Sinh thời, nhà viết truyện cổ tích nổi tiếng người Đan Mạch Han Christian Andersen vốn không hay để ý tới ăn mặc. Chiếc mũ đội trên đầu nhiều năm đã nhàu nát, song ông vẫn không chịu thay mũ mới. Một lần, có tay công tử gặp Andersen đi ở ngoài phố đã chỉ vào chiếc mũ trên đầu nhà văn, nói với giọng châm chọc:
Andersen nghe vậy liền đáp trả. Ông chỉ vào đầu anh chàng công tử nọ, hỏi:
– Vậy thì thưa anh bạn, phải chăng cái vật tồi tàn ở dưới cái mà anh cho là mũ kia có thể gọi là cái đầu?
Cũng giống như Andersen, nhà bác học (đồng thời là nhà thơ Nga) Mikhail Lomonosov vốn không hay để ý tới việc ăn mặc. Một lần, chiếc măngsét trên áo Lomonosov bị rách toạc. Một viên quan ăn vận sang trọng, vốn nổi tiếng với biệt danh “chiếc sọ rỗng” bắt gặp cảnh này đã lên tiếng mỉa mai:
– Tính bác học thò ra dí mũi vào khuỷu tay của ngài chăng?
– Không phải đâu thưa ngài, một còn bò ngốc nghếch đang chõ mõm vào chỗ ấy đấy – Lomonosov đáp trả.
Vì được các đấng quân vương nể trọng nên sinh thời, văn hào Pháp Voltaire bị một số vị cận thần trong triều ghen ghét, đố kị. Có vị không giấu được cơn “uất ức” đã lén viết lên cánh cửa căn phòng sang trọng của ông một dòng chữ to: “Chó đểu”.
Vốn là người nhạy cảm, chẳng khó khăn gì để Voltaire đoán ra kẻ có cách hành xử tiểu nhân ấy là ai. Ông đến ngay nhà vị cận thần nọ, nói một cách “lịch sự”:
– Thưa ngài kính mến, tôi rất lấy làm vinh dự được đọc danh thiếp tên của ngài viết trên cửa nhà tôi. Tôi xin lại thăm đáp lễ ngài và xin ngài thứ lỗi về việc tôi đã không có mặt ở nhà để nghênh tiếp ngài.
Chuyện tương tự cũng xảy đến với văn hào Mỹ Ernest Hemingway. Một lần, Hemingway nhận được một lá thư toàn những lời chửi bới, xúc xiểm ông, đại loại như: “Đồ con lợn, “Đồ con lừa”, “Đồ mất dạy”, “Đồ ngu”…
Hôm sau, nhà văn cho đăng lên báo mẩu tin:
“Từ trước đến nay, tòa báo của chúng tôi đã nhận được rất nhiều lá thư có nội dung đầy đủ nhưng không có người ký tên. Hôm qua, lần đầu tiên chúng tôi nhận được một bức thư không có nội dung gì cả mà chỉ toàn thấy… ký tên thôi!”.
Một lần, giữa bàn tiệc, văn hào Mỹ Mark Twain cất lời khen ngợi một phụ nữ:
– Bà xinh đẹp quá!
– Rất tiếc tôi không thể nói lời khen tặng ấy đối với ngài – Thiếu phụ làm điệu làm bộ nói.
Mark Twain mỉm cười, chữa cháy:
– Thì bà hãy làm như tôi: Nói dối đi.
Văn hào Mark Twain |
– Tôi phải nhắc lại cho đồng chí Mayakovsky biết một chân lý cũ mà Napoleon từng viết – Ông ta to giọng – “Từ cái vĩ đại đến cái lố bịch chỉ cách nhau một bước”.
Mayakovsky nghe vậy liền ướm đo khoảnh cách giữa mình và vị nọ, tỏ vẻ đồng tình:
– Đúng, từ cái vĩ đại (ông chỉ vào mình) đến cái lố bịch (ông chỉ về phía vị nọ) chỉ cách nhau có một bước.
Cả hội trường phá lên cười.
Một lần, văn hào Anh Bernard Shaw được mời tới dự dạ hội trong hoàng cung vua. Giữa bàn tiệc, có kẻ tìm cách “gây sự” với nhà văn khi y đột ngột hỏi:
– Thưa ngài, nghe đâu cụ thân sinh ra ngài là thợ may thì phải?
– Đúng thế – Bernard Shaw xác nhận.
– Vậy sao ngài không nối nghiệp thợ may của cha mình?
Bernard Shaw nghe vậy hỏi ngay:
– Hẳn cha ngài trước đây là dòng dõi con nhà lễ giáo?
– Quả là thế – Vị nọ tự tin đáp.
– Vậy sao ngài chẳng nối nghiệp tổ tông
Nguồn: VNCA