Trương Hiền Lượng

Từ đó, sau buổi làm hàng ngày, Mã Anh Hoa đều rủ tôi về nhà cô. Nếu tôi không đến thì cô lại chạy tới “nhà” gọi. Tôi sợ ngày nào cô cũng đến tìm, tay “Chủ nhiệm kinh doanh” sẽ nghi ngờ, nên tôi thường đến đúng hẹn. đến rồi, việc đầu tiên là ăn cơm trong một tâm trạng ngượng ngùng, tôi ăn thật no.

Cô có đủ thứ của cao nguyên hoàng thổ: bột mì, gạo, kê, cao lương, đậu vàng…y như cái kho của chuột đồng. cô thường thổi cơm độn gạo với kê, đậu vàng. Cái món cơm độn ấy rất thơm, ngay cả những người ngày ngày cơm gạo no nê, cũng  công nhận là ngon hơn cơm gạo. thời gian này, báo đài đang ra sức tuyên truyền “tinh chế lương thực phụ”. Ở nông trường lao cải, tôi nghe nói về sự tích “tiên tiến” của một anh cấp dưỡng. từ một cân gạo chế biến thành bảy cân lương thực. Loa còn nói anh ta được đi dự “hội nghị tiên tiến”, khiến tôi cứ nuốt nước  bọt. Cô không  bao giờ chế biến ra loại “cơm” mà  trên thực tế vật lý học gọi là “dung dịch quá bão hoà”, mà là cơm thật sự, hạt nào ra hạt nấy, tròn trĩnh, óng mượt. tất nhiên, tôi đã được ăn loại cơm cô nấu không bột quả cỏ. Kỹ thuật nấu cơm loại này cao siêu hơn nhiều so với anh cấp dưỡng được dự “hội nghị tiên tiến”.

Xưa nay quả cỏ không được coi là lương thực. trong danh điểm ngũ cốc, không thấy liệt kê loại quả này. năm 1958, khi khi lúa đang làm đòng thì bùng lên phong trào “Toàn dân làm gang thép”, tất cả nông dân, công nhân nông nghiệp đều lên núi khai mỏ, đắp lò. Trên núi, lửa rừng rực. Dưới đồng hình như cũng bị lửa thiêu: không một giọt nước. Sang thu, không thu hoạch được một hạt thóc , trái lại cây cỏ quả thì xanh tốt như rừng nguyên thuỷ. Cây cao tầm người, dày đặc, châu chấu bay không lọt, bông đặc biệt to. Các vị lãnh đạo nông nghiệp địa phương nảy ra sáng kiến ăn quả cỏ, và cho phép nộp nó thay lương thực cho nhà nước. Thế là bột quả cỏ đàng hoàng đứng vào hàng ngũ lương thực, hơn nữa, đến sau nhưng ngồi trốc, chiếm ghế thứ nhất. Cách chế biến phổ thông nhất là xay ca vỏ. Đó chính là thứ bột chúng tôi ăn hàng ngày. Nó không có chất dính, cái bánh quả cỏ có tên là mô mô hấp chín, chẳng qua là những hạt bị nắm chặt lại. cẩn thận hơn thì xay tuột vỏ như xay thóc, rồi gia công nhỏ bằng hạt kê. Bột quả cỏ, đúng như đám phụ nữ hôm đảo phân đã nói, chỉ nên nấu cháo. Vậy mà cô Hoa đem thổi thành cơm, một loại cơm chưa từng ghi trong sổ sách.

Tôi áy náy không phải là giả vờ, mà quả thật tôi thương cô. Tôi xấu hổ vì ăn không mãi của cô. Nhưng tôi lại rất muốn đến. Ở nhà cô, cái không khí vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái và tự do bao giờ cũng hấp dẫn tôi. Tôi mấy lần bảo cô là tôi không cần lương thực, chỉ ninh cho tôi một bát đậu là đủ. Cô nói:

–         Thế là thế nào. Xin anh cứ cất bụng vào trong dạ. Em có lương thực, nếu không, người ta gọi em là “quán ăn Mỹ” làm gì? Anh không thấy bé Xá rất bụ bẫm đấy sao?

Đúng thế, bé Xá rất khoẻ mạnh, rất linh lợi, hồn nhiên đáng yêu. Bé không giống như những trẻ em thiếu dinh dưỡng hoặc đói ăn, thấy người khác ăn là thèm rỏ dãi. Khi tôi ăn, nếu chưa ngủ, bé chơi rằng ngoan trò bày tiệc trên giường, viết những bếp lò, bát đĩa bằng đất sét do Hỉ nặn cho. Trẻ em hơn hai tuổi không biết vờ vĩnh, không biết khách sáo, nếu chúng không thích ăn thì đó là bằng chứng chúng đã no.

Tôi đành “cất bụng vào trong dạ” vậy.

