Gấu là loài thú được công ước quốc tế bảo vệ. Việc săn bắt gấu và rút mật là trái phép và đã bị nhiều tổ chức quốc tế cực lực tố cáo. Thế nhưng ở Việt Nam cũng như các nước Á Đông nói chung, mật Gấu được xem như là một linh dược, một loại thuốc huyền diệu, quý báu,… chữa được nhiều bệnh. Vì vậy, họ tìm nhiều cách để khai thác, sử dụng trái phép mà không hiểu rõ. Từ năm 2005, Trung tâm cứu hộ gấu được xây dựng và phát triển đã phần nào giảm bớt được thực trạng đáng sợ này.
Chú gấu bị cụt một chân được cứu về và đang nuôi dưỡng tại trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam (vườn quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc)
Thực trạng nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam.
Theo số liệu mới nhất của Cục Kiểm lâm Việt Nam vào đầu năm 2015, có khoảng 1.245 cá thể gấu.Trong số đó, có khoảng 1000 cá thể gấu ngựa (gấu đen Châu á) và một số cá thể gấu chó đang bị nuôi nhốt tại cá trại gấu và là nạn nhân của nạn nuôi gấu lấy mật trên khắp cả nước. Ở các trang trại, gấu bị nhốt suốt đời trong các nồng chật hẹp và rồi như TS. Tuấn Bendixsen, trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), tại Việt Nam “Tùy theo cái nhu cầu mua của người sử dụng mật mà những con gấu đó có thể bị khai thác hàng tuần hoặc hàng tháng.” Trước khi hút mật, gấu bị đánh thuốc mê rồi người ta dùng máy siêu âm để xác định vị trí túi mật rồi đâm liên tiếp những mũi kim dài hơn 10cm chưa qua khử trùng vào bụng, hút mật. Túi mật của gấu bị tổn thương nghiêm trọng do trích hút nhiều lần thậm chí gây tràn mật trong cơ thể. Vì vậy, chúng bị tổn thương cả về sức khỏe và tâm lý. Điều này cũng được TS. Tuấn Bendixsen chia sẻ: “cái việc lấy mật như thế nó gây ra những hệ quả, thứ nhất là tổn thương về cơ thể của gấu. Về cơ bản là các bộ phận gan, túi mật… sau một thời gian bị trích như vậy nhiều lần nó sẽ bị hỏng với nhiều vết thương do kim tiêm ở bụng. Thứ hai đó là về tâm lý. Làm như vậy sẽ khiến con gấu bị tổn thương về tâm lý vì nó biết là cứ khoảng một thời gian là con người sẽ tiêm thuốc mê cho nó, trói nó và trích vào bụng nó sẽ xuất hiện một tâm lý, nó biết cái việc đấy sẽ xảy ra cho nó.”
Tất cả các cá thể gấu nuôi nhốt tại các trang trại đều được gắn chíp nhằm giúp các cơ quan chức năng kiểm soát nạn săn bắt gấu tự nhiên. Mặc dù việc hút trích mật gấu là trái phép nhưng người dân vẫn được phép giữ gấu để trưng bày cho khách tham quan. Đây chính là kẽ hở pháp luật mà nhiều chủ trại gấu đã triệt để khai thác. Trong khi hầu hết các trại gấu đều nói rằng họ không trích hút mật gấu, việc buôn bán các sản phẩm từ gấu vẫn tồn tại. Thậm chí, hành vi săn bắt, vận chuyển gấu trái phép tại vẫn diễn ra tại một số địa phương. Hiểu rõ điều này TS. Tuấn Bendixsen, trưởng đại diện Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), tại Việt Nam nói: “ Những ai đăng ký nuôi gấu trước 2005 thì được phép nuôi và họ vẫn nuôi nhưng không được phép khai thác. Nhà nước cũng nghiêm cấm khai thác. Gấu là một tài sản chung của nhà nước không phải là của một người nào hết, nhà nước không công nhận cái quyền sở hữu con gấu này. Họ là nuôi hộ thôi. Thậm chí ở trung tâm đây là chúng tôi đang nuôi hộ cho bộ nông nghiệp chứ chúng tôi không sở hữu những con gấu này.” Về mặt pháp lý ở đây nó có một cái kẽ hở tạo điều kiện cũng như cơ hội cho người ta có thể khai thác được.
Cắt băng khánh thành nhà gấu mới (nhà số 9) tại vườn quốc gia Tam Đảo.
