Trần Quốc Toàn-Hà Nội vừa giải phóng Thy Ngọc đã có ngay báo Trống Ếch cho trẻ con phố cổ chúng tôi đọc hằng tuần, tờ báo có cách trình bày rất người lớn, nơi vầng trán cao của trang nhất, họa sĩ Thy Ngọc ghi đầy đủ tên nước Việt ngày ấy – Việt Nam Dân chủ cộng hòa năm thứ 10 – Độc Lập – Tư Do – Hạnh phúc.
Ở hình bìa Trống Ếch số 1, những đứa trẻ Hà Nội hôm qua con bị  “tạm chiếm” hôm này đã là người được giải phóng khua trống báo tin vui.

1.Với màu đỏ chủ đạo, màu cờ nước, trong hình bia Trống Ếch số 1, Thy Ngọc vẽ bức tranh đoàn thiếu nhi nổi trống mừng giải phóng như vẽ lại chính mình, bè bạn mình mười năm trước, khi ông cầm cờ bước theo đoàn người cướp chính quyền từ tay thực dân Pháp, ông kể “Tôi nhớ mãi ngày 17-8-1945, cuộc mít tinh do chính phủ thân Nhật tổ chức ở Nhà hát lớn Hà Nội. Bỗng nhiên, Việt Minh cướp diễn đàn và bung ra lá cờ đỏ to lớn, phủ cả một gian gác mặt tiền. Ở dưới, cùng với tiếng vỗ tay rầm trời là vô vàn lá cờ nhỏ bung lên. Cậu San (Nguyễn Tuấn San- em ruột nhà thơ Thâm Tâm, có bút danh là Thệ Thủy) đưa cho tôi một lá cờ may tay, có ngôi sao vàng hơi mập. Tôi dùng cả hai tay làm cán cờ rồi dướn người giơ cao. Lúc diễu hành, mưa to, màu đỏ từ cờ loang ra cả mặt mũi, quần áo; Tôi vừa đi vừa hát vang: Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước…

Thy Ngọc theo cách mạng từ ngày ấy, từ ngày ấy, cây viết trẻ từng đàm đạo văn chương với các nhà văn lớn của văn học hiện thực phê phán thời 1930-1945 thành anh bộ đội cụ Hồ. Người viết trẻ Thy Ngọc, theo chân Nam Cao, Tô Hoài… bước vào cuộc kháng chiến chín năm lại là người đã từng “dẫn đường” cho đàn anh Nam Cao của mình. Cuốn Vỡ Đê (VĐ) của Thy Ngọc được in từ năm 1943 với bút danh Nguyễn Ngọc ở nhà xuất bản Cộng Lực, tủ sách Hoa Mai, khi Thy Ngọc vừa mười tám tuổi, đang học ban thành chung trường Gia Long. Sách ra được mấy tháng  Thy Ngọc nhận được thư của ông chủ bút Lê Doãn Riệu: “Có bác nhà văn tên là Nam Cao khen ngợi cuốn VĐ của bác. Ông Nam Cao thích cốt truyện và những nhân vật nghèo khổ đó, gửi lời mong bác viết nhiều cho tầng lớp nghèo khổ”. Trường Gia Long gần nhà xuất bản Tân Dân, Thy Ngọc thường đi học sớm để xem cọp  Tiểu thuyết thứ bảy được gỡ ra dán trên tấm bảng có chăng lưới trước cửa. Cho đến hôm, đang “xem cọp” thì Nam Cao xuất hiện, ông Riệu lịch thiệp giới thiệu: “Đây là bác Nam Cao… và đây là bác Nguyễn Ngọc…”. Thy Ngọc đỏ mặt, thật sự lúng túng vì chữ “bác” kia. Thật may, Nam Cao không ngồi lâu, ông muốn đến Lê Văn Trương, cảm ơn nhà văn nổi tiếng vừa giới thiệu và xuất bản Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo), Thy Ngọc tình nguyện làm người dẫn đường, đưa Nam Cao lên tàu điện về phía Bạch Mai. Hai “bác” thành bạn đường. Thy Ngọc kể trong hồi kí của mình: ”Tôi dẫn Nam Cao ra bến đỗ của chuyến tàu điện từ phía Hàng Đậu chạy tới chợ Đồng Xuân, để tới bến đỗ ngã tư Trung Hiền; sau đó đi chặng chợ Bạch Mai… Tiếng tàu điện ồn ào, từ bánh sắt rít trên đường ray, từ tiếng chuông leng keng liên hồi dưới chân người lái… và các chặng khách lên, khách xuống, làm câu chuyện của chúng tôi luôn luôn phải chắp nối, vá víu. Dù sao, với tôi, trước khi cùng xuống ở bến tàu điện ngã tư Trung Hiền để từ đó đi ngược trở lại một quãng là tới chỗ rẽ về phố Chùa Vua có nhà số 38, nơi ở của nhà văn Lê Văn Trương, thì tôi đã nhớ được vài tên của các con nhỏ của anh bấy giờ là cái Hồng, bé Thiên… biết được cái áo sơ mi Nam Cao đang mặc là mượn của người bạn dạy học, gần nhà, mỗi khi có việc cần phải đi Hà Nội…”

