(Đọc tiểu thuyết Dòng sông chối từ của Bùi Việt Sĩ – Nxb Lao động, 2013)
Nói đến một nền Văn học của bất cứ một quốc gia nào, một đất nước nào, thời hãy xem xem trong diện mạo của nền văn học ở nước ấy có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết, và có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết được người đọc hâm mộ; và nữa, có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó tràn ra bên ngoài biên giới, toả ra trước hết là các nước láng giềng, sau đó là toả ra cả một châu lục, châu lục này, rồi châu lục kia. Nếu tầm ảnh hưởng của tiểu thuyết của nước ấy đến tầm châu lục, có lẽ đó chính là cái mặc định của giá trị nhân văn về con người quốc gia đó.
Bây giờ, người viết bài này xin được ghé vào lạm bàn đến cá thể của mỗi nhà văn. Nói đến một nền văn học như đã nói ở trên đây, thì đấy là cái tầm của một quốc gia. Còn với từng nhà văn, thì cái nghiệp văn của nhà văn ấy cũng chỉ có kể đến rằng, nhà văn ấy có viết được tiểu thuyết không, có cuốn tiểu thuyết nào không, có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết, và trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn ấy, thời có cuốn nào đáng đọc, đọc rồi thời có được hâm mộ và truyền tụng; và nữa, trong gia tài văn chương của nhà văn ấy, rõ ra là có từng cuốn tiểu thuyết nói về những thời nào, nói về vô số những con người của những thời ấy ra sao; số tiểu thuyết đã in ra, chiếm được bao nhiêu phần trăm khối lượng của văn chương mà người đó có.
Bởi người ta chỉ tuân theo một tiêu chuẩn gần như là một khuôn phép, tiểu thuyết là vai trò quan trọng bậc nhất của văn chương. Điều đầu tiên là tại sao người ta lại định vị như thế, vì nhà văn phải là người viết được tiểu thuyết, biết viết tiểu thuyết, hơn nữa người ấy có nghề trong công cuộc chinh phục tiểu thuyết, và hơn nữa nhà văn ấy đã thật là tài năng qua các cuốn tiểu thuyết A hoặc B.
Tại một nước lớn nọ, có một nền Văn học đồ sộ, và đến mức bảo rằng khổng lồ thì vẫn chưa thấy có cái gì là quá đáng, nhưng rồi có một nhà văn trong các nhà văn thành danh, nhân nhà văn đó viết nhiều truyện ngắn rất hay, ông rất nổi tiếng trong nhân quần của quốc gia của ông bởi các truyện ngắn của ông, nhưng ông vẫn thấy cần phải viết tiểu thuyết, và rồi sau đó ông coi cuốn tiểu thuyết của ông như một chế định, đứng hàng đầu trong gia tài văn chương của ông, chứ không phải là một truyện ngắn, một hoặc một số truyện ngắn truyện vừa nào. Và đến như thế, thì đủ biết nhà văn đó coi trọng công việc viết tiểu thuyết đến thế nào.
Vâng, viết được tiểu thuyết là vô cùng khó, khó đến mức không thể định nghĩa được cho hẳn hoi, thế nào là tiểu thuyết. Bởi vì tiểu thuyết là thể loại không bao giờ có khuôn mẫu. Vì tiểu thuyết, có lẽ nên tạm nói như thế này chăng: Tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn đó sau một thời đằm mình trong cuộc đời, rồi ông ta với tài năng của mình mà trưng cất được. Để rồi người đời đọc xong một tiểu thuyết, rồi truyền tay nhau, rồi những gì được trình bày trong cuốn tiểu thuyết đó, sau đó nó cứ thế mà ám ảnh mà cộng hưởng, mà lữ hành cùng với cuộc đời lữ hành của người đó cho đến mãn chiều xế bóng. Đấy là giá trị cuốn tiểu thuyết hay và rất hay đấy.
Người viết bài này nghĩ rằng nước Nga, và dân tộc Nga xứng đáng được nhân loại tôn tụng rằng ở quốc gia ấy có nhiều nhà văn khổng lồ và chỉ có ở đó mới có một nền văn học khổng lồ mà thôi, không ở đâu cả.
