Nhà thơ Bùi Thị Hạnh, sinh năm 1953, quê Hà Nam, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Văn và Sư phạm văn Hà Nội. Ra trường dạy học tại Hà Nội, đã tin 2 tập thơ: Hoa tình đầu (NXB Văn Học năm 2014); Ta còn gì trong nhau (NXB Hội nhà văn 2015).

THƠ BÙI THỊ HẠNH

Tạ lỗi cùng quê

Đa làng không cánh chim

Dòng sông không tiếng sóng

Mía có còn lao xao

Tiếng sáo diều xa thẳm

Tàu chuối tướp mưa rào

Hoàng hôn xô bóng tre

Bưởi trổ hoa đầu hè

Sương hương thơm ngan ngát

Đường làng không dấu chân

Bóng người quen không nhớ

Mộ người xưa ngập cỏ

Suốt một đời tha hương

Mái tranh nghèo vẫn vương

Bát vối thơm thương nhớ

Người mẹ ru con thơ

Giọt thời gian khuya sớm

Ra đi không ai chờ

Trở về không kẻ đón

Thấp thểnh dọc triền đê

Hồn nghiêng lòng đồng trũng

Buốt lòng thầm nhớ nhung

Thôi tự an ủi mình

Nơi nào mà ta sinh

Chính quê hương ta đó

Nghĩ về Cô Tô và Nguyễn Tuân

Bão xa rồi lại bão gần

Bão nào thì cũng cứ quần Cô Tô

Lênh đênh giữa biển nhấp nhô

Gió vần mưa quật sóng xô đến cùng

Cần cù bám đảo thủy chung

Úp vào mặt sóng lật từng miếng cơm

Sới tung sỏi đá ra rơm

Bặt tin thuyền vỡ lòng thơm vẫn chờ

Bạc đầu biển vẫn mịt mờ

Trách mình hiện thực ngu ngơ bao lần

Ngư dân nào biết Nguyễn Tuân

Nước trong giếng đảo tìm lần mãi thôi

Nếp nhăn cong mặt sóng nhồi

Trai làng đi biển mẹ ngồi tụng kinh

Tài hoa khinh bạc riêng mình

Trang văn cụ Nguyễn đẫm tình hồn thơ

Vẳng nghe như tiếng ai hờ

Hương thơm lẩn khuất ban thờ trẻ trai

Chia tay vừa độ sớm mai

Lại tin bão dữ thương hoài Cô Tô

Cô Tô thách biển sóng xô

Tôi về vội… núp sóng  hồ bình yên

Chùa Đọi Sơn ngày bão

Không hoang sao vắng thế này

Đọi Sơn tôi đến một ngày bão mưa

Men theo trơn đá gió lùa

Đỉnh non hưu hắt cửa chùa thâm u

Ai ken lưới sắt như tù

Ai giam Tam Bảo gió ru rợn người

Sân rêu vàng đẫm thu rơi

Vắng sư không tiểu chẳng lời tụng kinh

Lạnh bia Bảo Tháp Diệu Linh

Tượng Kim Cương đá rùng mình mưa sa

Dầm chân vái với nhạt nhòa

Cách nhau song sắt Tam Tòa có linh ?

Sơn Hà trầm tích hiện hình

Âm âm nhà Lí nặng tình nhân gian

Đọi Tam trống đánh rung ngàn

Vua cùng cày ruộng xóm làng an vui

Một mình mình với bùi ngùi

Mang mang ôm cả sụt sùi Đọi Sơn

1-10- 2013

*Chùa Long Đọi ở xã Đọi Sơn có làng Đọi Tam ( Làng làm nghề trống nổi tiếng) Huyện Duy Xuyên Hà Nam, năm 1054 -1058 vua LÝ Thánh Tông cho xây chùa.

NỤ CƯỜI ĐÁ

Sừng sững bảy thế kỉ

Nhìn ra bốn phương trời

Gương mặt Thần kì vĩ

Đá xám cười thân thương

Người tạc cười vào đá

Hay người cười hóa đá ?

Bao nụ cười khổng lồ

Bí ẩn giữa bao la

Đôi mắt hiền xăm xa

Mủm mỉm còng thớ đẽo

Phập phồng môi đá tảng

Ngàn tấn ghép thành đôi

Những mảnh ghép cuộc đời

Những mảnh ghép nụ cười

Mảng nào tươi cười thật

Mảng nào nước mắt rơi

Bao thân phận chơi vơi

Hóa giải niềm vui đá

Nghiêng mình trước Angkor

Có ai cười rồi khóc ?