Thy Ngọc theo cách mạng từ ngày ấy, từ ngày ấy, cây viết trẻ từng đàm đạo văn chương với các nhà văn lớn của văn học hiện thực phê phán thời 1930-1945 thành anh bộ đội cụ Hồ. Người viết trẻ Thy Ngọc, theo chân Nam Cao, Tô Hoài… bước vào cuộc kháng chiến chín năm lại là người đã từng “dẫn đường” cho đàn anh Nam Cao của mình. Cuốn Vỡ Đê (VĐ) của Thy Ngọc được in từ năm 1943 với bút danh Nguyễn Ngọc ở nhà xuất bản Cộng Lực, tủ sách Hoa Mai, khi Thy Ngọc vừa mười tám tuổi, đang học ban thành chung trường Gia Long. Sách ra được mấy tháng  Thy Ngọc nhận được thư của ông chủ bút Lê Doãn Riệu: “Có bác nhà văn tên là Nam Cao khen ngợi cuốn VĐ của bác. Ông Nam Cao thích cốt truyện và những nhân vật nghèo khổ đó, gửi lời mong bác viết nhiều cho tầng lớp nghèo khổ”. Trường Gia Long gần nhà xuất bản Tân Dân, Thy Ngọc thường đi học sớm để xem cọp  Tiểu thuyết thứ bảy được gỡ ra dán trên tấm bảng có chăng lưới trước cửa. Cho đến hôm, đang “xem cọp” thì Nam Cao xuất hiện, ông Riệu lịch thiệp giới thiệu: “Đây là bác Nam Cao… và đây là bác Nguyễn Ngọc…”. Thy Ngọc đỏ mặt, thật sự lúng túng vì chữ “bác” kia. Thật may, Nam Cao không ngồi lâu, ông muốn đến Lê Văn Trương, cảm ơn nhà văn nổi tiếng vừa giới thiệu và xuất bản Đôi lứa xứng đôi (tức Chí Phèo), Thy Ngọc tình nguyện làm người dẫn đường, đưa Nam Cao lên tàu điện về phía Bạch Mai. Hai “bác” thành bạn đường. Thy Ngọc kể trong hồi kí của mình: ”Tôi dẫn Nam Cao ra bến đỗ của chuyến tàu điện từ phía Hàng Đậu chạy tới chợ Đồng Xuân, để tới bến đỗ ngã tư Trung Hiền; sau đó đi chặng chợ Bạch Mai… Tiếng tàu điện ồn ào, từ bánh sắt rít trên đường ray, từ tiếng chuông leng keng liên hồi dưới chân người lái… và các chặng khách lên, khách xuống, làm câu chuyện của chúng tôi luôn luôn phải chắp nối, vá víu. Dù sao, với tôi, trước khi cùng xuống ở bến tàu điện ngã tư Trung Hiền để từ đó đi ngược trở lại một quãng là tới chỗ rẽ về phố Chùa Vua có nhà số 38, nơi ở của nhà văn Lê Văn Trương, thì tôi đã nhớ được vài tên của các con nhỏ của anh bấy giờ là cái Hồng, bé Thiên… biết được cái áo sơ mi Nam Cao đang mặc là mượn của người bạn dạy học, gần nhà, mỗi khi có việc cần phải đi Hà Nội…”

