VÕ CÔNG LIÊM

Hoa hồng xanh – tranh Võ Công Liêm

    Bình minh dậy của tk. thứ sáu (6) trước Giê-su; những nhà tâm sinh lý Hy Lạp đã có thể thức cho một ý niệm rõ ràng về những gì thuộc thế giới sinh lý như một hiện tượng vật chất cố định. –By the dawn of the sixth century before Christ; the Greek physicist-philosophers had formulated a bold conception of the physical world as a unitary material phenomenon, là đặt vào đó một khái niệm của vấn đề cơ bản vật chất, chuyển hóa những gì đã khai mở cho hình thức vô số lượng và vật thể thuộc thế giới sinh lý. Nhiều nhà phân tích, nghiên cứu gia đã thấm thấu một cách tinh tường đủ để thừa nhận rằng vấn đề phải nhận thấy như là một thứ vật chất bao quát. Lấy thiên nhiên hay vật thể để có một soạn thảo duy nhất nơi con người. Nhu cầu đòi hỏi ở con người là vật chất (fundamental substances), ngọn nguồn có từ mọi thứ vật chất được dùng tới. Nó phục vụ như một định vị cơ bản của sinh lý nhiều hơn gấp hai lần thiên niên kỷ thuộc vũ trụ vòng quay; không một vật gì mà con người không cần đến để đi tới khám phá dưới con mắt nhìn thấy của con người, hiển nhiên; nhìn thấy là minh định vật thể, là những gì thuộc vũ trụ vật chất.

Đấy là vấn đề luôn luôn liên đới với con người, vì; đó là lý thuyết chỉ dành cho yếu tố vật chất hoặc những gì chính yếu nói đến vật chất (monism / materialism) đều thuộc về sinh lý; có thể cho đó là một trở ngại lớn lao trong những gì mà con người hướng tới, nhất là vào đầu tk. thứ mười chín (19) đã làm chậm lại những lý thuyết sinh lý hiện đại. Dữ kiện này đưa tới những nhận thức khác: -giữa ngay thẳng (sanity)) và cuồng si (madness), giữa ý thức (consciousness) và vô thức (unconsciousness), giữa tâm trí bé bỏng và tâm trí già nua, giữa ban sơ và hiện đại. Mỗi một thứ ở đây đã ấp ủ không còn tiếp tục, có nghĩa là gián tiếp chối bỏ cái sự bảo vệ qui tắc giáo điều. Sự đó không những chỉ là vấn đề mà là bày tỏ mang lại cho chúng ta đi tới bờ vực của ước ao, mà ở đây là thẩm định không còn tự do lâu dài –It is only that the question, when pressed, brings us to the sdge of anxiety where inquiry is no longer free. Nhưng nhớ cho: Con người không phải là độc nhất vô nhị, nhưng; lại là người thừa kế của một tài sản để lại –Man was not unique, but; the inheritor of an organic legacy. Để lại chính là tạo cho sự bảo vệ vật chất, giữa phi lý và hợp lý là ý niệm của con người. Ngay cả Darwin và Freud dám nói, dám làm những gì có tính chất cách mạng tư tưởng; một cảm thức sâu đậm và nhiều tình tự trong nhận biết. Nhưng Freud không thể nghĩ ra nếu không có Darwin. Cả hai cùng một quan điểm về những gì hình ảnh hiện đại nơi con ngưởi. Darwin đối xử như một điều kiện cần thiết còn Freud làm sao đạt tới thành quả của việc trị liệu, dĩ nhiên; là thừa nhận nó như một sự cớ của hữu cơ (con người), việc đó chính là yếu tố của thể thức thuộc khoa phân tâm học. Không coi khoa này là con đẻ của Freud mà sự cớ dựa trên nguyên lý (bệnh lý) chung; dù Freud khai thác ở não thức về hoài niệm hay tưởng nhớ, mà dữ kiện của Freud đã chạm vào thời điểm của chúng ta –impact on our times. Cái còn lại ở Freud là giới thiệu sự hiện diện hình ảnh của con người như phát sinh ra một vọng tưởng chưa hoàn tất hay một tâm lý rối bời để chống lại cái không có lý do. Những gì mà Freud đưa ra là nói đến con người với những gì hay nhất, giá trị nhất là lý giải cho một chủ thể chung: của tốt và xấu; nó sống dậy trong một cảm thức nhận biết có từ tâm sinh lý nơi con người. Đấy là đòi hỏi, là nhu cầu của những gì về hình ảnh mới của con người.

