Vào ngày 8, tháng 10, năm 1998, sau vài ba năm không được đưa vào danh sách gói gọn chính thức thì José Saramago đã được trao giải Nobel văn học – ông là người Bồ Đào Nha đầu tiên lãnh giải này. Khi được hỏi suy nghĩ của ông khi lên nhận giải, ông trả lời “Tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho giải Nobel như những người thắng cuộc trong các cuộc thi sắc đẹp – bị trưng bày khắp nơi. Dĩ nhiên là tôi  cũng không thích loại vinh quang đó”.


 

Vào ngày 8, tháng 10, năm 1998, sau vài ba năm không được đưa vào danh sách gói gọn chính thức thì José Saramago đã được trao giải Nobel văn học – ông là người Bồ Đào Nha đầu tiên lãnh giải này. Khi được hỏi suy nghĩ của ông khi lên nhận giải, ông trả lời “Tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho giải Nobel như những người thắng cuộc trong các cuộc thi sắc đẹp – bị trưng bày khắp nơi. Dĩ nhiên là tôi  cũng không thích loại vinh quang đó”.
 
José Saramago sinh năm 1922 trong một gia đình lao động nông thôn với thu nhập khiêm tốn tại khu vực trung tâm Ribatejo, Bồ Đào Nha. Khi ông hai tuổi, gia đình chuyển đến Lisbon, nơi cha ông hành nghề cảnh sát. Thời niên thiếu, sự khó khăn về kinh tế khiến Saramago phải chuyển từ một trường phổ thông bình thường sang một trường dạy nghề – sau đó ông làm đủ thứ công việc như thợ máy trước khi chuyển sang viết văn toàn thời gian.
 
Vào năm 1947, ở tuổi 24, Saramago xuất bản tiểu thuyết đầu tay Mảnh đất tội lỗi. Tựa đề gốc là “Qủa phụ”, rồi nó được đặt tên lại bởi nhà xuất bản với hy vọng cái tựa sách hấp dẫn sẽ giúp bán được nhiều bản hơn. (Saramago sau đó nhận định rằng vào độ tuổi đó ông chẳng biết góa phụ cũng như  tội lỗi là cái gì cả). Trong vòng 19 năm, ông không tái bản trở lại. Năm 1966, tuyển thơ đầu tiênNhững bài thơ khả dĩ ra đời; và trong năm 1977 ông xuất bản tiểu thuyết thứ haiSách dạy vẽ và nghệ thuật viết chữ đẹp. Suốt thập niên 60 và 70, Saramagocũng tích cực làm báo, làm trợ lý giám đốc cho tờ Díario de Notícias một thời gian ngắn, ông tự kiếm sống bằng việc dịch thuật tiếng Pháp. Năm 1969, ông gia nhập Đảng cộng sản Bồ Đào Nha, nơi mà ông luôn là một thành viên tận tụy – các tác phẩm của ông liên hệ phức tạp tới những bài xã luận và chính trị.
 
Với việc xuất bản cuốn Đứng lên từ cát bụi (1980), được viết trong cơn phấn khích của Cuộc cách mạng hoa cẩm chướng năm 1974, cuối cùng thìSaramago đã hình thành giọng điệu của một tiểu thuyết gia. Câu chuyện về 3 thế hệ những người làm nông cũng như vùng Alentejo thuộc Bồ Đào Nha, nó đã thu hút nhiều sự chú ý của hội đồng giải thưởng Lisbon. Tác phẩm Baltasar và  Blimunda xuất bản năm 1982 đưa sự nghiệp của ông ra qui mộ toàn thế giới- trong năm 1987 nó trở thành tiểu thuyết đầu tiên của ông xuất bản ở Hoa Kỳ. Tiểu thuyết kế tiếp Năm mà Ricardo Reis chết nhận được giải thưởng của  Câu lạc bộ văn bút Bồ Đào Nha và giải thưởng tiểu thuyết nước ngoài đáng mơ ước của tờ Independent, Anh quốc. Thành công tiếp nối với Bè đá, một tập tiểu luận kỳ lạ về cuộc đấu tranh của Châu Âu nhằm xác quyết Âu tính, trong đó bán đảo Iberia bị  chia tách khỏi châu Âu và trôi  về Đại Tây Dương trong chuyến hành trình đi tìm cội rễ Mỹ Latinh và Phi châu của mình. Năm 1989, “Lịch sử cuộc vây hãm Lisbon” ra đời. Saramago thừa nhận trong một bài báo gần đây rằng ông là nhân vật chính trong tiểu thuyết đó, Raimundo Silva, một người làm nghề hiệu đính cô độc, tuổi trung niên đã phải lòng ông chủ của mình, một biên tập viên trẻ hơn và quyến rũ người đã giúp ông thoát khỏi những xúc cảm tầm thường. Tiểu thuyết dành cho vợ ông ( giống  như toàn bộ những cuốn sách sau này), nhà báo Tây Ban Nha, Pilar del Rio, người ông kết hôn năm 1988.
 
