Roland Kelts là nhà văn, nhà báo người Mỹ gốc Nhật Bản. Ông đại diện cho văn hóa đương đại Nhật Bản và tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học ở Mỹ và Nhật, trong đó có Đại học New York và Đại học Tokyo. Người Nhật cũng như đông đảo bạn đọc trên thế giới biết đến ông với cái tên Roland Nozomu Kelts, tác giả cuốn “Japanamerica: How Japanese Pop Culture has Invaded the US (Tạm dịch: Nước Mỹ kiểu Nhật: Văn hóa Nhật Bản xâm nhập Mỹ như thế nào). Cuốn sách nổi tiếng của ông được xuất bản rộng rãi ở Mỹ, Nhật, Canada và châu Âu. Cuộc sống của ông một nửa ở Tokyo, một nửa ở New York. Bạn có thể gặp ông thường xuyên trên các kênh của Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản và Đài BBC của Anh với tư cách là bình luận viên.Ông còn là Tổng biên tập tờ The Anime Masterpieces và là một nghệ sỹ chơi trống nổi tiếng tại Mỹ và Nhật.

HARUKI MURAKAMI – SỰ HÂM MỘ VÀ NỖI THẤT VỌNG

Roland Kelts

Mùa thu ở Tokyo năm nay náo nhiệt hơn bao giờ hết bởi không khí hết sức sôi động và căng thẳng của tuần lễ trao giải Nobel Văn học. Nhà văn Haruki Murakami, người đã làm khuynh đảo giới độc giả và những ngôi sao văn học bằng cách xuất bản khôn ngoan bất thường (ông không phải là người Mỹ, không viết văn bằng tiếng Anh, không có nhân vật phù thủy hay quỷ satang trong tác phẩm) tuy đã có mặt trong danh sách đề cử nhiều lần, nhưng năm nay ông là một trong những ứng viên sáng giá dẫn đầu danh sách.


Trước đêm công bố kết quả tại Stockholm, tức vào tầm giờ chiều tối ở Nhật bản, Đài truyền hình quốc gia Nhật bản đã phát một bộ phim ngắn, nói về các độc giả khắp nơi trên thế giới bày tỏ sự yêu mến của họ đối với các tác phẩm của Haruki Murakami bằng các ngôn ngữ khác nhau. Một độc giả Trung quốc cho biết: tuy gần đây việc tranh chấp lãnh thổ giữa Trung quốc và Nhật bản hiện đang căng thẳng, nhưng điều đó không hề ảnh hưởng đến sự yêu mến của độc giả Trung Quốc đối với Haruki Murakami.

Ở Tokyo, có một quán rượu ở mang tên Harukists (hội những người hâm mộ Haruki) đã tổ chức buổi gặp gỡ đặc biệt Murakami Nobel. Họ trưng bày các tác phẩm lớn của ông, treo ảnh ông lồng trong khung trang trọng, vài ly rượu vang đỏ và bia đã “cạn chén” một nửa. Chỉ có các giải bóng đá cúp thế giới hay các giải Olympic mới tổ chức long trọng như vậy. Đây là lần đầu tiên, các hãng phát hành, học giả, độc giả, chuyên gia phê bình sách, giới xuất bản trong và ngoài nước, tất thảy đều tin rằng, năm nay là “năm của ông”.

Nhưng kết quả lại không phải vậy, người được nhận giải Nobel văn học năm nay là Mạc Ngôn, một nhà văn của Trung Quốc. Những người hâm mộ Haruki Murakami ngậm ngùi thất vọng, người quản lý quán rượu chỉ biết thở dài kèm theo những tiếng vỗ tay hờ hững chúc mừng cho “hàng xóm” của họ. “Tôi rất vui khi người đoạt giải năm nay đến từ châu Á”, một cô gái hâm mộ Haruki Murakami trên đường về nhà đã nói với phóng viên tờ Mainichi và vẫn thể hiện phép lịch sự đến cuối cùng.