Tiểu thuyết, có lẽ có một tiêu chuẩn mãi mãi đúng của nó là tính đương đại của nó đẫm trong cuốn sách. Tôi nói đến điều này bởi trong tay tôi mấy hôm nay, có một cuốn tiểu thuyết có tên là Dòng sông chối từ của nhà văn Bùi Việt Sĩ. May sao, tôi lại có được cuốn tiểu thuyết này, và tôi được đọc nó. Từng trang, từng trang của tiểu thuyết: Dòng sông chối từ qua mắt tôi một cách mà mỗi lúc mỗi cuốn hút, mỗi lúc mỗi lạ. Người ta đã nói rất chính xác rằng: Thông tin có nghĩa là lạ, là cái rất lạ. Mặc dù tất cả những gì mà Bùi Việt Sĩ trình bày trong từng trang đó, tôi thấy quen quen đấy chứ. Ấy thế mà rồi tôi vẫn thấy nó, trong mỗi sự kiện xảy ra, trong mỗi nhân vật hiện hình ra, cứ mỗi lúc mỗi lạ, và chính vì như thế mà sự hấp dẫn của cuốn sách càng lúc, và càng qua từng trang mà tăng dần lên, đậm dần lên, lôi cuốn dần lên, bởi cái sự lạ hoá đời sống của nó. Vì chính cái sự lạ hoá đời sống này, mà khẳng định về cái thấy được, cái nhìn ra được những ngóc ngách ngoắt ngoéo mà đời sống có đấy, nhưng nó cứ muốn giấu diếm. Thế rồi, ngay cả những trang tác giả không mặc cảm, không rụt rè mà tả thẳng vào, để nói cho được tính bi kịch cái tầm của bi kịch của nó, thì sự lạ sự cuốn hút, sự quyến rũ, càng say đắm dần. Nỗi lạ nỗi quyến rũ và lôi cuốn, đẫm trong một dòng chảy cuộn xô lên vô hồi, và hết thảy đều âm vang ra một âm thanh vừa tao nhã vừa rất nhiều cung bậc.
Vâng, hiện thực là như thế. Hiện thực là cái ta đã sống qua, đã thấy; đã chiêm nghiệm, nhưng nó không hề phai mờ, không hề tẻ nhạt và nhất là ngày càng thấy nó, cho ta nhìn thấy nó mỗi lúc mỗi khác nhau. Mặc dầu những nhân vật trong trung tâm của tiểu thuyết đều như đã nhiều lần rồi ta đã kề vai, bá vai; quàng lưng và song hành.
Dũng là một chàng trai – nhân vật của trung tâm, là nhân vật thường thường bậc trung thôi, bởi vì đời ta, đã gặp vô khối rồi, ấy thế mà những tang thương ngẫu lục của Dũng, rồi của Maria Huệ, rồi bà mẹ Dũng và cả những nhân vật rất khốn kiếp, khốn kiếp vì họ rất tệ hại, mà chính họ lại đang tự đắc ý lắm về họ, bởi chính vì thế mà họ vẫn thi thố cái ác, cái xấu, cái khốn kiếp với ngay cả những người sống xung quanh họ, chỉ vì mỗi một cái đã đang là lợi ích của họ. Họ như nhiên tự nhiên biểu diễn cái ác cái khốn kiếp. Ô hay! Chúng mày bảo tao khốn kiếp vậy. Nhưng với chúng tao, thì chúng tao bảo và chúng tao khẳng định, rằng tất cả những gì chúng tao đã và đang thi thố ra để hành hạ chúng mày, chúng tao mới chính là những kẻ tốt, những kẻ đáng sống và đáng giá ở cái đời này. Thế là Dũng phải chiến đấu thực sự, rồi Dũng cùng với anh vợ anh nữa, cô Maria Huệ, họ đã chiến đấu đến một mất một còn, để bảo vệ lấy một gia đình hạnh phúc, có hai đứa trai sinh đôi. Rồi trong khi Dũng đang chiến đấu ngoài Trường Sa, sau đó Huệ và Dũng cũng đem hai con ra đảo Trường Sa, cô làm y tá để phục vụ những người dân định cư tại đảo, phục vụ những anh lính hải quân yếu đau, ấy vậy mà rồi Huệ đâu có được yên thân, trước khi cô có quyết định rất quan trọng là cùng đi với chồng, cùng có mặt ở tuyến đầu với chồng.