Năm 1991, Saramago xuất bản cuốn Phúc âm theo Chúa Jesus, và đã nhận được Giải thưởng của hội nhà văn Bồ Đào Nha cùng với sự chỉ định tham gia cuộc thi văn chương Ariosto của Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, với sự nhượng bộ đối với các yếu tố bảo thủ và dưới sức ép từ phía giáo hội, chính quyền Bồ Đào Nha lại ngăn cản cuốn sách tham gia cuộc thi. “Điều đó hoàn toàn  bất công”, Saramago than phiền “vì  có điều gì đó trong bản chất  đã xảy đến với nền dân chủ toàn vẹn một cách sai lạc ở đất nước Bồ Đào Nha. Có kiểu chính quyền nào lại bào chữa cho những hành động thô bạo như vậy? Tôi quả thực rất đau đớn”.
Ngay sau cuộc bút chiến, Saramago và vợ ông rời Lisbon, nơi ông đã sống hầu hết cuộc đời tại đó, và chuyển tới hòn đảo Lanzarote thuộc nhóm đảo hoàng yến Tây Ban Nha nơi họ tiếp tục sống với ba chú chó – một con chó săn và hai con chó xù cỡ trung bình, Camóes, Pepe và Greta – trong một ngôi nhà họ đã xây dựng nằm liền kề với nhà chị gái của ông. Từ khi chuyển tới đó, Saramagođã xuất bản 2 cuốn tiểu thuyết : Mù lòa, một ngụ ngôn “sởn gai ốc” về sự điên rồ của con người hiện đại và khả năng gây thương tổn cho đồng loại và  tiểu thuyết Mọi cái tên cũng như 5 tập Nhật ký Lanzarote.
Cuộc phỏng vấn diễn ra trong một buổi chiều nắng ấm tháng 3 năm 1997 tại nhà ông ở Lanzarote. “( Ông đang dần trở thành một đứa con nuôi của đảo). Vợ ông dạo 4 vòng trong nhà bao gồm cả nơi ông dùng để nghiên cứu: một căn phòng đầy sách ngăn  nắp và có hình chữ nhật, một cái bàn để máy vi tính, thứ mà ông ví như “Một cỗ máy thông minh”, nằm ở giữa. Một văn phòng lớn hơn – bức tường có cửa sổ gắn bức ảnh khung cảnh Puerto del Carmen, hòn đảo gần Fuertaventura, bãi biển và bầu trời Lanzarote xanh màu chì  – được thiết kế ở tầng 2. Thường xuyên bị gián đoạn bởi những tiếng ồn xây dựng và tiếng chó sủa, người ta kéo con Pilar bị vướng vào xích, cuộc đối thoại hầu như  biểu hiện cho sự hài hước sắc sảo của Saramago cũng như cố gắng của ông để làm khách thoải mái – minha querida (Anh bạn đáng mến), ông thường khiến tôi an lòng khi chúng tôi trò chuyện.
Người phỏng vấn: Ông có nhớ Lisbon?
José Saramago: Chính xác thì không phải chuyện nhớ hay không nhớ Lisbon. Nếu thực tình nhớ, như nhà thơ nào đã nói, là tình cảm đó- thì sự thật là tôi không cảm thấy tình cảm kỳ lạ đó. Tôi có  nghĩ về nó. Chúng tôi có nhiều bạn bè tại đó và chúng tôi thi thoảng tới đó, nhưng cảm giác tôi có ở Lisbon hiện tại đó là tôi chẳng biết đi chỗ nào cả – tôi không biết làm thế nào có thể tồn tại ở Lisbon được nữa. Khi tôi ở đó vài ngày, một hay hai tuần, tôi lại trở lại với thói quen cũ của tôi. Nhưng tôi luôn luôn nghĩ về việc trở về sớm như có thể. Tôi thích nơi này và con người ở đây. Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ rời bỏ nó một ngày nào đó, nhưng tôi sẽ chỉ chống lại ý chí của tôi mà thôi.
Người phỏng vấn:  Khi ông chuyển tới Lanzarote, cách xa những sự thân quen nơi ông đã sống và viết nhiều năm, ông có thích ứng ngay lập tức với không gian này, hoặc ông có nhớ không gian làm việc trước kia?
José Saramago: Tôi thích ứng một cách dễ dàng. Tôi tin rằng bản thân tôi là loại người không muốn làm rối rắm cuộc đời. Tôi sống với vợ tôi mà không cần phải kịch hóa mọi thứ, dù những điều tốt lành hoặc tai ương có đổ xuống đầu tôi hay không. Tôi đơn giản là sống với những khoảnh khắc. Dĩ nhiên, nếu tôi phải cảm nhận nỗi đau thì tôi sẽ  cảm nhận được nhưng tôi không làm. Hãy để tôi nói theo cách khác: tôi không tìm kiếm phương cách thỏa mãn.
Hiện tại, tôi đang viết một cuốn sách. Tôi sẽ lấy làm thú vị hơn khi nói với bạn rằng sự tra tấn mà tôi phải gánh chịu, sự khó khăn khi xây dựng nhân vật, sắc thái của câu chuyện rối rắm. Ý tôi là tôi thực hiện điều mà tôi phải làm một cách tự nhiên như có thể. Với tôi, viết lách là 1 công việc. Tôi không phân tách công việc ra khỏi hành vi viết lách như 2 thứ chả có liên hệ gì với nhau vậy. Tôi sắp xếp ngôn từ – từ này sau từ kia hoặc từ này trước từ kia , nhằm cho việc kể chuyện, nói gì đó tôi cho là quan trọng hoặc hữu ích, hoặc chí ít là quan trọng hay hữu ích cho riêng tôi. Không gì đáng làm hơn điều này. Tôi xem đó là công việc của tôi.
Người phỏng vấn: Ông làm việc như thế nào? Ông có viết hằng ngày không?
José Saramago: Khi tôi bận rộn với công việc đòi hỏi sự liên tục, một tiểu thuyết, ví dụ vậy thì tôi viết mỗi ngày. Dĩ nhiên, tôi phụ thuộc vào tất cả những thời điểm gián đoạn ở nhà và sự gián đoạn do du lịch, nhưng hơn thế thì tôi rất có quy tắc. Tôi cực kỳ tuân thủ kỷ luật. Tôi không ép bản thân làm việc theo số giờ nào đó trong một ngày, nhưng tôi yêu cầu một số lượng nào đó các tác phẩm viết được trong một ngày, thường thì tương ứng với 2 trang viết của tôi. Sáng nay, tôi viết được 2 trang của 1 tiểu thuyết mới, và ngày mai tôi sẽ viết 2 trang khác. Bạn có thể nghĩ rằng 2 trang một ngày thì không quá nhiều, nhưng có 2 thứ khác tôi phải thực hiện – viết các văn bản khác, trả lời thư, mặt khác, 2 trang một ngày tổng lại thì thành gần 800 trang một năm.
Cuối cùng, tôi lại khá là qui củ. Tôi không có những thói quen lạ lùng. Tôi không muốn làm to chuyện. Trên hết, tôi không lãng mạn hóa hành vi viết lách. Tôi không nói về nỗi khổ mà tôi phải chịu đựng trong khi sáng tạo. Tôi không sợ những trang giấy trắng, sự bế tắc của nhà văn, đó là tất cả  những gì chúng tôi nghe về các nhà văn. Tôi không gặp bất kỳ vấn đề nào giống thế, nhưng tôi cũng gặp những vấn đề tương tự như những người làm các lĩnh vực công việc khác thôi. Một số thứ diễn ra như tôi muốn hoặc giả không động cựa gì cả. Khi mọi thứ diễn ra không như tôi mong muốn, tôi phải điều chỉnh lại bản thân để chấp nhận chúng.
Người phỏng vấn: Ông có soạn thảo trực tiếp trên máy vi tính?
José Saramago: Có chứ. Cuốn sách gần đây nhất tôi sử dụng máy chữ đời cổ là cuốn Lịch sử cuộc vây hãm Lisbon. Sự thật là  tôi không gặp khó khăn gì khi làm quen với bàn phím máy vi tính. Trái ngược với điều thường cho rằng máy vi tính gây hại cho phong cách người viết, tôi lại không nghĩ rằng điều đó ảnh hưởng xấu, và ít nhiều có ích là đằng khác khi tôi sử dụng nó – như một máy đánh chữ . Những gì tôi thực hiện trên máy vi tính thì chính xác là những gì tôi thực hiện trên máy chữ nếu tôi còn sử dụng nó, khác biệt duy nhất là sử dụng máy vi tính thì sạch hơn, tiện lợi và nhanh hơn thôi. Mọi thứ thuận lợi hơn. Máy vi tính không gây những ảnh hưởng  xấu đến tác phẩm của tôi. Có lẽ nên nói rằng sự chuyển đổi từ việc viết tay sang dùng máy chữ cũng gây thay đổi phong cách. Tôi không tin như vậy. Nếu mỗi người có phong cách riêng, vốn từ riêng thì chằng lẽ việc sử dụng máy vi tính có thể làm thay đổi mọi chuyện?
 