Freud cũng hiện thân dưới hai điều kiện mà hầu hết được coi là sự phá đề về Do Thái; nó không còn là cảm thức lý thuyết nhưng nó là cảm thức thuộc đạo đức luân lý. Không những đưa tới một sự thương nghị cho những gì có quyền lợi. Tự do ở chính con người là ảo ảnh cho một thứ thần kinh khờ khạo, một trạng huống bất bình thường, một thói tính trẻ con trong người lớn đôi khi ‘trở mình’ở tuổi chưa trưởng thành,và; tiếng nói tỏ vẻ của kẻ hay chữ. Sự khôn ngoan, khéo léo của Freud không những cho lý thuyết, giáo điều mà còn là thể thức cho phương pháp vật lý trị liệu làm giảm đi sự căng thẳng tinh thần và thể xác. Đấy là những gì mà Freud giành được mục tiêu cho một sự hợp thức hóa của căn bệnh và ước ao. Sự thật của Freud là nới rộng chủ thuyết sinh lý tự nhiên, là giải bày những sự vụ liên đới đến nỗi niềm của con người. Trong ‘Bệnh lý tâm thần học của Hằng ngày Cuộc đời / Psychopathology of Everyday Life’ không phải là một trong những luận thuyết được nêu ra. Freud đã trượt ra khỏi những hoài vọng đó mà đã đóng góp nhiều cho một chấp thuận chung dưới qui luật của thói tính con người, có lẽ; Freud  đặc vào đó quá nhiều phân tích chi tiết và thể thức kinh điển từ những gì đã xẩy ra về trước, lấy từ kinh nghiệm sinh lý để dung thông trong cách điều trị theo cách phân tâm lý (Psychoanalysis) mà ngày nay được thừa nhận dành cho phép chửa trị bệnh tâm thần (mental illness). Chính vì vậy mà người ta nghiêng hẳn vào chửa trị hơn là đào sâu vào tâm sinh lý hoặc miễn cưỡng để cáo thị về giấc mơ với những lý do vô cớ được gắn vào đó một sự bình giải hơn là lý luận, bởi; Freud mang lại trong đó một vấn đề chung, gián đoạn giữa hữu lý và phi lý (rational / irrational) là mục đích trọn vẹn của cuộc đời nửa thức, nửa ngủ trong trạng huống mập mờ, lơ lửng và tuồng như phi lý cho một mục đích vô nghĩa dị thường và mộng mơ –between the rational purposefulness of waking life and the seemingly irrational purposelessness. Trong khi những biểu tượng thô thiểm là cả một nỗ lực quá sớm của Freud về những gì của giấc mơ đã trở nên gia tăng đưa tới hành vi buông thả. Ý niệm về giấc mơ được coi như  biến thể của ước ao hay sợ hãi là cái nặng lòng chung. Và; từ chỗ được thừa nhận tiến trình vô thức của Freud là một khám phá mới của ngành y; nhờ vào đó mà hướng tới sự mở mang tinh thần và trí tuệ của những gì huyết thống truyền lưu giữa những gì văn học nghệ thuật, nhân bản và một nền văn minh khoa học của nhân loại. Thành ra không thể đơn phương phủ nhận hay lý giải sự khác biệt giữa tinh thần và thể xác hay võ đoán để phê nhận một nỗ lực tìm kiếm của một nền khoa học và trách nhiệm của thầy thuốc.