Sau ngày toàn quốc kháng chiến, Thy Ngọc trở thành biên tập viên báo Quân Du Kích,  chủ nhiệm  là Đào Phan tức Đào Duy Dếnh, em ruột nhà sử học Đào Duy Anh. Chiến dịch biên giới nổ ra  báo Quân Du Kích, phải chia nhỏ cơ quan. Thy Ngọc cùng người vợ trẻ và đứa con đầu lòng mới lên ba, đi bộ từ rừng núi Thái Nguyên tới rừng núi Thanh Hóa đầu binh trường Lục Quân đang  đào tạo sĩ quan khóa 5 ở mạn Núi Nưa. Thằng bé nằm trong địu, bụng con áp sát bụng bố, chân thòng sang hai bên. Có lúc nó muốn tiểu, không kịp tháo địu, đái luôn vào bụng bố, nóng như nước trà pha ủ trong giành. Những lúc ấy, nếu gặp suối thì giặt rồi phơi lên nón lá của mẹ nó, nếu không chỉ vắt khô treo lồng vào một cành cây gánh vai, hong gió…

Trước khi nổ ra chiến dịch Điện Biên Phủ, anh bộ đội Thy Ngọc được phân công trở về Hà Nội với nhiệm vụ làm giáo viên  ở các trường học. Quân Pháp thất bại ở chiến trường,  sẽ tìm cách lùa người di cư vào Nam bên kia vĩ tuyến 17, ta phải giữ người của ta, giữ được các em học sinh là giữ được cả phụ huynh các em. Nhịp ”trống ếch” ra đời ngay sau ngày giải phóng thủ đô, mà ta nói trên kia chinh là nhịp trống níu giữ chân người!

2.Trong lễ tưởng niệm nhân một năm ngày mất Thy Ngọc (23.12.2012-23.12.2013), tổ chức tại chi nhánh phía nam NXB Kim Đồng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể lại,  sau khi đã nghỉ hưu ở NXB Kim Đồng (268 đường Nguyễn Đình Chiểu TP.HCM), nhà văn Thy Ngọc lại đầu quân làm lính mới cho trẻ em ở báo Khăn quàng đỏ (nằm trên đường Phạm Ngọc Thạch). Không biết ông sợ phạm luật hay sợ va quẹt mà chỉ đạp xe chầm chậm, chạy thẳng và rẽ phải theo dòng thuận chiều chứ không bang ngang rẽ trái cho nhanh và vì thế quãng đường từ Nguyễn Đình Chiểu sang Phạm Ngọc Thạch của ông luôn dài hơn nhiều với lộ trình Cách mạng tháng Tám – Điện Biên Phủ – Hai Bà Trưng – Võ Văn Tần – Phạm Ngọc Thạch, và ngược lại. Từ câu chuyện “luôn chọn đi lề phải” nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đưa ra nhận xét, Thy Ngọc biết chấp nhận thực tế, biết dồn nén nóng vôi, lo buồn, ông sống hiền, để có thể chắt lọc  những trong trẻo, tinh khiết, thơm mát cho các trang văn hướng tới tuổi thơ của mình. Vì trẻ em Thy Ngọc không bao giờ bẳn gắt trên các trang văn.