Ap sa ra xõa tóc

Hóa ra đá cũng mềm

Nét tươi giữa hoang vu

Cũng mòn theo năm tháng

Kinh Thành Lớn xốn xang

Nụ cười đâu vĩnh cửu ?

Đá thở nồng nàn sương

Gặp muôn mặt đời thường

Chốn Angkor u tịch

o nh bến Phong Kiu

Lặng trong tiếng quạ Cô Tô

Phong Kiều lãng đãng sóng xô thuyền chài

Chuông Hàn San thỉnh hồi dài

Rùng mình sương lạnh… bóng ai lên chùa

Nghe trăng tà vọng người xưa

Lửa chài vụt tắt cũng vừa tàn chuông

Giấc hồ tỉnh- dạ còn vương

Tơ thơ giăng mắc hông Trương ngàn đời

*Nhà thơ Trương Kế đời đường Trung Quốc có bài thơ nổi tiếng “ Phong Kiều dạ bạc”

Cô giáo tưởng nhớ Thi sĩ Hoàng Cầm

Bồi hồi cầm lá diêu bông

Xuôi về sông Đuống nhưng không thấy người

Diêu bông ơi hỡi thơ ơi !

Bùa yêu để lại cho đời ngẩn ngơ

Đồng chiều cuống rạ thẫn thờ

Tóc sương mình hạc có chờ chị xưa ?

Lặng thầm bên bến Cô Mưa

Bồng Thi cỏ rối người vừa qua đây

Sông Trương Tri giọt vơi đầy

Con đò Kinh Bắc ngất ngây hồn tình

Lòng quê gửi khóm trúc xinh

Tranh Đông Hồ thắm mái đình bờ dâu

Hạt thơ lòng lánh về đâu

Để cho bão nổi gẫy cầu vào nhau

Thi nhân vạn cổ đeo sầu

Nhân tình thế thái tránh đâu người tài

Đường trần thoắt ngắn thoắt dài

Thuận Thành mưa đổ đau hoài bến Thương

Bao nhiêu năm luận văn chương

Dòng sông nghiêng giữa mái trường mến yêu

Giảng bài nghẹn ắng cuối chiều

Thêm vào năm mất người yêu Đàn Vàng

Càm người thơ -nén tâm nhang

Gửi người chưa gặp – suối vàng có hay ?

Đường thơ một lát cắt chiến tranh

Tưởng nhớ nhà thơ Phạm Tiến Duật

Khói bom khét xe không kính vừa tan

Đường ra trận rập rình sống chết

Từng bước hành quân từng câu thơ góc cạnh

Cứ bồi hồi nóng bỏng trái tim anh

Đường thơ một lát cắt chiến tranh

Thương em lắm ngủ ngày chân lấm

Buốt sống lưng bom từ trường ớn lạnh

Đêm đêm ngọn đuốc sống dẫn đường

Thi sĩ lắng nghe nước mắt ứa từ chiến trường

Ngọn lửa đèn soi bàn tay tứa máu

Nắng Trường Sơn cháy hai đầu nỗi nhớ

Đường vẫn xanh – xanh ngắt một màu

Khắc khoải bình yên những đêm thâu

Tin thế nước kiềng ba chân dáng núi

Đường hành quân nào cũng về với nguồn cội

Chỉ trái tim còn thấm đẫm đời thơ

Và bài thơ anh chép cho em

Còn nóng hổi vòng đen “ Vòng trắng”

Vẫn còn cổ tích

Cỏ mật một thời xa lắc

Nào ngờ biến thành cỏ dại

Xuân cũ bao giờ trở lại

Nỗi buồn gió thoảng qua vai

Muốn hét một câu lạ tai

Xung quanh chỉ toàn tiếng động

Cỏ vẫn mơn mởn triền sông

Thôi đành trốn vào im lặng

Bão đã ập đến một lần

Lá cành cỏ hoa tan tác

Áp thấp từ xa đã sợ

Ngã rồi run cành cây cong

Trách chi sông đã đổi dòng

Qua rồi lở bồi nóng lạnh

Níu đời nâng niu chim hót

Cỏ may ngan ngát bến sông

Mùa mới trái chín ấm nồng

Ríu rít bày chim làm tổ

Ơn lắm cuộc đời nhân hậu

Cồn cào cổ tích trầu cau !

Vanvn.net