VÕ CÔNG LIÊM              

                 HIỆN HỮU Và HƯ KHÔNG

            (L’ ÊTRE Et NÉANT / BEING And NOTHINGNESS)

             

Tác giả Võ Công Liêm     

                                                                                                              To: Ms. Katherine Jenkins

                                                                                                            (University of Calgary Ab.Ca)

 

Trong số những tác phẩm của Jean-Paul Sartre* để lại; Hiện Hữu Và Hư Không cho ra đời 1953 được xem là một luận đề (essay) quan trọng nhất đối với thuyết hiện sinh (existentialism) của Sartre mà được ông chủ xướng như một lý luận hiện thể và đích thực về tư tưởng nhân bản. Một tiến trình về tư duy đáng kể nhất để giảm thiểu sự hiện diện của tồn lưu và đồng loạt xuất hiện những học thuyết mà điều ấy được coi như một xác quyết minh bạch cho bộ phận triết học của ông. Đó là cứu cánh vượt qua một cách chắc chắn giữa vô số dạng thức của những yếu tố như sự kết hợp của tồn lưu trong vũ trụ, cụ thể nhất về mặt tinh thần để phân chia giữa tốt và xấu như một ngăn cách về trạng thái nghi ngờ của hiện hữu. Chính cái lưỡng tính giữa hai bề mặt đó tạo nên sự bối rối về triết học và được thay vào đó một học thuyết triết học khác, hầu tìm ra một giải pháp thích hợp hơn của khoa hiện tượng dù là những đơn phương chính yếu nào đi nữa.

Dù rằng sự xuất hiện chủ thuyết là rõ ràng minh bạch cho sự hiện hữu; không những ở nội tại hay ngoại tại đều được xem như đồng thể ngang nhau, sự hiện diện đó không còn tính cách độc quyền. Ở đây Sartre hệ thống hóa để giới thiệu phần cốt tủy của triết học hiện hữu (philosophy of Being). Ông nói đến cái gọi là tri thức của con người và tri thức của thế-giới-như-nhiên mà hai vị trí đó được gắn liền vào nhau. Để giới thiệu đầy đủ về nhãn quang của Sartre như một tương quan giữa xã hội và con người. Chủ thuyết hiện sinh của Jean-Paul Sartre là giải phóng con người ra khỏi những ràng buộc cố hữu để tìm đến với tự do và khai phá những tồn tại bức xúc, bày tỏ sự hiện hữu của con người trên mặt đất nầy và được xem như khoa phân tâm học chủ lực. Một ‘sine qua non’ để lãnh hội về chủ nghĩa hiện sinh và đó cũng là điều quan trọng được coi như kẻ đưa đường về khoa triết học hiện đại của thế kỷ XX.

 

L’Être et le Néant là một tuyển tập luận đề triết học về hiện tượng thuộc khoa siêu hình học (A Essay On Phenomenological Ontology) ; bao gồm 5 phần chính :

  • Vấn đề của Hư Không ( The Problem of Nothingness)
  • Hiện-Hữu-Cho-Tự-Nó (Being-For-Itself)
  • Hiện-Hữu-Cho-Cõi-Khác (Being-For-Others)
  • Nhận Có, Thực Hành Và Hiện Hữu (Having, Doing And Being)
  • Kết Thúc ( Conclusion)

Ở đây chúng ta chỉ đưa lên một vài khiá cạnh đặc biệt trong Being And Nothingness/L’Être et Neant với cái nhìn riêng tư về thuyết hiện sinh của Sartre. Trong bài viết được nêu ra ‘ la transcendence de l’Ego. Esquisse d’une description phénoménologique ‘ 1936. Sartre vẫn cho toàn vùng của hiện tượng học chuyển thể từ Ego/Self  và được miêu tả một cách khái quát về hiện tượng mà Ego chính là bản ngã tự tại, đưa tới cái vị lợi ‘Selfishness’ của con người, một ý niệm như thách đố của Husserl về sự chuyển hóa của Ego.