“Khi tôi viết truyện, tôi cần phải xuống chỗ sâu nhất, tối và một mình” – Murakami nói với tôi khi lần đầu chúng tôi gặp nhau vào mùa hè năm 1999. Ông đã mô tả quá trình sáng tác của ông bằng hình ảnh đó và sau này ông vẫn thường nhắc đi nhắc lại cách nói so sánh này trong các cuộc phỏng vấn. “Rồi sau đó, tôi phải quay trở lại, trở lại với bề nổi. Điều đó rất nguy hiểm. Hơn nữa, bạn cần phải mạnh mẽ, mạnh về cả thể chất lẫn tâm lý, để làm được điều đó hàng ngày”.

Độc giả của Haruki Murakami cũng có thể ngay lập tức nhận ra cách miêu tả này: các nhân vật dưới ngòi bút của ông thường cùng trải qua, song kinh nghiệm của họ khá trực quan, liên quan đến giếng, đường tàu điện ngầm và các đường hầm thông nhiều hướng khác nhau, nơi họ phải vật lộn để kết nối với thực tại.

Trong cuốn tiểu thuyết “1Q84” dài nhất của ông mới xuất bản vào mùa thu năm ngoái, nữ nhân vật chính, một nữ dạy thể dục và sát thủ nghiệp dư đã leo xuống cầu thang thoát hiểm của đường cao tốc, bước vào một thế giới lạ lẫm không có thực. Ở thế giới đó có hai mặt trăng, một chốn tưởng tượng kỳ quặc và nguy hiểm, một cách thức mà Haruki Murakami sử dụng để gợi cho ta nhớ đến cuốn tiểu thuyết lừng danh 1984 của George Orwell với tình huống đương đâu với một giáo chủ vô cùng bí ẩn, phải tranh đấu nội tâm dữ dội giữa muôn trùng nhập nhằng thiện – ác.

Tác phẩm báo chí đậm chất văn chương ở thể loại phi hư cấu duy nhất của Haruki Murakami mang tên là “Ngầm” đã khẳng định tài năng của ông. Cuốn sách ghi chép tỷ mỷ những cuộc phỏng vấn của ông với những người bị hại và một số thành viên của giáo phái trong sự kiện tấn công bằng vũ khí hóa học dưới hệ thống tàu điện ngầm ở Tokyo năm 1995. Đó là ngày đen tối nhất trong lịch sử hiện đại Nhật Bản, đúng vậy, sự kiện đó do một tổ chức tự xưng là giáo phái Aum Shinrikyo chế tạo, lên kế hoạch và tiến hành. Nhưng hầu hết các độc giả không biết là bản thân Haruki Murakami không chỉ ngồi ở bàn viết sách, mà phải song song với đi thực tế. Một bên là ở Nhật, và một bên kia gần như ở đâu đó, đặc biệt là ở Mỹ. Và ở mỗi bên, hành động, danh tiếng và nhận thức của ông lại có các cách thức khác biệt.

Lần đầu tiên tôi gặp Haruki Murakami cách đây 13 năm tại văn phòng làm việc của ông ở trung tâm thủ đô Tokyo. Lúc đó tôi đang sống ở Osaka, và đã đến đó theo trận cá cược với một vài biên tập viên của một tạp chí tiếng Anh ở đó thách tôi phỏng vấn ông. Sau vụ cá cược thân thiện ấy tôi đã không gặp được ông. “Ông ấy là ẩn sĩ”, họ nói với tôi và sau này vài người bạn của tôi ở Nhật cũng phải công nhận như thế.