Tuy nhiên, tôi vẫn duy trì một mối liên hệ bền vững – và tự nhiên giữa  tôi với giấy viết, với bản in. Tôi luôn in mỗi trang  mà tôi vừa hoàn thành. Không có những bản in lúc đó thì tôi cảm thấy…
 
Người phỏng vấn: Ông cần những bằng chứng hữu hình.
 
José Saramago: Đúng vậy đấy.
 
Người phỏng vấn: Sau khi ông hoàn tất 2 trang mỗi ngày, ông có thay đổi gì trong văn bản không?
 
José Saramago: Khi mà tôi hoàn tất công việc, tôi đọc lại toàn văn bản. Thường thì vào lúc đó sẽ có vài sự thay đổi – những thay đổi nhỏ liên quan tới những chi tiết cụ thể hoặc văn phong, hoặc là thay đổi để làm cho văn bản chính xác hơn – nhưng không bao giờ là những thay đổi lớn. Khoảng  90% công việc của tôi là những văn bản đầu tiên mà tôi viết, và nó dừng lại ở đó. Tôi không làm như những nhà văn khác- nghĩa là viết một bản tóm tắt câu chuyện  có độ dài 20 trang, sau đó chuyển thành 80 trang, rồi thành 250 trang. Tôi không làm thế. Sách của tôi khi bắt đầu đã là sách rồi và phát triền từ đó. Ngay lúc này tôi đang có một tiểu thuyết dài 132 trang mà tôi sẽ không cố chuyển thành 1 cuốn 180 trang: chúng là những gì chúng phải là. Có nhiều sự thay đổi trong các trang viết, nhưng có kiểu thay đổi nào là cần thiết nếu tôi làm việc với một bản nháp chung cục lại mang hình thức khác, về độ dài hoặc nội dung. Những sự thay đổi như vậy  là cần thiết cho sự cải thiện, ngoài ra không có gì khác.
 
Người phỏng vấn: Vậy thì ông bắt đầu bằng những ý tưởng cụ thể.
 
José Saramago: Vâng, tôi có ý tưởng rõ ràng về nơi mà tôi muốn đi và nơi mà tôi cần phải tìm kiếm mục đích đó. Nhưng không bao giờ là một kế hoạch cứng nhắc cả. Rút cục, tôi muốn nói điều mà tôi cần phải nói, nhưng có sự linh hoạt trong mục đích đó. Tôi thường dùng phép loại suy để giải thích cho điều tôi muốn nói: tôi biết tôi cần phải chuyển từ Lisbon tới Porto, nhưng  tôi không biết liệu đó sẽ là 1 chuyến đi thuận lợi hay không. Thậm chí tôi có thể băng qua Castelo Branco, nó dường như là ngớ ngẩn bởi vì Castelo Branco nằm sâu trong nội địa đất nước – hầu hết thuộc phần biên giới Tây Ban Nha- và Lisbon và Porto đều nằm ven biển Đại Tây Dương.
 
Điều tôi muốn nói đó là con đường mà tôi di chuyển từ nơi này tới nơi khác thì luôn luôn khúc khuỷu vì nó phải song hành với sự phát triển của câu chuyện mà nó đòi hỏi điều gì đó ở nơi này hoặc nơi khác thứ trước kia là không cần thiết. Câu chuyện phải chú ý tới đòi hỏi của một khoảnh khắc cụ thể, nghĩa là không có gì là tiền định. Nếu câu chuyện là tiền định – thậm chí khả hữu, kéo dài cho tới những chi tiết cuối cùng được viết ra- thì tác phẩm sẽ là một sự thất bại toàn diện. Cuốn sách bắt buộc phải hiện hữu trước khi nó ra đời.   Một cuốn sách ra đời. Nếu tôi ép buộc cuốn sách xuất hiện khi nó chưa thành hình thì nghĩa là tôi đang thực hiện những điều trái ngược với chính bản chất của sự phát triển của câu chuyện đang được kể.
 
Người phỏng vấn: Ông có thường viết theo cách này?
 
José Saramago: Thường là vậy. Tôi chưa bao giờ sử dụng cách viết khác. Tôi nghĩ rằng cách viết này cho phép tôi-  tôi không chắc người khác sẽ nói gì – tạo ra những tác phẩm có cấu trúc vững chắc. Trong những cuốn sách của tôi, từng khoảnh khắc trôi qua phải lưu tâm tới điều gì đã xảy ra. Như thể khi người ta xây dựng thì họ phải cân bằng yếu tố này với yếu tố kia để ngăn không cho toàn bộ cấu trúc bị sụp đổ, một cuốn sách phát triển giống như vậy- truy tầm luận lý nội tại chứ không phải cái cấu trúc đã được áp đặt cho trước.
 
