Cũng như trong các lĩnh vực khác, trong lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật, không thể không quan tâm đến sự đổi mới tổ chức, cơ chế và phong cách làm việc. Riêng trong bản thân sự sáng tác, đổi mới trước hết là đổi mới cách nhìn. Theo ý riêng tôi, nói đổi mới cách nhìn dễ nghe hơn là nói “đổi mới tư duy nghệ thuật”. Từ sự đổi mới cách nhìn có thể sáng tạo, phát hiện ý nghĩ mới. Bản chất của mọi sự đổi mới thực sự trong văn học nghệ thuật là tạo ra ý nghĩa mới. Lịch sử dân tộc ngày nay cũng như thời đại chúng ta đương sống đòi hỏi một sự xác định mới, ý nghĩa của nhân sinh ở nhiều mặt cốt yếu. Viết như cũ mà nêu được ý nghĩa mới, sâu xa thì vẫn hơn là viết theo lối mới mà chẳng phát hiện được gì hoặc ý nghĩa chẳng đâu vào đâu.
Để có những tác phẩm hay, sự đổi mới trong lý luận phê bình có thể bắt đầu bằng sự quan tâm đến triết học và tư duy biện chứng, mà tư duy biện chứng, nói theo Mác: “Không cúi đầu trước bất kỳ cái gì, trong bản chất mang tinh thần phê phán và tính cách”.
Nguồn: Văn nghệ, Hà Nội, số 3 & 4 (17-1-1987).Rút từ chuyên đề tư liệu “Đời sống văn nghệ thời đầu đổi mới” do 2 nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Nguyễn Thị Bình sưu tầm, biên soạn.