Trong tập ‘Lý giải về Giấc mơ / The Interpretation of Dreams (1900) của Freud là mở rộng cánh của cho một nền khoa học y khoa nói đến mộng mơ với nhiều tranh cải qua lý thuyết cũng như hành động là những gì mơ tưởng ảo hóa, sự đó đưa tới nguồn cơn thúc đẩy ngây ngô ngay cả những gì đặc biệt trong vấn đề dục vọng (ở tuổi dậy thì của gái thập tam, nam thập lục) là tuổi khao khát tìm thấy từ vận chuyển thể xác để tạo sự ước ao, đòi hỏi một khám phá mới nơi con người. Freud  tin tưởng rằng; trí tuệ con người là bổ sung vào một bức xúc bản năng (id) từ chổ ban sơ hay từ vô thức; cái đó gọi là bản ngã tự tại -ego itself- thông thường ‘bức xúc / id’ có từ chỗ chống lại xã hội (antisocial) là bản năng tự vệ máy móc, và; siêu-ngã-vị (superego) là ý thức quay về trong bản thể chủ quan nhìn thấy cho một sự trông chừng và noi theo của bản ngã. Theo Freud bức xúc / id  là kiểm soát bởi sự hài lòng (thúc đẩy thỏa mãn dục vọng). Do đó; ‘id / bức xúc, bản năng’ đến từ cái nhô ra trong giấc mơ, lộ rõ trong một biểu trưng ngôn ngữ, một hối thúc áp đặt trong ý thức xẩy đến. Ngã thức đó có thể choáng váng mặt mày trong khi thức tỉnh. Lối đó Freud gợi ý  trong cái việc gọi là ‘tự do liên tưởng tới / free association’ hoặc nôm na gọi là đột hứng (spontaneously) bất thình lình ở tuổi thập tam và thập lục là thời kỳ xung đột của đòi hỏi sinh lý của má hồng, trứng cá trên mặt, những hình thái này đi từ trong mộng mơ để hướng tới cho việc chuẩn bị vào đời (trưởng thành) . Mục đích của mơ là một can thiệp hạn hữu có từ bản chất tự nhiên, do đó; phương thức của Freud là ngăn ngừa của những gì giấc mơ lấn chiếm trong bản năng vô thức / id.

Nói rút lại; những gì Freud khám phá là những gì để lại như một di sản khoa học y khoa, là những gì cho tất cả hay không / all-or-none là bản năng giữa tâm thần bệnh lý và tâm thần sức khoẻ (mental health) để được thay vào đó bởi ý niệm của con người, của những gì không tiếp nối, của những gì thuộc trạng huống tâm linh. Viễn cảnh của não thức là những gì tác động vào con người, là sự cớ đưa tới phong trào cách mạng khoa học trong một mô thức tàn ẩn cho việc thực hiện xã hội và coi như thử thách trong tạng thức của khoa học hiện đại. Lý thuyềt cho đó là ‘mầm xấu / bad seed’ đã được phân loại căn nguyên bệnh trạng (nosologies) ở vào tk. muời chín (19); đấy là cơ bản cho nỗi bi thảm hướng tới nỗi đau của con người; so ra có phần nào trong thời đại chúng ta đang sống, một trạng huống bức xúc từ xã hội, gia đình và quần chúng đã tác động vào tâm thức để có những ước ao tốt đẹp hơn, nghĩa là không còn mộng mị của ảo hóa phát sinh từ trí tuệ. Có thể là điều bất khả tư nghị ở cảm thức chìm đắm, những gì thơ ấu là hoài niệm để được sống lại. Nó đã là một trong những tình huống cản lại, một hình phạt của tinh thần đã đưa tới những gì như đã một lần ‘qủi ám’, và; những gì mà chúng ta tìm thấy như con bệnh. Nó hóa trị được là thực hiện được cho một thách đố lớn lao về luân lý đạo đức của mỗi hoàn cảnh xẩy đến.

Ngoài ra biểu tượng của lý thuyết, lập tức có tiếng dội với những gì là biện chứng của kinh nghiệm mà ra. Đúng vậy! nó là một chất liệu của bề mặt ý thức kinh nghiệm.Nhưng nó thích nghi vào hoàn cảnh của con người, cho một đối kháng của nó, một đau khổ riêng tư của nó, một bức xúc lôi kéo của nó, một đòi hỏi là nỗi sợ hãi thúc đẩy của nó, vật chất là nỗi bi thảm của nó; đấy là hình ảnh của con người ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. Tháng 5/2018).

 

ĐỌC THÊM: Những bài về S.Freud và K. Jung của võcôngliêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo đ/c đã ghi.

Exit mobile version