Người phỏng vấn: Thế còn về nhân vật? Những nhân vật của ông có từng làm ông bất ngờ?
 
José Saramago: Tôi không tin là các nhân vật sống cuộc đời của chính họ và tác giả thì chỉ bám theo đuôi. Tác giả phải cẩn trọng không được ép buộc nhân vật làm những điều trái với tính hợp lý trong tính cách của nhân vật, nhưng nhân vật thì không có sự độc lập. Nhân vật nằm trong tay của tác giả, nhưng hắn ta bị mắc kẹt theo hướng là hắn không biết là mình bị như thế. Nhân vật đi trên dây, nhưng dây thì chùng; nhân vật tận hưởng cái ảo ảnh tự do, độc lập, nhưng họ không thể đi đến nơi mà tôi không muốn. Khi chuyện đó xảy ra, tác giả phải kéo dây lại và nói với họ là “ Tôi chịu trách nhiệm ở đây”.
Một câu chuyện thì không thể tách rời khỏi các nhân vật xuất hiện trong đó. Nhân vật hiện diện trong đó để phục vụ cho kết cấu mà tác giả muốn tạo dựng. Khi tôi giới thiệu một nhân vật, tôi biết rằng tôi sẽ cần nhân vật đó và những điều mà tôi muốn hắn thực hiện; nhưng tính cách thì vẫn chưa tiến triển- nó đang được thành hình. Tôi là người phát triển tính cách đó, nhưng với nghĩa đó là nó là một kiểu cấu trúc nội tại của nhân vật mà tôi thêm vào.Nghĩa là, tôi không thể phát triển nhân vật tự chống lại mình. Tôi phải tôn trọng nhân vật hoặc giả nhân vật sẽ bắt đầu làm những chuyện không thuộc khả năng. Ví như, tôi không thể bắt nhân vật phạm tội nếu điều đó không phù hợp với nhân vật – thiếu động cơ cần thiết để độc giả đánh giá hành vi của nhân vật thì điều này là vô nghĩa.
 
Tôi sẽ nêu ra một ví dụ cho bạn. Tiểu thuyết Baltasar và Blimunda là một câu chuyện tình. Thực ra nếu như tôi có thể nói gì về nó thì đó là một chuyện tình đẹp. Nhưng chỉ đến cuối cuốn sách tôi mới nhận ra rằng tôi đã viết ra một chuyện tình mà không dùng tới những lời lẽ yêu đương.  Cả Baltasar và Blimunda đều không nói bất cứ lời nào với nhau để chúng ta có thể nghĩ về những lời lẽ yêu đương. Độc giả có thể nghĩ rằng chuyện này được sắp đặt nhưng không phải vậy. Thoạt đầu tôi lấy làm ngạc nhiên lắm. Tôi nghĩ là, Chuyện này là sao chứ? Tôi đã viết một chuyện tình mà không có lấy một lời lẽ đối thoại say đắm nào.
 
Hãy tưởng tượng vào một lúc nào đó trong tương lai, trong một dịp tái bản, tôi sẽ phải đưa vào một ý tưởng để thay cho cuộc hội thoại giữa hai nhân vật và chèn một vài lời nói trong những đoạn khác nhau – điều đó sẽ bóp méo các nhân vật. Tôi cho là độc giả thậm chí không biết đến cuốn sách với hình thức hiện tại sẽ nhận ra rằng có điều gì đó trong cuốn sách này là không  ổn. Làm sao mà những nhân vật kể trên, những người đã bên nhau từ trang đầu lại đột ngột thốt ra “Anh yêu em” ở trang 250?
Đó là những gì mà tôi nói tới bằng cách tôn trọng tính thống nhất của nhân vật – không bắt hắn ta làm những gì không thuộc về tính cách, tâm lý nội quan thứ tạo nên chính con người hắn. Bởi vì một nhân vật trong tiểu thuyết  còn hơn cả một con người chẳng hạn như Natasha trong Chiến tranh và hòa bình, Raskolnikov trong Tội ác và trừng phạt ; Julien trong Đỏ và đen– văn học khiến dân số thế giới gia tăng. Chúng ta không nghĩ về 3 nhân vật đó như những hữu thể không tồn tại chỉ vì những cấu trúc ngôn từ trên hàng loạt những trang giấy mà chúng ta gọi là những cuốn sách. Chúng ta nghĩ về họ như những người có thực. Đó là giấc mơ mà tôi khuyến nghị với tất cả các nhà tiểu thuyết gia rằng một trong số những nhân vật của họ sẽ trở thành “người nào đó”.
 
Người phỏng vấn: Vậy loại nhân vật nào của ông muôn được xem là  “người nào đó”?
 
José Saramago:  Chắc chắn rồi, tôi đang mắc phải lỗi giả định nhưng để nói ra sự thật thì tôi cảm thấy rằng tất thẩy nhân vật của mình từ họa sĩ H. trong tác phẩm Sách dạy vẽ và viết chữ đẹp tới Senhor José trong cuốn Mọi cái tên đều là những con người có thật. Tôi đồ rằng do việc không có ai trong số các nhân vật của tôi là một bản sao đơn thuần – một sự mô phỏng của một cá thể thực tồn. Mỗi người trong số họ gắn kết bản thân vào thế giới này đề “sống” trong đó. Họ là những hữu thể hư cấu thiếu sót một xác thân thể lí. Đó là cách tôi  quan sát họ nhưng chúng ta đều biết rằng các tác giả bị nghi ngờ là tỏ ta thiên vị..
 
Người phỏng vấn: Theo tôi, vợ của người bác sĩ trong tác phẩm Mù lòa là một con người rất cụ thể. Tôi cũng  nắm bắt được hình ảnh cụ thể của cô ta khi tôi tiến hành xem xét tất cả các nhân vật trong Mù lòa mặc dù không có những mô tả chi tiết về họ.
 
