Những năm 1960 ở London là thời kỳ vàng son của Rolling Stones, Jimi Hendrix hay David Bowie. Sự huy hoàng này gắn liền với Denmark Street, một con phố chuyên kinh doanh nhạc cụ và âm nhạc.
|
Denmark Street đã tồn tại từ thế kỷ 17 dưới thời nữ hoàng Victoria – Ảnh: Star2.com |
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển nhanh chóng của xã hội hiện nay, con phố đang đứng trước nguy cơ đánh mất giá trị văn hóa, lịch sử của mình.
Tồn tại từ thế kỷ 17 dưới thời nữ hoàng Victoria, Denmark Street gắn liền với nhiều tên tuổi âm nhạc, nổi tiếng thế giới như các phòng thu mà The Beatles và Jimi Hendrix từng sử dụng.
Trên nóc một căn nhà trong vùng, Elton John đã viết lời bài hát Your song với cộng sự Bernie Taupin của mình hay nhóm Sex Pistiols đã từng sinh sống tại đây.
Công ty bất động sản Consolidated Development có kế hoạch cải tạo bằng cách tổ chức các sự kiện âm nhạc dưới lòng đất, mở khách sạn hay các cửa hàng bán lẻ. Đây là lý do đã tạo nên lo ngại về sự tồn tại của con phố trong tương lai.
May mắn thay, các cửa hàng bán nhạc cụ tại phố Denmark vẫn không ngại khó khăn, kiên trì với tham vọng đam mê âm nhạc của mình.
Đối với các tay chơi guitar thì đây là vùng đất thánh, nơi họ có thể tìm thấy mọi loại nhạc cụ mong muốn từ mới, cũ đến phong cách vintage với mức giá hợp lý.
|
Một cửa hàng treo đầy vật phẩm của các tín đồ âm nhạc rock ‘n’ roll – Ảnh: Star2.com |
Một vài cửa hiệu lâu đời như Rose Morris (thành lập từ năm 1919), Macari’s and Hanks, Wunjo và No. Tom có thể khiến các nhạc sĩ vô cùng phấn khích vì các nhạc cụ bày bán trong cửa hàng.
Bên cạnh Fender và Gibson, một vài nhãn hiệu guitar “lạ mặt” khác đến từ Mỹ và châu Âu như Airline, Danelectro, Gretsch, Burns và Eko cũng được bày bán.
Tại Hanks, một cửa hàng chuyên về guitar acoutisc, hàng trăm chiếc hộp đàn được đặt hàng mỗi ngày. Bên cạnh đó, họ còn cung cấp guitar điện tử, guitar bass và ampli.
Trong khi đó, người hàng xóm Macari lại chuyên kinh doanh nhãn hiệu guitar Gibson với nhiều phiên bản đặc biệt và sản xuất hạn chế.
|
Hanks, một cửa hàng chuyên về guitar acoutisc, hàng trăm chiếc hộp đàn được đặt hàng mỗi ngày – Ảnh: Star2.com |
|
Đàn banjo rất phổ biến tại Wunjo Guitars – Ảnh: Star2.com |
Các bức tường trong cửa hàng được treo đầy vật phẩm của các tín đồ âm nhạc rock ‘n’ roll. Nhiều người nghĩ rằng các cửa hàng chỉ dành cho các nhạc sĩ chuyên nghiệp, nhưng không hẳn thế.
“Chúng tôi kinh doanh kết hợp nhiều thứ, có cả nhạc cụ cho người mới bắt đầu. Chúng tôi thu hút rất nhiều du khách đến tham quan. Từ Mỹ đến Brazil”, đó là “quảng cáo” của cửa hàng Gilliver, nơi bạn có thể tìm thấy được một chiếc đàn ukulele đang thịnh hành hiện nay.
Không dừng lại ở đó, ở đây có các nhạc cụ cổ mà chủ cửa hàng phải lặn lội sang tận nước Mỹ để sưu tầm.
Công ty bất động sản Consolidated Development đưa ra lời hứa hẹn họ sẽ bảo tồn bản sắc văn hóa của con phố Denmark khi cải tạo. Nhưng Smosarki, ông chủ cửa hàng Macari, đã đáp trả: “Tất cả chủ cửa hàng ở đây đều cam kết giữ gìn con phố guitar này”.
Bên cạnh mối đe dọa của việc cải tạo, Smosarski cũng chỉ ra một nguy cơ khác: Kinh doanh trực tuyến là đối thủ cạnh tranh chính của họ.
|
Cây organ của Tony Banks’ Hammond và loa của Leslie cũng được bày bán ở Hanks – Ảnh: Star2.com |
Với nhiều người đam mê âm nhạc, họ vẫn hi vọng một ngày nào đó có thể ngồi bên trong ô kính của cửa hàng No. Tom để thử chiếc đàn ghita cộng hưởng 1932 National Doulian.
Hay một số khác đơn giản chỉ đến thăm London để được hòa mình vào âm nhạc và không khí cổ kính hàng trăm năm của con phố Denmark.
Theo Xuân Lộc – Star2.com