Một điều khá thú vị và làm cho cuốn sách càng đọc càng hấp dẫn, bởi tác giả đã chép lại từ hiện thực dữ dội cái đa chiều, cái nhiều mảng khối và nhiều bề của cái hiện thực dữ dội đó. Một điều rất lý thú khác mà tác giả đạt được, là anh đã tạo ra được cái lô gích đích thực của cuộc sống, của những tầng tầng lớp lớp hiện thực. Vì thế, trong cách trình bày của nội dung tiểu thuyết, Bùi Việt Sĩ đã không thể nào bị dàn trải. Vì sao vậy, vì ở tác giả, anh tích luỹ được một khối lượng tri thức sống từ cuộc sống, mà khối lượng tri thức này do Bùi Việt Sĩ có gần 40 năm làm báo, làm đủ thứ nghề trong một tờ báo, lại là một tờ báo chỉ dành cho những người đọc là thợ thuyền. Và Bùi Việt Sĩ có một sức nhớ tuyệt hảo, đến nỗi các chi tiết của hiện thực anh chép ra từ trong kho tàng của trí nhớ, của não bộ của anh, rồi đến nỗi nó định cư tại ngay trong trang giấy của cuốn tiểu thuyết rồi, mà nó cứ mỗi lúc mỗi hôi hổi, mỗi nghi ngút như vừa được múc ra từ một nồi trí tuệ và trình bày ra, khiến cho trang tiểu thuyết nào cũng ngào ngạt hồn vía, và sinh động đến khó quên. Tới mực, đọc qua hẳn đoạn sự kiện đó rồi, mà hai mắt lại còn phải trở lại đọc thêm vài lần nữa.
Phần cuối của cuốn tiểu thuyết Dòng sông chối từ, Bùi Việt Sĩ đưa ra ba cái vĩ thanh; đọc xong tôi đã tự vỗ tay và khen là hay và rất hay, bởi đó, là cái cách tạo được sự đa chiều của câu chuyện, mà trong đó số phận các nhân vật dẫu cuối từng ấy trang rồi, mà dư âm của nó còn gieo mãi vào lòng người đọc.
Đọc được một cuốn tiểu thuyết tâm đắc, tôi nghĩ đó cũng là một diễm phúc trong đời sống của một con người, vì thế tôi mới nói Dòng sông chối từ là cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc là vậy. Cảm ơn tác giả nhà văn Bùi Việt Sĩ.
Bây giờ, người viết bài này xin được ghé vào lạm bàn đến cá thể của mỗi nhà văn. Nói đến một nền văn học như đã nói ở trên đây, thì đấy là cái tầm của một quốc gia. Còn với từng nhà văn, thì cái nghiệp văn của nhà văn ấy cũng chỉ có kể đến rằng, nhà văn ấy có viết được tiểu thuyết không, có cuốn tiểu thuyết nào không, có bao nhiêu cuốn tiểu thuyết, và trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn ấy, thời có cuốn nào đáng đọc, đọc rồi thời có được hâm mộ và truyền tụng; và nữa, trong gia tài văn chương của nhà văn ấy, rõ ra là có từng cuốn tiểu thuyết nói về những thời nào, nói về vô số những con người của những thời ấy ra sao; số tiểu thuyết đã in ra, chiếm được bao nhiêu phần trăm khối lượng của văn chương mà người đó có.
Bởi người ta chỉ tuân theo một tiêu chuẩn gần như là một khuôn phép, tiểu thuyết là vai trò quan trọng bậc nhất của văn chương. Điều đầu tiên là tại sao người ta lại định vị như thế, vì nhà văn phải là người viết được tiểu thuyết, biết viết tiểu thuyết, hơn nữa người ấy có nghề trong công cuộc chinh phục tiểu thuyết, và hơn nữa nhà văn ấy đã thật là tài năng qua các cuốn tiểu thuyết A hoặc B.