Sartre đối kháng thể thức của Descartes. – “Tôi suy nghĩ ; do đó tôi hiện hữu“ (I think ; therefore I am). Ý thức nói ở đây “I am” (Tôi là; tức tôi hiện hữu) chưa hẳn là một ý thức tuyệt đối mà đó chỉ là suy tư mà thôi.

(The consciousness which says “I am” is not actually the consciousness which thinks) (P.92).

Descartes từ chối về cái đột khởi của ý thức mà phải do chính từ ý thức mà ra với một phương pháp hết sức nghi ngờ mà vẫn được coi như một đạo luật. Trong lúc đó chúng ta chỉ mới bắt chụp cái thoáng nhìn của sự phản đối đó, có thể là do nghi ngờ của ý thức, như thể là một hành động không mấy vững chắc. Nhưng cái gọi là ‘Descartes Cogito’ như một tư thế riêng biệt dành cho ý thức tự nó và được xem như một đối kháng, nhưng ở đây là một đối kháng khách quan. Trong những lời lẽ của ‘Cogito’ không phải là điều đưa Descartes nghi ngờ; đó là sự phản ảnh của Descartes lên sự nghi ngờ “ Tôi nghi ngờ; do đó tôi hiện hữu “ (I doubt; therefore I am) Thật ra là: “ Tôi ý thức điều mà làm tôi nghi ngờ; do đó tôi hiện hữu” ( I am aware that I doubt; therefore I am).

Thuyết gia Cartsian Cogito (Descartes) phản ảnh là chính sự thể đó không còn tự nó nhưng nguyên thủy sự cớ ấy là ý thức do từ sự nghi ngờ mà ra. Chính sự khai phá đó giữa tư tưởng của Descartes về sau nầy Sartre đã tìm ra được những bước khởi đầu trong học thuyết của ông… Sartre thường hay xử dụng ngôn ngữ ‘nhận thức’ như một lý trí riêng tư “non-positionelle (de) soi”; chữ ‘de’ được nằm trong dấu ngoặc đơn, để chứng tỏ rằng không có sự phân chia đẳng cấp hay ngôi vị, không phân biệt vị trí của bản ngã như một đối tượng của ý thức. Sartre đề cập đến một thứ ý thức trong sáng  (néant/nothingness) một trạng từ chưa tỏ rõ bằng một sự nhấn mạnh rõ ràng trong cái không, cõi không trống rỗng, không dính dáng vào cái không của không. Sartre đưa cái ý thức trong sáng của hiện hữu cũng như hư không; có thể là một luận án có tính cách võ đoán (non-thetic) cho tự-thức (self-consciousness) hoặc đưa vào một vị trí của tự-thức cái đó là tâm-thức  của ‘soi’ tức là ‘tự’ cái tự-có  (soi-même/one-self) trong ý thức mà ý thức đó như một ý thức suy xét phản ảnh được sự nhìn nhận về hành động và trạng thái của ý thức trong sáng đó và hầu như dành cho một vị trí tự-nó. Cùng một trạng huống đó Sartre đặc ra hai nền móng chính yếu cho vấn đề ý thức như quan tâm tới sự phản ảnh của ý thức; điều ấy chính là cơ bản trong những tác phẩm sau nầy của Sartre.

Trước hết theo quan niệm của Husserl là nắm được toàn bộ ý thức có nghĩa là ý thức từ mọi hướng, từ mọi sự vật thì điều đó như một ý thức  có chủ đích và trực diện, chủ điểm đưa tới một chủ thể siêu nhiên khác hơn tự-nó. Nơi đây chính là mầm thai nghén của Sartre về cái nhìn sau nầy giữa hiện-hữu-con-người và hiện- hữu-thế-giới-như-nhiên ngày nay là bằng chứng của Sartre về khoa siêu hình học và sự tồn lưu của hiện sinh, gọi là hiện-hữu-tự-nó mà sự cố chính là cõi-ngoài-kia của ý thức.