Giải pháp cứu loài gấu.
Năm 2005, Tổ chức động vật Châu Á đã ký kết, thỏa thuận với chính phủ Việt Nam xây dựng một trung tâm cứu hộ và giải cứu 200 cá thể gấu. Từ đó đến nay, công tác cứu hộ gấu đã và đang phát huy hiệu quả. Ngày 19/4/2017, Tổ chức cùng với Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khánh thành nhà gấu đôi số 9 và 10 với hai khu bán tự nhiên chăm sóc gấu tại Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam, thuộc Vườn quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là một trong những hạng mục quan trọng cuối cùng trong Dự án xây dựng và hoàn thiện Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam Pha II, với chủ dự án là Cục Kiểm Lâm, đơn vị tài trợ và vận hành là Tổ chức Động vật Châu Á. TS. Tuấn Bendixsen cho biết thêm. “Đến thời buổi hôm nay thì chúng tôi đánh giá là dự án này của trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam đã thành công, hoàn thiện và được nhà nước phê duyệt. Để duy trì một khu như thế này với 10 khu bán tự nhiên và khoảng 200 cá thể gấu thì kinh phí xây dựng cũng như duy trì là tương đối cao. Cái quan trọng là duy trì tốt những gì đã có cũng rất khó nhưng mà ngược lại cá nhà tài trợ cũng đánh giá là việc hợp tác giữa chúng tôi rất là tốt cùng bằng chúng rõ ràng là các cá thể gấu tại nơi đây. Vì vậy, họ cũng không ngại giúp đỡ và duy trì trung tâm này.”
Mô hình nhà gấu bán hoang dã khá thành công tại vườn quốc gia Tam Đảo
Trung tâm cứu hộ gấu đầu tiên tại Việt Nam trải dài trên diện tích 12 héc ta, cách khu hành chính vườn quốc gia Tam Đảo 1,2km. Tại đây, các cá thể gấu được sống trong các nhà bán hoang dã rộng khoảng 2,5 nghìn tới 3 nghìn m2. Nếu như gấu ở ngoài tự nhiên đi kiếm sống khoảng 5 – 10 km một ngày để khám phá và tìm thức ăn thì ở đây các nhà gấu thiết kế những cái dụng cụ, đồ vật trèo leo buộc chúng phải đi khám phá. Và nếu cái mô hình của mình có nhiều cái cho chúng khám phá thì chúng cũng cảm giác được như khi chúng ở trong tự nhiên và mình không cần phải mở rộng hơn. “Tôi có thể khẳng định cái mô hình này lầ mô hình tốt nhất . Nếu mà rộng quá thì chi phí xây dựng lại cao quá, thậm chí cũng không chăm sóc…. Tốt được. Ngoài ra, nếu quan sát cẩn thận, mặc dù rộng thế này thôi nhưng một ngày gấu cũng chỉ đi vài nơi trong nhà chứ không đi khắp nơi đâu. Nó chỉ cần đủ những gì có thể trải qua được thôi.” Lời của TS. Tuấn Bendixsen.
Đại diện cục kiểm lâm và tổ chức động vật Châu Á tham quan gấu ở khu bán tự nhiên mới
Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam cũng được coi là một phần quan trọng nhằm giáo dục ý thức cộng đồng. Hàng ngàn lượt khách mỗi nam tới đây bao gồm cả các cán bộ nhà nước, nhà tài trợ, nhà báo…khi ra về không còn ai nghi ngờ về mục đích của việc phải chấm dứt nạn nuôi gấu lấy mật.
Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến năm 2005, số lượng gấu trong các trại nuôi nhốt gấu lấy mật ở Việt Nam tăng hơn mười lần, từ khoảng 400 cá thể gấu lên tới hơn 4,000. Các cá thể gấu trong các trại gấu chủ yếu là gấu đen châu Á, hay còn gọi là gấu ngựa, và thường xuyên bị trích hút mật đầy đau đớn và thiếu vệ sinh để làm thuốc y học cổ truyền. Trog khi đó, Việt Nam không có một khu bảo tồn nào được khảo sát có quần thể gấu khỏe mạnh. ( Theo khảo sát về thực trạng và sự phân bố của loài gấu ở Việt Nam. Tổ chức Động vật Châu Á (Animals Asia), Tổ chức Bảo tồn gấu (Free The Bears) và Trung tâm Môi trường và Phát triển nông thôn của Đại học Vinh )
HN đưa bài