José Saramago: Tôi lấy làm vui rằng bạn có thể nắm được một hình ảnh trực quan cực kỳ chính xác về cô ta, điều mà hầu như rõ ràng không phải là kết quả của những mô tả thể lý bởi vì không có ai trong cuốn tiểu thuyết đó. Tôi không nghĩ rằng không đáng để giải thích mũi hay cằm của nhân vật trông ra sao. Tôi cảm thấy độc giả sẽ thích kiến tạo một cách lần hồi những nhân vật của chính họ – tác giả sẽ làm thật tốt để làm độc giả yên tâm với phần này của tác phẩm..
 
Người phỏng vấn: Ý tưởng cho tác phẩm Mù lòa hình thành như thế nào thưa ông?
 
José Saramago: Giống như tất cả các trường hợp đối với các tiểu thuyết của tôi,Mù lòa khởi phát từ một ý tưởng đột ngột xuất hiện trong suy nghĩ của tôi (Tôi không chắc liệu đây có phải là cách thức quí báu nhất không nhưng tôi không thể nào tìm thấy thứ gì tốt đẹp hơn) Tôi ở trong khách sạn, đợi được phục vụ bữa trưa thì bất ngờ, không có bất cứ cảnh báo nào, tôi nghĩ, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như tất cả chúng ta đều bị mù? Như thể để tự trả lời cho câu hỏi của mình, tôi nghĩ, nhưng thực ra thì chúng ta bị mù thật.  Đây là sự manh nha của cuốn tiểu thuyết. Sau đó, tôi chỉ phải hình thành trong đầu những chi tiết đầu tiên và để cho kết quả được cấu thành. Đó là những kết cục ghê rợn nhưng chúng có một sự hợp lí chắc chắn. Không có nhiều sự tưởng tượng trong tác phẩm Mù lòa mà chỉ mang tính ứng dụng có hệ thống cho quan hệ nhân quả.
 
Người phỏng vấn: Tôi rất thích tác phẩm Mù lòa nhưng nó không phải là một cuốn sách dễ đọc. Đó là một cuốn khó nhai. Bản dịch rất tốt.
 
José Saramago: Bạn có biết là Giovanni Portiero, dịch giả người Anh lâu năm của tôi, đã chết?
 
Người phỏng vấn: Khi nào cơ?
 
José Saramago: Vào tháng hai. Ông ấy chết vì bệnh AIDS. Ông ấy đang dịch cuốn Mù lòa, cuốn sách được hoàn tất cũng là lúc ông ấy chết. Chung cục thì chính ông ấy cũng bắt đầu bị mù do hậu quả do thuốc mà bác sĩ cấp. Ông phải lựa chọn giữa việc sử dụng thuốc, điều này sẽ  giúp  ông ấy chống đỡ thêm một thời gian  và việc không dùng thuốc, điều sẽ gây ra những nguy cơ khác nữa. Ông ấy đã chọn, như chúng ta nói, để duy trì thị lực và ông lại đang dịch một tiểu thuyết về sự mù lòa. Đó là một tình cảnh tồi tệ.
 
Người phỏng vấn:   Ý tưởng cho cuốn Lịch sử cuộc vây hãm Lisbon xảy đến thế nào thưa ông?
 
José Saramago: Ý tưởng đến với tôi khoảng từ năm 1972: ý tưởng về một cuộc vây hãm như trong một thành phố bị bao vây nhưng không rõ là ai vây hãm nó. Sau đó, nó biến thành một cuộc vây hãm thực sự khi tôi lần đầu tiên nghĩ về cuộc vây hãm Lisbon xảy ra năm 1384 bởi những người Castile. Tôi kết hợp ý tưởng này với một cuộc vây hãm khác xảy ra trong thế kỷ XII. Rút cục thì cuộc vây hãm là sự kết hợp của 2 sự kiện lịch sử  kể trên – tôi tưởng tượng ra một cuộc vây hãm kéo dài một lúc nào đó cùng với những thế hệ của những kẻ bị vây hãm cũng như của những kẻ đi vây hãm. Một cuộc vây hãm phi lý. Nghĩa là, thành phố bị bao vây, có những người bao vây và không có ai biết mục đích là gì.
 
Cuối cùng thì tất cả chuyện này kết hợp với nhau để tạo nên một cuốn sách mà như điều mà tôi muốn, một sự trầm tư mặc tưởng về sự thật của lịch sử. Lịch sử  có chính xác không?  Liệu những gì mà chúng ta gọi là lịch sử có thuật lại toàn bộ lịch sử? Thực ra, lịch sử là một sự hư cấu – không phải bởi vì nó được tạo nên bởi những sự kiện bịa đặt, vì những sự kiện là thật nhưng do sự cấu thành những sự kiện đó cho nên có nhiều sự hư cấu. Lịch sử được chắp nối với những sự kiện được chọn lọc ngẫu nhiên nhằm mang lại sự mạch lạc, đường hướng cho quá khứ. Để tạo ra đường hướng đó, nhiều thứ cần phải bị vứt bỏ. Luôn có những sự kiện có thể mang lại ý nghĩa khác không đi vào lịch sự. Lịch sử phải được trình bày như một bài học minh bạch. Không ai có thể nói gì, đây chính là lí do tôi nói rằng nó đã xảy đến theo cách như vậy.
Cuốn Lịch sử cuộc vây hãm Lisbon không chỉ là bài tập viết sử. Đó là sự chiêm niệm về lịch sử chân thực hoặc lịch sử giả định như một trong những khả năng chứ không phải là sự dối trá thậm chí mặc dù điều đó thường là  trá ngụy. Cần phải  đương đầu với thứ lịch sử chính thức bằng sự khước từ, bằng cách này nó giúp chúng ta truy tầm một sự chấp thuận khác biệt. Cần phải  thực hiện đối với cuộc đời của chính chúng ta, với cuộc đời hư cấu, với cuộc đời trong suy tưởng. Ví như, một cuộc cách mạng là một lời khước từ; lời khước từ đó ( KHÔNG) đã biến cải thành sự chấp thuận(CÓ) dù nhanh chóng hay lâu dài; chính vì thế nó phải được trình bày với một sự khước từ khác. Thi thoảng tôi nghĩ rằng KHÔNG là từ thiết yếu nhất trong thời đại của chúng ta. Thậm chí nếu từ KHÔNG là một sai lầm thì điều tốt lành của nó cũng mang đến nhiều giá trị hơn tính tiêu cực. Gỉa dụ như từ KHÔNG đối với cuộc sống như ngày hôm nay chẳng hạn.
 