Lúc đó tôi cũng đọc qua một vài truyện ngắn và truyện dài của Haruki Murakami, cũng từng bình luận tác phẩm “The Wind-Up Bird Chronicle” (Bản tiếng Việt: Biên niên kí chim vặn dây cót) mới nhất của ông, nhưng tôi không thể hiểu hết về tác giả. Tôi gửi một phong bì có một vài truyện ngắn của tôi đã xuất bản kèm theo thư giới thiệu đơn giản gửi đến văn phòng của ông. Tuần sau, tôi nhận được fax liệt kê lịch tiếp đón của ông, và còn kèm theo một câu: “Nhưng bạn cần phải đến Tokyo” – khiến tôi có cảm giác như khó có thể làm được việc đó.

Tôi đã gặp Haruki Murakami năm 1987. Khi đó tác phẩm “Rừng Nauy” của ông đã được xuất bản lên đến hàng triệu cuốn. Nhưng nói đến sự kiện này ông vẫn điềm đạm, thậm chí còn có chỗ chưa mãn nguyện. “Tôi không biết làm thế nào để tránh các tay thợ săn ảnh khi ra ngoài ăn tối hay ở nhà ga – Ông nói – Thật là khủng khiếp. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa”. Cuốn sách đó đã bị giới truyền thông oanh tạc khiến Haruki Murakami và người vợ Yoko phải trốn khỏi đất nước này.

Họ đầu tiên có mặt ở Hy Lạp, và cuối cùng là đến Mỹ. Tất nhiên những lần di chuyển đó đều đầy ắp những ký ức đau khổ (Ông đã sai về doanh số bán sách, nhưng đã đúng về vấn đề xâm phạm quyền riêng tư. Sau một thập kỷ, khi “1Q84” trở thành cuốn sách thứ hai bán chạy hàng triệu bản ở Nhật, thì không thể tìm đâu được một tác giả nổi tiếng như thế).

Thái độ đối với quê hương của Haruki Murakami cũng không nhất quán. Ông đã từng nói ông rất ghét văn học Nhật Bản bởi tính bè phái và trách nhiệm của nó. Vì thế ông luôn muốn “rời bỏ Nhật bản, trước tiên là Kobe, sau là Tokyo”. Ông nhìn nhận mình là một nhà văn chuyên nghiệp, một người thợ làm việc chăm chỉ và trả bài đúng hạn, thế là đủ rồi.

Tôi hỏi về tuổi trẻ của ông, ông nói, lúc đó ông cảm thấy bị phản bội khi các cuộc phản đối chính trị những năm 1970 bị các nhà chức trách và lãnh đạo của họ, những người đồng nghiệp đè bẹp. Họ kéo nhau đi mua comple, trở thành những người làm công ăn lương, niềm đam mê đầy nhiệt huyết của họ đã biến thành kiếm tiền. Nói đến Kenzaburo Oe, cây đại thụ văn học Nhật bản, cũng là nhà hoạt động xã hội đoạt giải Nobel ông nhận định: “Với tôi, khi còn trẻ ông ấy là một nhà văn rất lớn, nhưng tôi không hề có hứng với chính trị và đánh bóng tên tuổi. Kệ cho ông ấy làm vậy. Những gì tôi quan tâm chính là độc giả của tôi”.

“Mỗi cuốn sách của tôi xuất bản – ông nhấn mạnh – mặc dù trước khi được quảng bá hay bình luận đều được bán 30 vạn cuốn ở Nhật Bản. Đó là những độc giả của tôi. Nếu bạn là một nhà văn, bạn có độc giả, bạn sẽ có tất cả. Bạn không cần nhà phê bình sách hay đánh giá”. Khi tôi hỏi về khả năng liệu ông có nhận được giải thưởng Nobel văn học, ông cười nói: “Không, tôi không muốn có giải. Điều đó có nghĩa là bạn đã kết thúc”. Kể từ sau lần gặp mặt đầu tiên, tôi dành nhiều thời gian gặp lại ông rất nhiều ở Tokyo, Boston, New York, và ở San Francisco, nơi mà tôi được yêu cầu phỏng vấn ông trên sân khấu trước công chúng có tới hơn 3000 vé được bán ra tại Trường đại học California phân hiệu Berkeley.