Tại một nước lớn nọ, có một nền Văn học đồ sộ, và đến mức bảo rằng khổng lồ thì vẫn chưa thấy có cái gì là quá đáng, nhưng rồi có một nhà văn trong các nhà văn thành danh, nhân nhà văn đó viết nhiều truyện ngắn rất hay, ông rất nổi tiếng trong nhân quần của quốc gia của ông bởi các truyện ngắn của ông, nhưng ông vẫn thấy cần phải viết tiểu thuyết, và rồi sau đó ông coi cuốn tiểu thuyết của ông như một chế định, đứng hàng đầu trong gia tài văn chương của ông, chứ không phải là một truyện ngắn, một hoặc một số truyện ngắn truyện vừa nào. Và đến như thế, thì đủ biết nhà văn đó coi trọng công việc viết tiểu thuyết đến thế nào.
Vâng, viết được tiểu thuyết là vô cùng khó, khó đến mức không thể định nghĩa được cho hẳn hoi, thế nào là tiểu thuyết. Bởi vì tiểu thuyết là thể loại không bao giờ có khuôn mẫu. Vì tiểu thuyết, có lẽ nên tạm nói như thế này chăng: Tiểu thuyết là thể loại mà nhà văn đó sau một thời đằm mình trong cuộc đời, rồi ông ta với tài năng của mình mà trưng cất được. Để rồi người đời đọc xong một tiểu thuyết, rồi truyền tay nhau, rồi những gì được trình bày trong cuốn tiểu thuyết đó, sau đó nó cứ thế mà ám ảnh mà cộng hưởng, mà lữ hành cùng với cuộc đời lữ hành của người đó cho đến mãn chiều xế bóng. Đấy là giá trị cuốn tiểu thuyết hay và rất hay đấy.
Người viết bài này nghĩ rằng nước Nga, và dân tộc Nga xứng đáng được nhân loại tôn tụng rằng ở quốc gia ấy có nhiều nhà văn khổng lồ và chỉ có ở đó mới có một nền văn học khổng lồ mà thôi, không ở đâu cả.
Tiểu thuyết, có lẽ có một tiêu chuẩn mãi mãi đúng của nó là tính đương đại của nó đẫm trong cuốn sách. Tôi nói đến điều này bởi trong tay tôi mấy hôm nay, có một cuốn tiểu thuyết có tên là Dòng sông chối từ của nhà văn Bùi Việt Sĩ. May sao, tôi lại có được cuốn tiểu thuyết này, và tôi được đọc nó. Từng trang, từng trang của tiểu thuyết: Dòng sông chối từ qua mắt tôi một cách mà mỗi lúc mỗi cuốn hút, mỗi lúc mỗi lạ. Người ta đã nói rất chính xác rằng: Thông tin có nghĩa là lạ, là cái rất lạ. Mặc dù tất cả những gì mà Bùi Việt Sĩ trình bày trong từng trang đó, tôi thấy quen quen đấy chứ. Ấy thế mà rồi tôi vẫn thấy nó, trong mỗi sự kiện xảy ra, trong mỗi nhân vật hiện hình ra, cứ mỗi lúc mỗi lạ, và chính vì như thế mà sự hấp dẫn của cuốn sách càng lúc, và càng qua từng trang mà tăng dần lên, đậm dần lên, lôi cuốn dần lên, bởi cái sự lạ hoá đời sống của nó. Vì chính cái sự lạ hoá đời sống này, mà khẳng định về cái thấy được, cái nhìn ra được những ngóc ngách ngoắt ngoéo mà đời sống có đấy, nhưng nó cứ muốn giấu diếm. Thế rồi, ngay cả những trang tác giả không mặc cảm, không rụt rè mà tả thẳng vào, để nói cho được tính bi kịch cái tầm của bi kịch của nó, thì sự lạ sự cuốn hút, sự quyến rũ, càng say đắm dần. Nỗi lạ nỗi quyến rũ và lôi cuốn, đẫm trong một dòng chảy cuộn xô lên vô hồi, và hết thảy đều âm vang ra một âm thanh vừa tao nhã vừa rất nhiều cung bậc.
Vâng, hiện thực là như thế. Hiện thực là cái ta đã sống qua, đã thấy; đã chiêm nghiệm, nhưng nó không hề phai mờ, không hề tẻ nhạt và nhất là ngày càng thấy nó, cho ta nhìn thấy nó mỗi lúc mỗi khác nhau. Mặc dầu những nhân vật trong trung tâm của tiểu thuyết đều như đã nhiều lần rồi ta đã kề vai, bá vai; quàng lưng và song hành.
