Lan Thảo (Tổng hợp)
Nhiều tư liệu trong bộ sưu tập đã được Trung tâm Harry Ransom mua lại, trong đó có một bức ảnh đã trở thành một trong những cảnh huyền thoại của bộ phim cùng tên – The English Patient.Michael Ondatjee đã kể những câu chuyện tình yêu đan lồng trong khung cảnh đổ nát và mất mát của chiến tranh, đem lại sự xúc động mãnh liệt cho hàng triệu độc giả, hàng triệu người xem phim.
Michael Ondatjee sinh ngày 12/9/1943. Ông ra đời ở Sri Lanka nhưng mang quốc tịch Canada. Ngoài viết văn, ông còn làm thơ và viết kịch bản phim. Cuốn tiểu thuyết quan trọng nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn Michael Ondaatje đã được ra mắt tại Việt Nam qua bản dịch của Hồ Như năm 2010
The English Patient (tựa Việt: Bệnh nhân người Anh) là tiểu thuyết của tác giả Michael Ondaatje ghi lại hành trình của những số phận, tình yêu và sự mất mát xảy ra vào cuối Thế chiến II ở Italia. Ngay sau khi xuất bản ” Bênh nhân người Anh” đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt trên văn đàn. Song điều làm nên tên tuổi ” Bệnh nhân người Anh” lại chính là bộ phim chuyển thể từ tiều thuyết khi cùng lúc giành được 9 giải Oscar, 2 Giải Quả cầu vàng và 6 giải BAFTA cho phim hay nhất vào năm 1997.
Bệnh nhân người Anh kể về những cuộc tình éo le giữa Laszlo de Almasy- một bá tước Hungary làm việc ở Hiệp hội Địa lý Hoàng gia của Ai Cập trước chiến tranh và Katharine Clifton – vợ của nhân viên tình báo Anh Goeffrey; Hana- một y tá người Canada – Pháp chăm sóc cho Almasy khi lâm nạn và Kip – một chuyên gia phá mìn người Ấn. Trong đó còn thấp thoáng bóng dáng của Caravaggio – bạn của cha Hana, một tay móc túi chuyên nghiệp, tàn phế sau cuộc tra tấn của quân đội Đức.
Tai nạn máy bay đã cướp đi của “bệnh nhân người Anh” Laszlo de Almasy, hình hài và ký ức. Nhờ sự chăm sóc tận tình, vô điều kiện của y tá Hana, ông đã cảm nhận được câu chuyện của mình thông qua việc chắp nối những hồi tưởng.
Almasy với đầy đủ sự lãnh đạm, thờ ơ nhưng lại không giấu nổi khao khát cái đẹp sau đôi mắt sâu thăm thẳm. Từ một người làm công việc nghiên cứu, chân thật, bụi bặm, Almasy đã trải qua những giai đoạn khốn khó trong tình yêu vụng trộm đau khổ với Katharine.
Là một người chung tình, chứng kiến cái chết của người tình do sự xoay chuyển tình thế muộn màng của bản thân, cuối cùng Almasy lâm nạn đến mức không còn nhận ra hình hài. Đến những giây phút cuối đời, trong tâm trí người đàn ông trầm tĩnh và tràn ngập hôn mê ấy vẫn chỉ đọng lại một hình ảnh duy nhất – Katharine với ước mơ “trở về lâu đài lộng gió” của người tình.
Goeffrey – chồng của Katharine được biết đến với hình ảnh một chính trị gia, người bạn tâm giao thuở thiếu thời của vợ. Xét về mặt biểu hiện tự nhiên, Goeffrey không phải là một người được yêu thích. Nhưng hãy để ý tới sự đau khổ khi phát hiện vợ phản bội, cái chết không lường tới sau tai nạn máy bay. Định giết vợ và kết liễu bản thân mình, hành động này biện minh cho sự ích kỷ của Goeffrey. Chính người tạo ra âm mưu sẽ là người đầu tiên đón nhận kết cục buồn. Nhưng rõ ràng, không ai xem Bệnh nhân người Anh lại trách cứ Goeffrey cả.