Trong trường hợp cuốn sách này, có ít sự kì vọng hơn – đó là một chữ KHÔNG bé nhỏ, nhưng nó vẫn có khả năng thay đổi đời người. Bằng cách thêm từ KHÔNG vào trong câu- lịch sử chính thống- tuyên bố rằng những người tham gia Thập tự chinh đã không ủng hộ hoàng đế Bồ Đào Nha tái chinh phục Lisbon vào năm 1147, Raimundo không chỉ bị thuyết phục viết ra một lịch sử khác mà còn mở ra con đường hòng thay đổi chính cuộc đời của ông ta. Ông ta phủ nhận câu đó thì cũng chính là phủ nhận cuộc đời mà ông ta đang sống. Sự phủ nhận đó dẫn ông ta tới một cấp độ khác của hiện hữu; ông ta bị  trục khỏi thói thường cùng sự tẻ ngắt xám xịt của cuộc sống hằng ngày. Ông ta chuyển dịch tới cấp độ khác cùng với mối liên hệ với Maria Sara.
 
Người phỏng vấn: Xuyên suốt cuốn Lịch sử cuộc vây hãm Lisbon cả Raimundo và Maria đều hiện ra như những người xa lạ – những kẻ ngoài cuộc bên trong thành phố. Thậm chí họ còn gọi nhau là những người Moor.
 
José Saramago: Đúng rồi, chính thế. Chung cục thì tôi tin rằng đó chính là tình cảnh của chúng ta.
 
Người phỏng vấn: Ông muốn nói tới từ “Chúng ta” như những người Bồ Đào Nha?
 
José Saramago: Vâng , nhưng không chỉ những người Bồ Đào Nha mà thôi. Tất thẩy chúng ta đều phải sống trong thành phố – tôi muốn nói tới thành phố cần được hiểu như một phương thức sống tập thể – nhưng đồng thời, chúng ta nên là những người ngoài cuộc, những người Moor trong thành phố theo nghĩa đó là họ hiện diện về mặt thể lý đồng thời trong thành phố và là kẻ xa lạ đối với thành phố. Đó là bởi vì hắn ta là kẻ ngoài cuộc cho nên hắn có thể tiến hành sự thay đổi. Người Moor, người khác, kẻ xa lạ theo cách chúng ta nói, là những người mặc dù tồn tại bên trong những bức tường thành phố vẫn ở bên ngoài thành phố, họ là những người có thể biến cải thành phố đó – chúng ta hy vọng theo chiều hướng tích cực.
 
Người phỏng vấn: Trong quá khứ, ông đã nói rõ sự quan tâm của ông về Bồ Đào Nha. Ông nghĩ gì về hiện trạng Bồ Đào Nha và dự định hòa nhập vào Liên minh châu Âu?
 
José Saramago: Tôi sẽ đưa ra một ví dụ. Trong một cuộc phỏng vấn, Joao Deus de Pinheiro, ủy viên của Liên minh châu Âu khi được một nhà báo Bồ Đào Nha hỏi “Ông không nghĩ rằng Bồ Đào Nha đang đối diện với nguy cơ  để mất nhiều chủ quyền quốc gia? Câu trả lời của ông ấy đó là “Bạn muốn nói gì khi đề cập tới chủ quyền quốc gia? Trong thế kỷ XIX, chính phủ Bồ Đào Nha không nắm quyền bởi vì thủy sư đô đốc Anh đóng quân tại sông Tagus không thừa nhận nó.Sau đó ông ây mỉm cười. Một cuộc gia liệu có cần một ủy viên Liên minh châu Âu, người tin rằng phần lịch sử này cần phải thú vị và hơn nữa Bồ Đào Nha không nên bận tâm vì sự mất mát chủ quyền vì ông ấy tin rằng thực ra chúng tôi chưa bao giờ có được điều đó.
 
Nếu Liên minh châu Âu phát triển thì trách nhiệm của các chính trị gia của chúng tôi giống như những chính trị gia của các quốc gia khác, sẽ được giảm bớt. Từ đó về cơ bản thì họ sẽ trở thành những gì họ đã từng là trước kia – những viên chức thuần túy bởi vì một trong những ảo tưởng lớn của thời đại chúng ta là những bài diễn văn dân chủ. Dân chủ không tồn tại trong thế giới này. Thứ đang vận hành là quyền lực của các tổ chức tài chính quốc tế. Những người liên quan tới những hoạt động đó trên thực tế đang thống trị thế giới. Những chính trị gia chỉ là những người được ủy nhiệm – có một sự liên hệ giữa thứ được gọi là quyền lực chính trị và quyền lực tài chính, điều này lại là sự phủ nhận dân chủ đích thực.
 
Người ta có thể hỏi tôi thế ông có đề xuất sự thay thế nào không? Tôi chả đề xuất gì cả. Tôi chỉ là một tiểu thuyết gia, tôi chỉ viết về cuộc sống như tôi quan sát được. Việc của tôi không phải là biến cải nó. Bản thân tôi không thể thay đổi nó và thậm chí tôi sẽ không biết nó sẽ như thế nào nữa. Tôi tự hạn chế khi nói rằng điều tôi tin tưởng là thế giới tự nó.
 
Thế thì câu hỏi là nếu tôi phải đề cử thứ gì đó thì nó sẽ là gi? Tôi sẽ đề xuất thứ mà thi thoảng tôi gọi là phát triển thụt lùi, nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng người ta chỉ có thể phát triển theo chiều hướng đi lên. Phát triển thụt lùi nghĩa là Hãy ngừng ở đây và hướng về hàng tỉ người bị bỏ lại đằng sau. Dĩ nhiên toàn bộ chuyện này là ảo tưởng. Tôi sống ở  Lanzarote, một hòn đảo với 5 ngàn cư dân  và những gì xảy ra ở phần này  của thế giới thì sẽ xảy ra ở phần còn lại. Tôi không có tham vọng trở thành cứu tinh của thế giới, nhưng tôi sống với niềm tin rất đơn giản đó là thế giới có thể biến thành một nơi tốt đẹp hơn và người ta có thể dễ dàng biến nó thành một nơi tốt đẹp hơn.
 