Thời gian dài định cư ở Tokyo và New York, tôi ngày càng ý thức nhân cách của của ông. Ở Nhật, ông là nhà văn thương mại best-selling, với tất cả ý nghĩa: một nghệ sỹ có tài năng cả ở lĩnh vực tài chính và cả lĩnh vực khác, cần bảo vệ quyền riêng tư của ông. Ở đâu đó trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, ông là người thợ kim hoàn văn học dung hòa hơi thở phương Đông với phương Tây, để chiêu đãi các độc giả yêu mến mình mà ông không bao giờ có được ở quê nhà Nhật Bản.

Ở Nhật, một số người, đặc biệt những độc giả trung thành lâu năm, nhất là kẻ Tây hóa, hay người Nhật gọi là batakusa – sặc mùi hôi bơ sữa, coi Haruki Murakami là một ẩn sỹ. Cậu mợ tôi ở Nhật bảo, họ không thể đọc hiểu tản văn của Haruki Murakami, nó thực sự không phải của người Nhật. Khi nói về điều đó, cậu mợ tôi khoảng 65 tuổi.

Còn người mẹ Nhật của tôi 70 tuổi khi ngồi nói chuyện với tôi trong căn nhà ở Boston, trước mặt mở hai cuốn sách, một cuốn là của Yasunari Kawabata và cuốn kia là của Murakami. “Đây – bà nói và chỉ vào những dòng chữ kanji truyền thống kế thừa từ chữ Hán trên cuốn sách của Kawabata – đây mới là văn học Nhật. Còn đây – bà chỉ vào cuốn sách của Murakami chi chít những ký tự katakana và hiragana hệ thống chữ viết không dùng chữ kanji hay từ mượn chữ phương Tây – đây cũng thế…”.

Haruki Murakami nói, ông đã tìm thấy được tiếng nói của mình từ trang đầu trong cuốn truyện đầu tiên viết bằng tiếng Anh của ông, sau đó được dịch sang tiếng Nhật. (Haruki Murakami là dịch giả chuyên nghiệp dịch truyện Mỹ). “Thật kỳ lạ – ông vẫn thường nói đùa – Tôi càng già đi, thì độc giả của tôi càng trẻ hơn”.

Ông chỉ tổ chức một lần buổi giao lưu văn học tại Kobe, chính nơi quê hương ông chịu thảm họa động đất năm 1995. Ông không nhận lời phỏng vấn của đài truyền hình. “Bởi vì họ sẽ cắt bớt lời thoại của bạn theo yêu cầu của họ, biến bạn thành kẻ ngốc” – ông nói với tôi. Ông cũng sẽ không xuất hiện trên bìa tạp chí. “Bởi họ sẽ nhìn thấy bạn trên sạp báo, sau đó người khác cũng sẽ thấy bạn, và bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu”. Nói ngắn gọn, Haruki Murakami là mật mã thành công thương mại ở Nhật Bản.

Nhưng ở ngoài Nhật, ông là nhân vật của công chúng, ông thuyết giảng, ký tên sách, gặp gỡ và được chào đón ở hầu hết các nơi công cộng. Tại một tiệm sách Barnes & Noble ở Manhattan ông xuất hiện như một ngôi sao nhạc Rock đeo kính râm có vệ sỹ bên cạnh nhưng ông luôn luôn mỉm cười, và bắt tay với tất cả những cánh tay giơ trước mặt. Tôi đứng xem ông ký tên suốt gần hai giờ đồng hồ ở một tiệm sách trung tâm thành phố San Francisco cho đến khi tôi đứng cạnh Yoko khuyên ông dừng tay. “Tôi vẫn rất khỏe, ông biết đấy”. Đó là câu trả lời hài hước của ông.

