“Bây giờ là thời của sự ngắn gọn, đơn giản, bớt rườm rà, cắt bớt tất cả những luận điệu hay triết lý dài dằng dặc. Người đọc đã không còn thiết tha với những gì quá dài và thuộc về quá khứ nữa. Văn chương cổ điển với sự lãng mạn quá đà đã đến lúc phải thay bằng những tác phẩm với những giá trị đương đại”. Đó là bình luận của một người viết, tác giả trên một mạng xã hội văn học khi có thành viên nêu ra văn học cổ điển. Bình luận này đã nhận được đa số sê đồng ý của các bạn thuộc thế hệ 8x và 9x đời đầu. Có người thậm chí nói rằng chỉ nghe đến “Những người khốn khổ” và “Ba chàng lính ngự lâm” là văn học cổ điển chứ chưa đọc bao giờ. Nhiều người khi biết là bản cũ của những tác phẩm này đều lên đến ba hay bốn tập, hay bản mới nhất đã gói gọn trong hai tập cũng lắc đầu nói rằng dài quá ngại đọc lắm. Vậy đâu là lý do người đọc, nhất là các bạn trẻ bây giờ nói không với văn học cổ điển lãng mạn.
“Văn chương không có tính xu thế và tính tầm thoát cao, thì tự khắc sẽ bị guồng quay của xã hội cuốn trôi”. Đây là một nhận định khác của một thành viên khác, nhưng đã ra sách cũng trên diễn đàn văn học mạng, và cũng là lời giải thích cho việc tại sao người đọc không thiết tha với văn học cổ điển. Thật đáng tiếc là điều này đã đúng khi chúng ta dạo quanh một vòng những cửa hiệu sách thì sẽ thấy một thực tế rằng những cuốn sách đi theo xu thế luôn được bày ở ngay hàng đầu tiên, giá thành nhiều cuốn thậm chí còn đặt hơn bộ “Những người khốn khổ” đã giảm giá nhưng vẫn ế chỏng trơ. Chưa kể khi đọc tiểu thuyết cổ điển cũng đòi hỏi người đọc phải nắm chút ít kiến thức về những so sánh ẩn dụ của tác giả khi đưa những cái tên nổi tiếng trong thần thoại, lịch sử và tôn giáo vào giúp cho đoạn văn sinh động hơn. Tuy bên dưới có ghi chú thích nhưng bạn đọc vẫn không thể hình dung Dante hay Platon có liên quan gì mà tác giả lại đưa vào. Thêm nữa là thị hiếu người đọc bây giờ ưu tiên những cuốn sách với tựa đề và nội dung gây tò mò, hay đơn giản hơn là chỉ để ý và mua các tác phẩm được PR rầm rộ mà không biết chất lượng thế nào. Thậm chí có những người cho rằng thời đại này mà đọc văn học cổ điển thì thật là khác biệt theo chiều hướng ngược lại.
Giá trị của văn học cổ điển hay cổ điển lãng mạn trong lòng người đọc nước ta đã đi xuống, nó bị bóp nghẹt và không thể cạnh tranh được với chủ đề giới tính, tình dục hay ngôn tình, diễm tình đang tràn làn bây giờ. Tuy nhiên bất chấp với những lý do đã khiến văn học cổ điển không còn được thế hệ bây giờ đón chào nữa thì vẫn con một số bạn đọc ưa thích và đưa ra ý kiến về vấn đề này. “Bây giờ ít người đọc quan tâm đến văn học cổ điển không phải là đã trở nên cũ kĩ, lạc hậu, lạc hướng so với xu thế mà là cần có thời gian để chiêm nghiệm thì mới hiểu được tại sao những tác phẩm đó trường tồn với thời gian. Tuy nhiên trong thời đại cái gì cũng có tính chất rút gọn thì thời gian là một thứ xa xỉ. Có lẽ lúc này người đọc vẫn sẽ tìm đến các cuốn sách thị trường và xu thế, nhưng đến khi họ đã có cái nhìn xa và nhiều trải nghiệm hơn thì sẽ quay lại với văn học cổ điển. Đó là giá trị của một tác phẩm được viết trong ba mươi năm so với một cuốn sách được cấp phép xuất bản chi sau tháng tháng”. Một bạn đọc sinh năm 1989 cho biết.
Giá trị của văn học cổ điển là tính trường tồn, không bao giờ đi theo xu thế nhưng vẫn chẳng lạc hậu ở trong bất cứ thời đại nào. Nó không yêu cầu người đọc phải cầm sách mà đọc cho qua, nhưng chỉ xin một chút thời gian để thấy được tính nhân văn cao cả mình. Chỉ có văn học học cổ điển mới cho người đọc biết về bản chất của sự đọa dù phu hoa đẹp lại nó chân thực đến thế nào, cũng như ý nghĩa lớn lao và cái giá phải trả khủng khiếp thế nào của một cuộc cách mạng. Trong xã hội thối nát thời đó vẫn làm nội bật những con người đạo hạnh xuất phát từ tầng lớp nhân dân. Giữa những bi kịch của cuộc đời thì vẫn nảy nở những tình yêu đẹp như trong mơ của Quasimodo dành cho Esmeralda, hay sự quan tâm và yêu thương lớn lao của người cha dành cho đứa con gái nuôi ai đọc cũng phải chảy nước mát mà tới bây giờ vẫn còn có người mẹ căn dặn con gái sau khi cưới chồng:
Con phải đem hạnh phúc theo và để lại điều bận bịu nơi
Nơi đây muốn giữ con lại đầu kia muốn đón con về.
Lưu lại một nỗi nhớ nhung, đem sang một niềm hi vọng
Con đi với giọt lệ con bước vào với nụ cười.
Nguồn: yume.vn