Dũng là một chàng trai – nhân vật của trung tâm, là nhân vật thường thường bậc trung thôi, bởi vì đời ta, đã gặp vô khối rồi, ấy thế mà những tang thương ngẫu lục của Dũng, rồi của Maria Huệ, rồi bà mẹ Dũng và cả những nhân vật rất khốn kiếp, khốn kiếp vì họ rất tệ hại, mà chính họ lại đang tự đắc ý lắm về họ, bởi chính vì thế mà họ vẫn thi thố cái ác, cái xấu, cái khốn kiếp với ngay cả những người sống xung quanh họ, chỉ vì mỗi một cái đã đang là lợi ích của họ. Họ như nhiên tự nhiên biểu diễn cái ác cái khốn kiếp. Ô hay! Chúng mày bảo tao khốn kiếp vậy. Nhưng với chúng tao, thì chúng tao bảo và chúng tao khẳng định, rằng tất cả những gì chúng tao đã và đang thi thố ra để hành hạ chúng mày, chúng tao mới chính là những kẻ tốt, những kẻ đáng sống và đáng giá ở cái đời này. Thế là Dũng phải chiến đấu thực sự, rồi Dũng cùng với anh vợ anh nữa, cô Maria Huệ, họ đã chiến đấu đến một mất một còn, để bảo vệ lấy một gia đình hạnh phúc, có hai đứa trai sinh đôi. Rồi trong khi Dũng đang chiến đấu ngoài Trường Sa, sau đó Huệ và Dũng cũng đem hai con ra đảo Trường Sa, cô làm y tá để phục vụ những người dân định cư tại đảo, phục vụ những anh lính hải quân yếu đau, ấy vậy mà rồi Huệ đâu có được yên thân, trước khi cô có quyết định rất quan trọng là cùng đi với chồng, cùng có mặt ở tuyến đầu với chồng.
Một điều khá thú vị và làm cho cuốn sách càng đọc càng hấp dẫn, bởi tác giả đã chép lại từ hiện thực dữ dội cái đa chiều, cái nhiều mảng khối và nhiều bề của cái hiện thực dữ dội đó. Một điều rất lý thú khác mà tác giả đạt được, là anh đã tạo ra được cái lô gích đích thực của cuộc sống, của những tầng tầng lớp lớp hiện thực. Vì thế, trong cách trình bày của nội dung tiểu thuyết, Bùi Việt Sĩ đã không thể nào bị dàn trải. Vì sao vậy, vì ở tác giả, anh tích luỹ được một khối lượng tri thức sống từ cuộc sống, mà khối lượng tri thức này do Bùi Việt Sĩ có gần 40 năm làm báo, làm đủ thứ nghề trong một tờ báo, lại là một tờ báo chỉ dành cho những người đọc là thợ thuyền. Và Bùi Việt Sĩ có một sức nhớ tuyệt hảo, đến nỗi các chi tiết của hiện thực anh chép ra từ trong kho tàng của trí nhớ, của não bộ của anh, rồi đến nỗi nó định cư tại ngay trong trang giấy của cuốn tiểu thuyết rồi, mà nó cứ mỗi lúc mỗi hôi hổi, mỗi nghi ngút như vừa được múc ra từ một nồi trí tuệ và trình bày ra, khiến cho trang tiểu thuyết nào cũng ngào ngạt hồn vía, và sinh động đến khó quên. Tới mực, đọc qua hẳn đoạn sự kiện đó rồi, mà hai mắt lại còn phải trở lại đọc thêm vài lần nữa.
Phần cuối của cuốn tiểu thuyết Dòng sông chối từ, Bùi Việt Sĩ đưa ra ba cái vĩ thanh; đọc xong tôi đã tự vỗ tay và khen là hay và rất hay, bởi đó, là cái cách tạo được sự đa chiều của câu chuyện, mà trong đó số phận các nhân vật dẫu cuối từng ấy trang rồi, mà dư âm của nó còn gieo mãi vào lòng người đọc.
Đọc được một cuốn tiểu thuyết tâm đắc, tôi nghĩ đó cũng là một diễm phúc trong đời sống của một con người, vì thế tôi mới nói Dòng sông chối từ là cuốn tiểu thuyết rất đáng đọc là vậy. Cảm ơn tác giả nhà văn Bùi Việt Sĩ.
Nguồn tin: TCNV 05-2013