Niềm tin này khiến tôi bày tỏ rằng tôi không thích cái thế giới nơi tôi sống. Cuộc cách mạng trên qui mô toàn thế giới mà tôi mường tượng xin hãy dung thứ cho những ảo ảnh không tưởng của tôi sẽ trở thành một điều tốt lành. Nếu cả hai chúng ta thức dậy và nói rằng, Hôm nay tôi sẽ không làm hại ai cả rồi ngày hôm sau tôi tiếp tục nói lại điều này và thực sự sống nhờ những từ ngữ đó, thế giới sẽ xoay chuyển trong thời giam ngắn. Dĩ nhiên, điều này vô nghĩa – nó sẽ không bao giờ xảy ra.
Tất thẩy điều này sẽ dẫn tôi tới sự tra vấn việc sử dụng lý trí trong cuộc sống này. Đó là lí do tôi viết Mù lòa. Đây là những thứ đã đưa tôi đến với một loại hình của các tác phẩm văn học có liên quan tự thân tới những vấn đề kể trên.
 
Người phỏng vấn:    Ông đã nói rằng Mù lòa là tiểu thuyết khó nhất mà ông từng viết. Có phải bởi vì, mặc cho sự tàn nhẫn được phơi bày công khai giữa con người với con người vì bệnh mù trắng và sự bất tiện khi viết về hành vi này nhưng rút cục thì ông vẫn là  một người lạc quan?
 
José Saramago: Tôi là một người bi quan thì đúng hơn nhưng không nhiều đến độ để tôi phải tự bắn vào đầu mình. Sự tàn nhẫn mà bạn đề cập đến là sự tàn nhẫn thường ngày xảy ra khắp nơi trên thế giới không chỉ trong tiểu thuyết mà thôi. Và ngay tại thời điểm này chúng ta đang bị vây bủa bởi nạn dịch mù trắng.Mù lòa là một ẩn dụ của sự đui mù trong lí tính của con người. Sự đui mù này cho phép chúng ta mà không  mắc phải mâu thuẫn nào đưa một phi thuyền lên sao Hỏa để nghiên cưu kết cấu của các mẫu đá trong lúc đó lại để hàng triệu người chết đói tại hành tinh này(trái đất). Chúng ta vừa mù vừa mất trí.
 
Người phỏng vấn: Cuốn Bè đá cũng cùng đề cập đến những vấn đề xã hội thưa ông?
 
José Saramago: À, nó không giống một cách chính xác nhưng người ta thích xem xét nó theo cách đó. Người ta xem nó như một sự phân tách của bán đảo Iberia ra khỏi lục địa châu Âu. Dĩ nhiên, đó là một phần của câu chuyện và thực tế thì đó là những gì diễn ra: bán đảo Iberia đang tự tách ra khỏi châu Âu và trôi về Đại Tây Dương. Nhưng thứ mà tôi nhắm tới không phải là sự phân cách khỏi châu Âu bởi vì nó chả mang lại ý nghĩa gì cả. Điều mà tôi muốn nói và vẫn tiếp tục nói như vậy đó là thứ mà tôi tin là thực tế: Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha có chung những nguồn gốc không hẳn thuộc về châu Âu. Tôi đã nói với các độc giả rằng, Nghe này, chúng ta luôn là những người châu Âu, chúng ta là người châu Âu và chúng ta sẽ luôn là người châu Âu – không có phương cách tồn tại nào khác. Nhưng chúng ta lại có những nghĩa vụ khác – nghĩa vụ đối với nguyên ủy của lịch sử, văn hóa và ngôn ngữ. Và vì thế, xin đừng tự phân cách khỏi phần còn lại của thế giới, đừng phân cách khỏi Nam Mỹ, đừng phân cách khỏi châu Phi. Điều này không có nghĩa là phản ánh bất cứ tham vọng thực dân mới nào nhưng bán đảo Iberia như trong trường hợp cuốn Bè đá dừng lại ở khoảng giữa Nam Mỹ và châu Phi, và điều đó xảy ra do một nguyên nhân. Bởi vì chúng ta dành cả đời để nói về miền nam, và miền nam luôn luôn là nơi chốn của sự bóc lột, chúng ta có thể nói rằng thậm chí là cả khi miền nam nằm trong miền bắc.
 
Người phỏng vấn: Trong Nhật ký Lanzarote, ông viết về chuyến đi cuối cùng của ông tới New York và cho rằng trong thành phố đó, phía nam thuộc về phía bắc Manhattan.
 
José Saramago: Đúng vậy, phía nam lại nằm trong phía bắc.
 
Người phỏng vấn: Tôi phải nói với ông  rằng tôi thích sự mô tả của ông về Khách sạn Chelsea trong Những cuốn nhật ký!
José Saramago: Ồ, quả là tồi tệ. Nhà xuất bản đón tiếp tôi ở đó nhưng tôi vẫn không tài nào biết được chính xác ý họ là gì. Họ cho là tôi đã phát biểu rằng tôi muốn dừng lại ở đó – nhưng tôi chưa bao giờ nói như vậy. Tôi biết khách sạn từ phía bên ngoài và tôi nghĩ rằng nó rất hấp dẫn, nhưng tôi không bao giờ nói rằng,  Hãy đón tôi tại khách sạn Chelsea. Tôi đồ rằng họ đón tôi ở đó bởi vì nơi đó có nhiều biến cố lịch sử nhưng tôi phải chọn giữa một khách sạn bất tiện với các biến cố lịch sử và một khách sạn không có lịch sử..Tôi vẫn tự nhủ với bản thân rằng, Dù cho nó là cái gì thì tôi chưa từng thấy một địa điểm nào như vậy.
 