Kip là một người lãng mạn tự nhiên, như dòng máu Ấn chảy tràn trong huyết quản. Anh là ngọn gió mát lành tư lự thổi vào đời sống khổ hạnh của Hana. Lòng can đảm, niềm đam mê công việc cùng những cử chỉ nhỏ nhặt mà ý nghĩa của Kip dành cho người yêu tạo nên sức hấp dẫn của chàng sĩ quan công binh nay. Cả khi từ chối hạnh phúc của mình vì lý do giằng xé giữa nghĩa vụ và trách nhiệm, lòng tự tôn dân tộc, người ta vẫn thấy được nhân cách đẹp của Kip.
Caravaggio là nhân vật khiến khán giả băn khoăn việc định lượng cảm xúc nhất. Lòng hận thù làm ông chai sạn tâm hồn. Tuy vậy Caravaggio không để nó thúc ép mình làm hại bệnh nhân người Anh- người gián tiếp gây nên nỗi đau của mình. Sự phức tạp trong tâm lý cũng như những biến đổi theo hướng tốt đẹp hơn nhận được sự thông cảm. Caravaggio là một người can đảm. Vượt qua những ám ảnh bởi chiến tranh, sự phản bội, ông đã tìm được niềm hạnh phúc giản đơn cho bản thân mình.
Anthony Minghella là một đạo diễn xuất sắc. Những ai từng đọc phiên bản văn học của Bệnh nhân người Anh sẽ thấm thía hơn điều này. Biến sự khó hiểu, ngôn ngữ đầy chất thơ của tác phẩm văn học trở nên uyển chuyển và dễ hiểu hơn trong điện ảnh, hàng triệu trái tim thổn thức vì sự tuyệt vời, vẻ đẹp nam tính, ngẫu nhiên trong tác phẩm của Anthony Minghella.
Trong bộ sưu tập của mình, nhà văn người Canada Ondaatje sở hữu hơn 90 hộp đựng các bản thảo và những vật liên quan đến sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt, ông có rất nhiều sổ tay ghi lại những tiểu thuyết của mình bằng ngôn ngữ được mã hóa riêng và thi thoảng còn có những hình ảnh mà ông sử dụng trong quá trình viết. Có thể tìm thấy rất nhiều bản nháp, ghi chú quý giá của các tiểu thuyết Bệnh nhân người Anh đến tiểu thuyết mới nhất như The Cat’s Table (tạm dịch: Cái bàn của con mèo).
có một bức hình chụp lại cảnh một bữa tiệc mà Michael Ondaatje cắt ra từ một tạp chí và dán vào sổ tay. Chính khung cảnh này đã trở thành một cảnh ấn tượng trong bộ phim The English Patient. Tấm ảnh này vừa được Trung tâm Harry Ransom của Đại học bang Texas (Mĩ) mua lại.
Trước khi hoàn thành cuốn tiểu thuyết, Michael Ondaatje đã viết khoảng bốn bản nháp bằng tay trước khi chuyển sang bản thảo đánh máy, Ông cũng tiết lộ, “Trong suốt giai đoạn đầu sáng tác, tâm trí tôi thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những đoạn thơ của người khác hay những hình ảnh về một bữa tiệc ở Oxford tình cờ thấy trên tạp chí. Tất cả đều ám ảnh trong tiềm thức của tôi”.
Bộ sưu tập còn chứa đựng bản thảo các tuyển tập thơ và những bức thư trao đổi giữa ông với các nhà văn nổi tiếng khác như Alice Munro, Margaret Atwood, John Berger. Ngoài ra, ông cũng lưu giữ sổ địa chỉ, tranh ảnh, kịch bản, thư từ trao đổi về bộ phim với các diễn viên đã tham gia diễn xuất Juliette Binoche, Willem Dafoe, Ralph Fiennes, Kristin Scott Thomas.
Michael Ondaatje cũng tiết lộ về cuốn tiểu thuyết tiếp theo có tên gọi Warlight (tạm dịch: Ánh sáng trong cuộc chiến) phát hành vào cuối tháng 9. Ông chia sẻ mỗi cuốn tiểu thuyết đều phản ánh một giai đoạn đặc biệt trong quá trình sáng tác của bản thân. Tác giả cũng cho biết đã lựa chọn Trung tâm Ransom làm nơi lưu trữ bộ sưu tập của mình. Trung tâm này hiện đang lưu trữ nhiều tài liệu quý giá như sổ tay của Robert Browning, bản nháp tiểu thuyết Ánh sáng tháng Tám của Faulkner, một bức thư trao đổi giữa Tennyson và Whitman,…
Nguồn: Văn Nghệ
Phạm Thúy Quỳnh đưa bài