Đêm đó đã rất khuya, một đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch hỏi thuê phòng. Người lễ tân, một thanh niên trẻ nhã nhặn đáp: “Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả”. Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách già, người lễ tân lại nói: “Tuy nhiên, để xem, tôi đang nghĩ cách nào…?”

Anh quả thực không muốn họ tiếp tục phải lê thân già đi gõ cửa từng khách sạn một, bởi xem ra mọi khách sạn khác trong thị trấn này cũng đã kín đặc người rồi. Chắc đêm nay, cuối cùng, họ phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm chăng?. Một cảm xúc trào dâng trong lòng anh. Cuối cùng anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: “Đây không phải gian phòng tốt, nhưng lúc này tôi chỉ có thể làm được đến vậy. Xin mời.”

Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người lễ tân lễ độ từ chối: “Không cần, thưa ông, vì đó chỉ là phòng nghỉ dành cho tôi trong khách sạn này, tôi đã cho ông bà mượn tạm qua đêm. Có gì đâu. Chúc ông bà lên đường may mắn”.  Kèm theo là một nụ cười tươi. Cả đêm hôm đó người lễ tân đã không ngủ, anh đã ngồi làm việc tại quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động. Họ đã đi khỏi và anh lại tiếp tục bận rộn với công việc của mình. Thời gian qua đi, anh không còn nhớ một chút gì.

Một ngày kia, người lễ tân nọ nhận được một tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc. Việc gì? Mà Của ai? Tại sao?

Của ai? Thật bất ngờ thú vị thì ra hai vợ chồng già mà mình cho trọ đêm xưa. Họ thuộc hàng tỷ phú Hoa Kỳ, sau khi quay về nhà, cả hai quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh. Theo họ với tấm lòng tử tế sẳn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng đồng loại chắc chắn anh ta đã “vô tư” “attached”(chấp thủ, từ nhà Phật) lòng tận tụy trong con người anh ta. Với anh, trong sự thành công của người nghiệp chủ chắc anh cũng có phần, nhờ nó mà gia đình anh được hưởng sự bình an vì không sợ anh  mất “JOB[1] Trong suy nghĩ của mình, ông bà tỉ phú đã ngồi nắn nót viết thư tay mời người lễ tân tốt bụng đêm nọ đến làm quản lý cho mình với niềm tin chắc chắn…

(Tôi chưa tìm được tên tác giả bài viết là ai, đáng tiếc!)

Chuyện này thực không ?

Thực đấy 100%.

Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể nghĩ cách xem sao…

Do thấm nhuần tư tưởng “bầu ơi”, người Việt  ta có câu Ca dao:

Một, ta đem của cho người

Là ta bỏ ống mười mươi cho mình.

Đáng  tiếc không biết tác gỉa chính là ai,

Rồi tôi sẽ tìm đựợc tên tác giả để gởi lời cám ơn.

(Bài này do một người bạn họ Mai gởi cho tôi đọc. Cám ơn tấm lòng quý hóa của người Việt xa xứ)

Thân ái

Một sáng tại quê nhà

Lại Quang Nam

[1] [Job tại xứ Hoa kỳ này, đó là sự “buồn vui” nghề nghiệp, là ác mộng kinh doanh, thường người nghiệp chủ bị ảnh hưởng nặng nề theo mỗi đời tổng thống (chu kỳ  4 ,hay 8 năm )].