Mãi về sau, từ miệng đám công nhân nông nghiệp, tôi cũng  biết “quán ăn Mỹ” của cô có nghĩa là gì. Khái niệm ấy rất không chínhxác, nên không thể hiểu, nếu chỉ căn cứ vào mặt chữ. trước hết phải làm quen với trình độ hiểu biết thế giới của các công nhân nông nghiệp ở đây, thì mới hiểu được nội dung tế nhị của từ “quán ăn Mỹ”. “Quán ăn Mỹ” không phải là nơi cô bán cơm, ai cũng có thể vào ăn, mà là chỉ nam giới ai cũng có thể đến chơi, trò chuyện cho đỡ buồn. Đúng hơn, phải gọi nó là “Quán trà”. Sở dĩ gắn nó với chữ “cơm” là ám chỉ Mã Ánh Hoa được thêm lương thực ngoài định suất, do người ta đem đến cho. Theo cách hiểu của các công nhân nông nghiệp, nước Mỹ là đất nước hoang đường loạn xị bát nháo, đầy những chuyện ám muội trai gái, nhưng cũng là một đất nước giàu có, không phải lo ăn lo mặc. Gán cho cô cái tên “Mỹ” hoàn toàn không do ác ý, quá lắm cũng chỉ là nói đùa.

Thái độ của đội trưởng Tạ đối với cô là một điển hình. Một bận, khi xe chở phân của chúng tôi trở về trước chuồng ngựa, bắt gặp đội trưởng Tạ và cô đang đấu khẩu:

–         Bác nói em là “quán ăn Mỹ” vậy bác cũng đến nhé! – cô chống xẻng đứng trên đống phân cười nhạo.

–         Phì! – đội trưởng Tạ vừa đảo phân vừa mắng – Cô tưởng là tôi cần cô lắm đấy!

–         Hì..hì… – cô giơ tay chỉ vào ông đội trưởng – Chỉ e bác thèm đến rỏ dãi ra thôi, ướt đẫm cả râu kia kìa!

Đúng lúc đội trưởng Tạ nước bọt bắn tứ tung dính đầy cả râu. Các công nhân đứng quanh, thấy vậy thì cười ầm lên.

Cô chiếm ưu thế. Đội trưởng Tạ bị một trận mất mặt, nhưng tôi biết, ông ta không đến nhà cô, hơn nữa, mỗi khi cô cùng đám công nhân nữ làm việc, ông lại phái thêm công nhân năm đến giúp đỡ. Với cô, ông chưa hề phê bình trực diện lần nào, nói gì đến trả thù. Ở nông thôn, một người con gái sống độc thân, không chồng, có một đứa con mà không biết bố nó là ai, giờ đây lại có đàn ông lui tới, rất dễ bị dị nghị. Vậy mà đám công nhân gần như cho rằng chỉ có cô là được phép như vậy. Dần dà tôi hiểu rằng, sở dĩ cô được đám công nhân có cảm tình, khong phải vì nhan sắc hoặc có bùa phép gì. Một người có thiện chí và thông cảm với mọi người, đương nhiên sẽ được mọi người đối xử tốt và thông cảm. Sự chân thành và lương thiện có khi biến sự việc vi phạm phong tục thành chuyện đầy hấp dẫn, một chuyện đẹp.

Qua câu chuyện của các công nhân, tôi còn được biết rằng, mấy tháng nay hình như Hỉ đã “độc chiếm hoa khôi”, những người khác đến rất ít. “Quán ăn Mỹ” đã thành một khái niệm lịch sử, một Babilon. Nhưng tôi tin chắc vào trực giác của mình, Hỉ chưa chiếm được cô, nói gì đến “độc chiếm”! Hỉ còn có một tình địch, nếu có thể gọi như thế – là  bác thủ kho thọt chân. Một bận, tôi đến nhà Mã Ánh Hoa, thấy bác thủ kho duỗi cái chân thọt ngồi trên ghế băng, còn cô đang cán mì, quay lưng về phía bác thọt. thấy tôi đến, bác tỏ ra mất hứng, bỏ đi. Ra đến cửa, bác vơ lấy cái bao tảikhông trên bệ đất, nhét vào bọc, hình như bác có đem cái gì đó đến cho cô. Còn lần tiếp theo là sau khi ăn xong, khi tôi đang ngồi chuyện vãn thì nghe bên ngoài có tiếng chân đi cà nhắc. Cô vội nhảy xuống đất, vớ lấy cái nêm, chốt cửa lại. Bác thọt gọi cửa, cô nói rất to:

–         Ngủ rồi! Ngủ cả rồi!

Câu nói và cách nói ấy khiến tôi cực kỳ lúng túng. Tôi nín thở, tim đập thình thịch. Lát sau, tiếng chân cà nhắc xa dần, cô nhìn tôi mỉm cười tinh nghịch, bảo tôi kể tiếp, cũng không nói bác thọt đến để làm  gì.

Tiếp xúc một thời gian, tôi càng thấy Mã Ánh Hoa không phải loại đàn bà dễ dàng có quan hệ tình cảm, dù ám muội hay không, với bất kỳ ai, như đám công nhân vẫn tưởng. Cô hồn nhiên, thẳng thắn, thích đùa nghịch, cởi mở…Tuy vậy, tôi vẫn cảm thấy có cái gì đó thật khó hiểu ở cô.

Phạm Thúy Quỳnh đăng bài

Exit mobile version