Thứ hai về phản ảnh ‘cogito’ là không cá tính. Ấy là điều không thực vì đó là điều chúng ta có thể bắt đầu với một vài vấn đề như “tôi nhận thức được cái ghế” Những yếu tố đó cho chúng ta một cảm nhận đích thực của ý thức ( il y a / there is / Cái đó là) tức là nhận thức về cái ghế một cách cụ thể trong ý thức trong sáng.

Theo ý Sartre; tự-nó của Ego là không phải ý thức mà đó chỉ là lời lẽ phát biểu một cách mơ hồ. Dĩ nhiên đây không phải là điều để nói rằng Ego là chất liệu của ý thức; bởi Ego theo Descartes là ‘tự’ tức ngã, tự nhận của ý thức mà ở đây không còn đề mục đưa ra mà là khả năng phán đoán do từ sự vận dụng của ý thức lương tri hoặc ý thức trực tiếp xẩy ra. Sartre nói: “Sự dâng trào của ý thức trong sáng là sự xếp đặt kiên cố tự-nó một liên hiệp nhất trí tự-nó”(Plux of consciousnesss constituting itself as the unity of itself (P.100)

Ông nói tiếp: “Như thế thì Ego/Tự-nó là một tổng hợp nội quan và có tính cách siêu lý trừu tượng”.(Thus the Ego is a sythesis of interiority and transcendence) (p.101).

Năm 1940 sau khi cho ra đời luận án Tâm Lý Và Hình Tượng (The Psychology Of The Imagination) như một hiện tượng tâm lý; chính vì thế mà Sartre dựa vào đó như thử dựa trên căn bản để giới thiệu về Hư-Không (Nothingness); trọng tâm của luận án là nhìn thấy những khác biệt giữa trí tưởng và tri giác đó là ý thức của nhận thức.

Sartre đưa ra hai vấn đề :

1- Chức năng của trí tưởng do từ sự tình cờ xẩy ra và thể hiện được tính siêu hình của thể chất ý thức hoặc có thể  đó là điều được mô tả như một cơ cấu thiết yếu của thể chất ?

2- Điều kiện nầy là một sự cần thiết cho sự nhận thức về hình tượng của ý thức. Hay là điều kiện được xem là có thể giống nhau hay khác nhau trong cùng một ý thức ?

Ý thức trong sáng phải được tôi luyện, bồi đắp với một cá tính riêng biệt của ý thức đó là tiềm năng của Hư-Vô (Nihilation / Néantisation). Sartre nhấn mạnh ở đây Hư-Vô và Hư-Không nghe gần gũi nhưng là khác biệt của trí năng và ý thức. Ở đây Sartre nhìn Hư-Không là sự trống không, trống không một cách hoàn toàn (emptiness) của Hư-Không (Nothingness) rõ ràng như xác định vị trí của nó chứ không có tính mơ hồ của Hư-Vô (Nil (d.từ)). Sartre đi xa về điều nầy và cho rằng trong mọi hành động của hình tượng thì điều đó không còn nghi ngờ gì cả giữa Hư-Vô và Hư-Không. Nếu sự thể của vấn đề đặc ra ở đây như sự vắng mặt  hoặc không hiện hữu tồn lưu hoặc như là mất khả năng trung hòa (neutralized) ở đây được coi như khả năng do từ một cơ cấu tạo thành. Có nghĩa rằng ý thức là điều không thể tránh được mà tương quan với thế giới quan; bởi chúng ta có thân xác hữu thể là một xác quyết rõ ràng giữa ý thức và ý thức trong sáng của vấn đề siêu nhiên. Vì ý thức nằm trong qui thức đầu tiên là không có tính không-sắp-đặt-tự-thức. Đó là lý lẽ cho ý thức mà ý thức đó được coi như ý thức trong sáng (ness). Ở đây ý thức có thể không còn là hình tượng của ý thức cũng có thể thiếu đi năng lực phủ nhận và triệt thoái nó ra khỏi ý thức mà Sartre gọi là “Hư-Vô” đó là kết quả tìm thấy cái KHÔNG nó nằm trong sự chìm lắng của ý thức của thế giới quan mà đó là ý thức sâu lắng trong ý thức tồn lưu; đó cũng không phải là một khả năng chiếm cứ bất luận từ một hướng nào, nhưng phải hiện hữu của sinh tồn. It would have to be conceived as completely engulfed in the exsisten and without the possibility of grasping anything but the existent (P.271)