Thi si thần đồng Trần Đăng Khoa thì nhận ra “Thy Ngọc sống lặng lẽ, khiêm nhường. Ông rất ít xuất hiện giữa chốn đông người, và nếu có việc phải nhô ra trong cõi trần ai thì ông cũng lặng lẽ chìm vào đám đông”. Cũng  là chuyện Thy Ngọc giấu mình, nhà thơ Đoàn Vỵ Thượng kể “có lần tôi đến tòa soạn Khăn Quàng Đỏ, bước lên thang lầu tìm vào phòng ông làm việc để nhờ  ông lục kiếm một số bài thơ tôi đã đăng trên báo (do tôi không lưu bản thảo). Thời gian đó là những năm cuối 1980 đầu 1990, ông phụ trách Phòng tư liệu báo Khăn Quàng Đỏ. Trong căn phòng khá rộng, chỉ một mình ông ngồi với cái dáng cặm cụi cần mẫn. Căn phòng có mắc mấy cái bóng điện, nhưng chỉ duy nhất cái bóng xế bên trái chỗ ông ngồi cách khoảng 2 mét là đang thắp sáng. Thy Ngọc ngồi lặng lẽ trong vùng sáng đó – hắt lên vừa đủ sang đống bản thảo trên bàn, quay lưng lại với cửa chính căn phòng. Chung quanh ông vẫn chỉ là một khoảng tối nhờ nhờ. Khi thấy có khách vào, ông mới đứng dậy bật lên đôi cái bóng điện gần nhất. Lúc đó chỉ có tôi và ông, và không gian thì vắng lặng, nhưng nhìn cái dáng ngồi khoanh tay của ông, cả trước người đối diện, tôi nhận rõ thêm một Thy Ngọc vẫn cứ “cố thủ” thu mình ngay cả khi đang ở một mình! Và làm như thể sự thu mình ấy chưa đủ giấu hết mình đi, ông lại còn tìm cách “thu” bớt ánh sáng  quanh mình, hầu nhòa lẫn mình vào bóng tối”.

Thy Ngọc âm thầm trong bóng tối như một thứ rễ cây có sức đào sâu, thật sâu. Nhưng nếu ngắm nhìn cây  văn học  mọc lên từ bộ rễ kia, lừng lữ 50 tàng lá tác phẩm của chính mình và 300 tác phẩm của bạn văn mà mình tham gia tổ chực, khi biên tập, khi minh họa thì lại có thể ví Thy Ngọc như một qủa núi cao biết thấp xuống để, nói như ai… “Cúi mình làm ngựa chú nhi đồng”. Cúi mình tới mức đủ tự tin để giao cho bé Mí, cô bé 6 tuổi vẽ minh họa cho tập thơ “Bầu trời trong quả trứng” của nhà thơ Xuân Quỳnh, mẹ em.

Vào dịp Thy Ngọc lên lão 80, người viết bài báo này có dịp theo chân đoàn làm phim vào thăm phòng văn của ông và thật sự ngạc nhiên, ông vẫn ngồi viết trên chiếc ghế có gắn một “mặt bàn” chỉ nhỉnh hơn trang sách chút đỉnh. Ông tiết kiệm không gian riêng, khí quyển riêng để phòng sách của mình còn là phòng chơi của đứa cháu nội, để được làm bạn với nó, được say sưa biến đứa cháu nhỏ thành đề tài văn học lớn của mình và tiếp tục sáng tác.

