhưng lại dễ tạo được sự đồng cảm ở số đông.

Có nhiều câu chuyện thú vị được Quỳnh Thư chia sẻ khi viết Phố đàn bà. Trong đó có chuyện khiến chị nhớ mãi, như khi viết bài “Đôi điều cho tình yêu”, đó là khi tác giả tham gia vào một khóa huấn luyện dành cho cán bộ quản lý, những kiến thức quản lý trong công việc lại khiến chị liên tưởng đến việc quản lý cuộc sống và hôn nhân. Một sự kết hợp khéo léo giữa kỹ thuật, lý trí và tình cảm. Và chị đã viết tản văn Đôi điều cho tình yêu ngay trong lớp học đó. Hay “cái duyên” để chị gặp tiến sĩ, hoạ sĩ Amanda Huỳnh, một trong những cựu học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn Khánh Hoà cùng tác giả, để cùng tham gia vào tập sách này với những bức tranh minh hoạ vừa sinh động, vừa chất chứa nhiều tâm trạng của một người đàn bà…

Phố đàn bà mỏng nhẹ (hơn 150 trang, do NXB Trẻ phát hành) khi chưa ra mắt một cách chính thức đã tiêu thụ hơn 1000 bản (in 2000 bản) và quyết định dành toàn bộ số tiền nhuận bút có được, cộng với những đóng góp của bạn bè gần xa để chuyển toàn bộ cho ba trường hợp trẻ mồ côi đang bị ung thư máu thông qua việc tìm hiểu và giới thiệu của báo Phụ Nữ TP.HCM. Đó cũng là cách ứng xử rất “đàn bà” của những người mẹ, những người phụ nữ cầm bút, khi mà tình yêu và tình thương dành cho trẻ thơ luôn là vô tận!

Theo Minh Trang – Tuổi trẻ online