Trong Hiện Hữu và Hư Không Sartre thật sự nối liền lý tưởng của Hư-Không và Tự-Do. Có nghĩa rằng ý thức là điều có thể có hiệu năng như một sự xuất hiện của cái gọi là không thực (unreal) không thực để sản sinh ra từ thế giới bên ngoài, bởi; tự-do hết sức siêu nhiên điều mà nhân loại có thể hình dung ra được nghĩa lý của nó. Hiện Hữu và Hư Không là tiếng vọng, là thông điệp mà Sartre miêu tả như một hiện-hữu-tự-nó (Being-in-itself)  không những có thể hoặc không thể. Mà ‘nó-đã-là’ như một nhấn mạnh của ý thức trong tính nhân bản.

Quan trọng khác; luận cứ của tiểu thuyết là ý niệm về sự  ‘buồn-nôn-tự-nó’. Buồn Nôn là điều quan tâm tiên khởi của Sartre với xúc cảm triền miên trong con người của Roquentin là một tri thức mà tri thức đó như một chiếm cứ, một sự chia xẻ có dự phần của những sự vật hiện hữu (existence of things). Giữa Hiện Hữu và Hư Không Sartre mở rộng  tư tưởng về bản năng ý thức, một biểu lộ cơ chế như thể một hiện hữu chối bỏ, bắt nguồn từ nội giới, nhưng chối bỏ ngoại giới thì giản đơn như một sự khác biệt rõ rệt giữa hai sự thể cùng một cảm giới không hơn không kém. Thí dụ nói rằng: – “ cái chén là không có ở trên cái bàn” Thì đó là một chối bỏ trên bình diện nội giới; mà điều đó chỉ có thể hữu thể trong ý thức. Hiện hữu tạo sự chối từ ảnh hưởng trong hiện hữu. Sartre tóm lược lại vị trí của ý thức như sau: “đối với ý thức là không có hiện hữu ngoại trừ có một điều kiện bắt buộc để được phát hiện bằng trực giác của sự vật” For consciousness there is no being except for this precise obligation to be a revealing in intuition of something. (P.618).Chỉ có cách làm cho ta có thể hiện hữu như một ý thức khác của một hiện hữu khác mà thôi. Hẳn nhiên Sartre đã nắm chắt cho-cái-tự-nó (For-itself) là tính chất phiêu lưu mà ông đã nói lên lời cứng chắc về hiện hữu và một đời sống có ý thức.