Ở ngoài Nhật Bản, Haruki Murakami mới trở thành người Nhật, hoặc chí ít ông cũng thể hiện “rất Nhật” cho bạn thấy. “Tôi nghĩ, tôi chính là hình tượng tiêu biểu cho cái gọi là Nhật Bản”. Dăm ba năm trước ông đã từng giải thích khi ở văn phòng Tokyo của ông. “Có lẽ đó là đại sứ văn hóa. Đó là vinh dự mà cũng là trách nhiệm, và tôi là người duy nhất có thể làm được việc đó”.

Khi ông nhận được giải thưởng Kafka vào năm 2006, tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của các phóng viên Nhật Bản, trong đó có một vị còn mời tôi uống rượu. Cô ấy muốn tìm hiểu có phải tôi có liên quan với Haruki Murakami và liệu ông ấy có đi Prague nhận giải? Ông ấy chắc chắn là đi rồi, hơn nữa sau này còn có mặt ở Isalen và Tây Ban Nha, nhận giải thưởng văn học danh dự cao nhất của nước sở tại và có các bài thuyết giảng đạo đức: ông kêu gọi đoàn kết, ủng hộ cho những người bị bức hại ở Isalen và Tây Ban Nha, đồng thời chỉ trích chính sách năng lương hạt nhân của đất nước mình sau vụ thảm họa hạt nhân nhà máy điện nguyên tử Fukushima.

Ông đã đúng với vai trò là đại sứ văn hóa. Ngoài Haruki Murakami, không ai có thể đại diện cho Nhật Bản, trong khi Nhật Bản của ngày hôm nay đang phải ứng phó với các vấn đề chính trị nhiễu lọan và áp lực từ quốc gia láng giềng đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Và cũng không có ai nhận được sự ưu ái và trân trọng từ bạn bè quốc tế nhiều như Murakami, mà đây là lúc Nhật bản cần có được như vậy.

Khi trường đại học California phân hiệu Berkeley yêu cầu chúng tôi tổ chức một buổi tọa đàm đối thoại trực tiếp, tôi rất lo lắng. Trước sự kiện diễn ra, họ sắp xếp tôi bay đến San Francisco để gặp gỡ với Murakami và Yoko. Ông chỉ nói chuyện với tôi về chủ đề bóng chày, nhạc jazz và sự khủng hoảng của các ngân hàng Mỹ chứ không hề đề cập một chút nào cho buổi tọa đàm tới. Cuối cùng tôi đánh bạo hỏi ông, chúng ta sẽ nói gì trên sân khấu: “Ồ, thì nói những gì chúng ta vẫn thường nói, Roland – ông nói – đừng lo lắng”.

Người đàn ông tham gia với tôi trên sân khấu hôm đó là một nghệ sỹ xuất sắc. “Tôi phải xem Akinori Iwamura giành chiến thắng trong giải đấu thế giới đầu tiên của anh ấy với Tampa Bay Rays ở quán bar tối nay, ông bắt đầu. Hoặc tôi có thể gác lại Thom Yorke của Radiohead ở Tokyo. Thay vào đó, tôi sẽ ngồi đây với bạn tại Berkeley. Các bạn biết đấy, các bạn là người rất may mắn”. Cách nói hài hước, phong độ của ông đã chiếm được sự hoan nghênh ở Califonia. Bởi ở đây là Haruki Murakami, một nhà văn Nhật Bản chào đón các độc giả Mỹ của ông bằng chính ngôn ngữ của đất nước họ, đấy là ông còn chưa dùng tới cách nói hài hước của họ.

Có hai Murakami, một Murakami trốn tránh sự quan tâm ở quê hương mình, và một Murakami được đón nhận tình yêu và vinh dự ở New York, San Francisco và các thành phố khác ở Mỹ và châu Âu và trên cả tạp chí The New Yorker. Nhưng đối với thế giới Harukists (những người hâm mộ Haruki), chưa kể tới giới xuất bản công nghiệp đang nguy khốn, hai Haruki dường như vẫn chưa đủ.

Theo The New Yorker

Nguồn: vannghequandoi.com.vn