Cái ghế liền bàn ấy NXB Kim Động tặng Thy Ngọc khi ông nghỉ hưu. Ông giữ vì nó đắc dụng và vì nó vốn được bày trong phòng họp của chi nhánh phía Nam NXB Kim Đồng là nơi mà sau 1975 nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi còn là một cán bộ Đòan đã từng ngồi và bàn bạc công việc với anh em. Ghế ấy đã thành kỉ vật cần giữ. Nhưng một kỉ vật khác Thy Ngọc lại đem tặng, bởi nó còn đắc dụng với người khác. Ông kể, “Cách đây 6, 7 năm, có hai chị em nhỏ tuổi là Dương Thị Hồng Vy và Dương Thị Hồng Vân ở Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh) là những cộng tác viên của báo Khăn Quàng Đỏ và Nhi Đồng nơi tôi đang làm việc. Các cháu viết khá tốt, bài được sử dụng đều. Tôi đã có lần viết bài giới thiệu tài năng các cháu. Song, nhà các cháu nghèo quá, các cháu còn phải lo học nên viết ít đi, tôi phải động viên mãi. Các cháu nhận tôi là “ông ngoại”. Diễn biến cuộc sống, thành tích học tập, các cháu đều gởi thư đều đặn báo cáo cho tôi biết. Cả những bài thơ được in báo, các cháu cũng chụp, đóng, trình bày thành tập, trang trọng gửi tặng tôi. Thương các cháu, tôi có tặng phẩm tinh thần là những bài viết, những cuốn sách; nhưng cảm thấy chưa đủ, tôi đã tặng lại cho các cháu “con ngựa sắt” yêu quý của tôi là chiếc xe đạp đã cùng tôi rong ruổi biết bao nhiêu đường trường”.  Chính ông đã “cúi mình làm ngựa chú nhi đồng” thì dù ngựa sắt kia có cho đi, hành trình với con nít của nhà văn Thy Ngọc nào có gián đoạn! Trên hành trình này, từ góc nhìn hắt lên, nhiều quan niệm về văn học được sáng tỏ. Trong hơn nữa thế kỉ mang qùa văn học tới cho trẻ em Việt Nam, Thy Ngọc đã từng gặp tình huống khó, đứa cháu nội vào phòng văn:

Trang giấy ông làm thơ

Cháu cứ đòi, phụng phịu

– Cháu gấp máy bay cơ!

Tiếc gì, ông không chịu?!

Thi sĩ tiếc thi phẩm, tìm cách hoãn binh:

– Ông chẳng tiếc cháu đâu

Nhưng đây là bản nháp

Chữ chưa ghi vào đầu

Cháu lấy đi là mất!

Đợi ông nhẩm đã nào

Đã khổ nhục kế đến thế, đưa bé vẫn không quên “giấc mơ” (tiêu đề bài thơ) của mình, vẫn vẫn tự tin một cách hồn nhiên, hạ thấp câu chữ vật chất so với ước mớ cháy bỏng của em lúc ấy:   – Ông học lâu vậy sao?/ Cháu chỉ cần lướt lướt và người ông như tỉnh ra, như đốn ngộ:

“Máy bay” cháu hơn thơ?

Ông tiếc gì trang giấy

Cháu bay lên ước mơ

Ông yên lòng biết mấy.

Về phút đốn ngộ này, trong một bài bình của mình nhà thơ Cao Xuân Sơn, đưa ra cách hiểu: “…niềm thích thú ngay tức khắc của đứa cháu yêu là chiếc máy bay giấy chợt trở nên lớn hơn tất cả, đáng để ông quên đi tất cả, kể chi một bài thơ nhỏ nhoi?”. Và “Xét cho cùng, thơ ca có lẽ trước hết cần phải tạo được hứng thú cho trẻ em như thể một – món  – đồ  – chơi , thứ đồ chơi mà chúng thèm muốn hàng ngày, rồi sau đó mới nói đến những chuyện to tát, cao siêu khác!”

Mang nhiều món đồ chơi tới cho các em,  cái “trống ếch”, “con lợn đất”, “lớp học của anh bồ câu trắng” “tên lửa bút chì”… nhà văn Thy Ngọc, họa sĩ Thy Ngọc hiền lành, chăm chỉ như một ông lão nặn tò hè ngồi đợi các cháu bên con đường dẫn đến những to tát cao siêu.

Exit mobile version