Sartre thường phát biểu về Hư Không như một sự hiện diện, như một chi tiết trung thực, thẳng thắn để phê nhận cả hai ý niệm của Hegel và Heidegger. Đối với lời phê nhận của Hegel cho rằng; “Không bao giờ có cái cõi ngoài mà đó chỉ là hình thức luân lý của cái gọi là không-hiện-hữu (non-being). Như vậy sự tương quan của con người là hiện thực. Sartre cho sự thể đó làm cho quan niệm của Hegel về hiện-hữu và không-hiện-hữu là một điều đúng lúc, đúng thì thay vào một nhãn quang không-hiện-hữu như một tùy thuộc vào luân lý của hiện hữu. Ông cho sự thể đó mà Hegel hết sức thờ ơ một cách vô tình giữa hiện-hữu với không-hiện-hữu. Heidegger phù hợp với Sartre coi đó là một sự cân nhắc đúng đắn đưa tới một tiến trình bởi sự hoán chuyển từ Hiện-hữu đến Hư-không và nhận ra cả hai bề mặt của hiện-hữu và không-hiện-hữu là dấu hiệu căng thẳng cho việc chống đối. Heidegger cũng ca ngợi lời phát biểu của Sartre  về Hư-không như một dự phần của con người đầy đủ kinh nghiệm, ở đây không phải việc làm đơn thuần như một việc trừu tượng. Sartre cảm nhận được ý thức của Heidegger; bởi những nguyên nhân bên ngoài đã làm đình trệ trong cái duy lý về Hư-không mà lấy đi tất cả những khả tính có thể tính toán, chọn lọc một nguyên lý của sự Hư-Vô (nihilations). Đây là điều mà Sartre đã nói; không còn cách gì hơn để giải thích cái vô cùng trong ‘đáy giếng’ của Hư-không mà những điều đó dự phần trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Cả hai Hegel và Heidegger đưa ra vấn đề giữa hiện-hữu và không-hiện-hữu đó là vấn đề mà Sartre đã nói đến về Hư-không mà không phải qua Hiện-hữu. Hư- Không đã tìm thấy và có thể thiết lập được để rồi chối bỏ cái thực thi đi vào Hư-Vô. Nói chung hai ông đã thờ ơ sự cấu trúc và trí tuệ của con người hoặc là ý thức của con người. Sartre tránh những đối tượng đó mà ông cảm thấy cần phải mạnh dạn đứng lên chống lại những chủ thuyết của Plato, Hegel và Heidegger, sự cảm nhận đó có thể nói rằng đó là một phương án trị liệu của tri giác, trí tưởng và nhận thức, tất cả như dính chùm vào nhau trong một luân lý cổ hủ giữa một xác định cụ thể và sự chối từ. Cái đó gọi là chối bỏ nội tại; tự-nó như một luân lý khác biệt. Sartre hoàn toàn không hạn chế mà thường coi Hư-Không như một ý niệm có tương quan. Ông dùng nó như để phát biểu về một nỗi đau, để lột trần những gì đáng kể nhất và như thể có mắc phải vào những lo âu mà Heidegger đã đề ra. Hư-Không là nằm giữa cái lý sự vô cớ và hành động. Đó là nguyên cớ để trở nên cái sự lý vô cớ; chỉ khi nào thật sự tự do. Bởi tự do của Hư-Không thực sự từ ý thức. Cuối cùng Sartre chỉ dùng nó như là tiếng nói của tự do. Ý thức tự do là cái tự-nó vẫn ‘chưa đủ’ để nhận ra sự hiện hữu. Như vậy ; cái gì Cho-tự-nó (For-itself) là được phơi bày một cách rõ ràng về Hiện-hữu, một nội tại Hư-Không của Hiện-hữu, một tương quan với Hiện-hữu, một mong muốn của Hiện-hữu và một chọn lựa của Hiện-hữu. Trong phần thuyết trình về Hư-Không, đặc biệt về phần tiếp nối của tri giác và trí tưởng. Sartre đã thận trọng dùng khoa tâm lý học của Gestalt như một tương quan bổ sung cho trí năng về ‘hình tướng’ (figure) và ‘cứ điạ’ (ground). Chúng ta nhận thấy rằng Hư-Không là Cho-tự-nó, không những chỉ vào sự chối bỏ nội tại và lột trần Hiện-Hữu. Nhưng đó cũng là dục vọng của Hiện-Hữu và chọn lựa của Hiện-Hữu. Cái nhìn của Sartre là từ khi khởi ra cái Cho-tự-nó (For-itself) trong sự tương quan với chạm trán Trong-cái-tự-nó (In-itself). Có nghĩa là sự ao ước, lòng ham muốn thì sự ham muốn dục vọng đó được thích hợp Trong-cái-tự-nó. Trái lại lòng ham muốn dục vọng đưa cảm giác như để đồng hóa hay đã đồng hóa với Hiện Hữu và rồi trở thành một trong hai cái Cho-tự-nó và Trong-tự-nó hoặc gián tiếp bởi lần chiếm cứ đầu tiên. Hiện Hữu là thể thức của thế giới quan. Trong cùng một phương cách đó; những điều mà nhận ra được là những điều không tương hợp hoặc đột nhiên ‘biến dạng’ đúng lúc để đi tới một ý thức chọn lựa, đó là một chọn lựa phù hợp với những điều mà trước đây hầu như người ta đã phớt lờ về phần tâm lý hoặc xem đó như một tổng thể của siêu nhiên về Ego (It-self) và nhờ đó tạo nên được sự chọn lựa của hiện hữu. Điều mà rất hiếm thấy về sau nầy; nhưng với danh nhân lịch sử hay bộ môn tiểu thuyết thì lại xem như một thứ văn chương đích thực, một xác quyết về mặt bí truyền xẩy ra như sự cố. Có hai vị trí khác biệt của khoa tâm lý học; đối với Sartre là một tiếp nối quan trọng qua lăng kính của ông đó là Cho-tự-nó chính vị trí đó là mạch liên đới với con người. Đấy là ý tưởng của Sartre nói về như nhiên của thân tâm, của dục tính xác thịt. Lẽ đương nhiên cảm giác đó là thể chất đứng ra như một sự kiện của con người.