Người phỏng vấn: Ông có một lượng độc giả đông đảo ở châu Âu và châu Mỹ La-tinh nhưng số lượng lại ít ỏi ở Hoa Kỳ.
José Saramago: Những điều với tính chất quá nghiêm túc không thực sự thu hút độc giả Mỹ. Quả là kỳ lạ, tuy nhiên, những nhận xét tôi tiếp thu được ở Hoa Kỳ lại rất tốt.
 
Người phỏng vấn: Ý kiến của giới phê bình có quan trọng đối với ông không?
 
José Saramago: Điều quan trọng đối với tôi đó là việc tôi hoàn thành tốt công việc, tiêu chuẩn của tôi về một công việc tốt đó là cuốn sách được viết theo cái cách mà tôi muôn nó được viết như vậy. Sau khi vượt ra ngoài tầm tay của tôi, nó chỉ giống như những thứ khác trong cuộc sống mà thôi. Người mẹ sinh ra đứa con và hy vọng điều tốt nhất cho nó, nhưng cuộc sống lại thuộc về đứa con chứ không phải người mẹ. Đứa con sẽ tự tạo ra cuộc đời của riêng mình hoặc giả được kẻ khác kiến tạo, một điều chắc chắn nhất đó là cuộc đời đó không phải là thứ mà người mẹ mong đợi. Thật là vô ích nếu tôi mong đợi một sự đón nhận tốt đẹp cho những cuốn sách của tôi bởi số lượng lớn các độc giả bởi vì những độc giả đó sẽ tiếp nhận những cuốn sách của tôi dù họ không muốn thế.
 
Người phỏng vấn: Trong suốt chuyến hành trình sang Mỹ, ông cũng đến thành phố Fall River, một địa điểm thuộc Massachusetts nơi có nhiều cộng đồng người Bồ Đào Nha.
 
José Saramago: Đúng thế, tôi có một số cuộc tiếp xúc với những người nhập cư, họ là những người dù với bất cứ lí do gì cũng đều hứng thú với các tác phẩm của tôi. Ngạc nhiên làm sao khi tôi luôn có được một số lượng rất lớn đám đông  mặc dù tôi càng lúc càng ít thích thú với việc diễn thuyết về văn chương trong những ngày đó. Tôi đoán rằng điều đó có vẻ như một mâu thuẫn bởi vì tôi viết và nếu tôi viết sách thì tôi sẽ nên nói về cái gì khác nữa chứ? Thế đấy, tôi đã viết nhưng trước khi trở thành một nhà văn thì tôi phải sống đã và tôi quan tâm tới tất cả những ai đang sinh sống trên trái đất này. Mới đây khi tôi ở Braga, Bồ Đào Nha cho một cuộc hội thảo về những tác phẩm văn học của tôi nhưng chúng tôi lại bàn luận về những thứ khác – tình trạng ở Bồ Đào Nha và cần phải làm gì đối với điều đó. Tôi bảo với mọi người rằng lịch sử của loài người xem ra rất phức tạp nhưng thực sự thì nó lại vô cùng đơn giản. Chúng ta biết rằng chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bạo lực. Bạo lực thì cần thiết đối với sự tồn sinh của chúng ta – chúng ta  phải giết các loài động vật hoặc người ta phải giết chúng vì chúng ta, để cho chúng ta ăn. Chúng ta hái trái cây; thậm chí chúng ta còn hái hoa để trang trái cho nhà cửa. Tất cả những hành vi bạo lực chống lại những cá thể sống. Động vật có cùng chung cách hành  xử: nhện ăn ruồi, ruồi thì có thể ăn bất cứ thứ gi nó có thể ăn. Tuy nhiên, có một sự khác biệt rất lớn: động vật thì không độc ác. Khi những con nhện bọc lũ ruồi trong mạng nhện thì nó đơn giản là đang dọn sẵn bữa  trưa của ngày mai vào trong  chiếc tủ lạnh của nó mà thôi.  Con người tạo ra sự tàn nhẫn. Loài vật không hành hạ lẫn nhau nhưng chúng ta lại làm vậy. Chúng ta là những tạo vật độc ác duy nhất trên hành tinh này. Những quan sát đó khiến tôi đến với câu hỏi sau, Những gì tôi tin tưởng là hoàn toàn xác đáng: nếu như chúng ta độc ác vậy thì làm thế nào chúng ta có thể tiếp tục nói rằng chúng ta là những tạo vật có lí trí? Vì rằng chúng ta biết nói? Vì rằng chúng ta có thể suy nghĩ? Vì rằng chúng ta có thể sáng tạo? Thậm chí cho dù  chúng ta có thể thực hiện tất cả những điều kể trên thì nó không đủ sức ngăn chúng ta không tiến hành tất cả những việc làm tiêu cực và ác độc mà chúng ta can dự vào. Đây là vấn đề đạo đức mà tôi cảm thấy cần phải  thảo luận và chính vì lí do này mà tôi cảm thấy càng ít hứng thú hơn khi luận bàn về văn chương . Thỉnh thoảng tôi tự nhủ với mình rằng, tôi hy vọng chúng ta không bao giờ có khả năng rời bỏ hành tinh này bởi vì nếu bao giờ mà con người lan rộng ra khắp vũ trụ thì không đời nào mà chúng ta có thể hành xử khác biệt hơn so với khi chúng ta sinh sống ở đây. Thực tế nếu mà chúng ta có thể sinh sống trong  vũ trụ – tôi không tin là chúng ta có thể- chúng ta sẽ đầu độc nó. Chắc chắn rằng chúng ta là một trong số các loài vi-rút, bất hạnh thay lại tập trung trên hành tinh này. Cách đây không lâu thì tôi cảm thấy chắc chắn đối với tất cả những điều này, tuy nhiên, khi tôi đọc thấy một vụ nổ sao tân tinh. Ánh sáng từ vụ nổ đến được trái đất trong vòng 3 hoặc 4 năm trước đây – phải mất 166 ngàn năm để tới được đây. Tôi cho rằng, Tốt thôi, chả có nguy hiểm gì cả, chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiến xa như vậy.
 
(Người phỏng vấn: Donzelina Barroso)
 
Trịnh Ngọc Thìn dịch – Theo TheParisReview
Bình Phước, 25/5/2013
Nguồn: https://chiecnon.wordpress.com/

 

Exit mobile version