Chúng ta suy xét về một phần của ý thức mà ý thức đó chính là Cho-tự-nó (For-itself) được coi như Hư Không là mãi mãi mâu thuẩn nội tại. Thực tế sự ấy nằm trong lãnh vực của Cái-trong-tự-nó (In-itself) như đã được tồn lưu (existed) bởi cái gọi là Cho-tự-nó (For-itself) thì đó là vấn đề tâm lý. Trên thực tế chúng ta phải có nhiều xác quyết cụ thể về cái Cho-tự-nó là chính thân tâm của mình. Vì Cho-tự-nó là ý thức của vật thể như đã thấy. Cho-tự-nó không có ý thức phán đoán mà chỉ hiện diện để xuyên qua cảm thức của Trong-tự-nó. Chúng ta đã thấy điều quan trọng ấy trong ‘La transcendence de l’Ego’ Sartre tin là Ego chỉ một phần tâm lý và từ đó được xem như vật thể của thế giới quan. Sartre bắt bẻ sự sai lệch đó về Hiện Hữu và Hư Không mà Sartre đã bày tỏ trước đây và ông rất vững tâm và lạc quan về điều đó. Sartre đã phân tích kỷ năng về thể xác của con người mà ông đã chia ra làm hai phần: -Thể-xác-cho-một-cõi-khác (Body-for-the-Other) và Thể-xác-thấy-bởi-một-cõi-khác (Body-seen-by-the-Other). Đó là dây chuyền kết nối của tâm-thân. Mỗi khi Hiện Hữu với tâm-thân trong cùng một tiến trình của thành quả thì đó  là Thân-xác-thuộc-về-tôi (Body-for-me) thuộc về Hiện Hữu dù hiện diện trong cõi Hư-Không để ý thức về những điều ‘tự-nó’ như hiện thể với thế giới quan.

Với bài viết nầy còn thiếu những dữ kiện để xác minh cái đích thực phản ảnh sự trong sáng của J.P. Sartre. Ở đây chúng ta chỉ có cái nhìn thẩm quan về những gì Sartre đã làm ra trong phần kết thúc luận án triết học trong tư thế phân tích văn chương (Literary analyses) . Sartre đã vẽ lên ở đây một cuộc Cách Mạng Mới đặt xuống một đề cương cho xã hội mà trong đó cho phép chúng ta một tiếp nối tồn tại với cái tự vươn lên ‘self-trascendence’ một cách siêu đẳng trên con đường đi tới tự do thật sự và được coi như bước tiến dẫn đến con đường hiện sinh của ông. Đó là những gì Sartre đã làm ra trong phần kết thúc tập tiểu luận triết học nầy. Jean-Paul Sartre muốn khởi hành một mình để tìm đến một lối rẽ mới, một lối rẽ đi tới hành động cho nhân loại. Có lẽ; không còn bao lâu để khám phá hướng đi của ông với cái nhìn riêng tư của ông như một phần hoạch định tự nhiên.

Cuối cùng Sartre chấp nhận mọi sự căng thẳng về tự do cũng như mọi trách nhiệm và bổn phận mà Sartre đã thực hiện. Những điều nhận định ở đây cũng giống như Sartre đã miêu tả là một đúc cứng dự án của con người, như một tổng thể liên hợp từ ngoại giới đến nội giới của ý thức nhân bản và được coi như chúng ta ‘phải là’.

Tóm lại Hiện Hữu là điều kiện giản đơn như vạch trần hết thảy. Hiện-Hữu-vạch-trần (Being-for-revealing / Être-pour-dévoiler) thì cũng như lột-trần-hiện-hữu (revealed-being / être dévoilé) giữa hai dạng thức đó không có gì khác biệt giữa Hiện Hữu; nói cách khác giữa CÓ và KHÔNG là RỖNG, tất cả đều nằm trong qui trình vũ trụ giới với con người. Sartre giải phóng toàn bộ tính không trong ý thức Hiện Hữu và Hư Không như một gạch nối cho lý thuyết hiện sinh mà Sartre đã bày tỏ và hết lòng nâng cao giá trị nhân bản một cách trọng yếu trong triết thuyết của Sartre đề ra. Nếu hiện hữu của hiện tượng thì nó không còn phân tích về hiện tượng của hiện hữu. Cụ thể hơn hết từ khi xuất bản tiểu luận Hiện Hữu và Hư Không Sartre luôn luôn quan tâm hạnh phúc hay bất hạnh của con người, đó là vấn đề luân thường đạo lý (Ethical) mà mục đích và tính nết đã được biểu lộ một cách sâu đậm trong những tác phẩm của ông để lại; nhất là những tác phẩm triết học phong phú và hiệu năng, một luận án đầy đủ , là phạm trù triết học mang tính triết thuyết hơn là triết học. Dẫu sao; dù dưới lý luận nào chống đối hay phủ nhận chân lý hiện sinh là một đánh dấu vô cùng qua mọi thời đại mà con người đang trực diện với hiện hữu trong hay ngoài của cái ‘tự-nó’ mà chúng ta đương đầu hằng ngày với thế giới quan và sự sống còn giữa cõi tồn lưu.

Tất cả những vấn đề đã được đề cập với chúng ta hôm nay là một điều hết sức trong sáng, không một phản ảnh phụ thuộc nào; điều đó chỉ tìm thấy câu trả lời trên mặt phẳng của cái gì thuộc về tâm lý và ý thức mà thôi. Chúng ta đang nhìn tới một thế giới mới trong tương lai ./.

 

vcl (ca.ab. vulanbồn 8/2011)

 

*Jean-Paul Satre (1905-1980) Sanh và chết tại Pháp quốc.

 

 

SÁCH ĐỌC :

  • Jean-Paul Sartre In Existentialism. (Citadel Press. 1980 USA)
  • Being and Nothingness by Jean-Paul Sartre. Traslated by Hazel E. Barnes.(Philosophical Library. NY USA 1958)
  • Jean-Paul Sartre Với BuồnNôn. Bài viết của vcl. 7/2010