Võ Công Liêm

                                                          ĐỜI : SỐNG VÀ CHẾT

 Avow! Life and be true* (Ikiru)

 

   ‘Đôi khi tôi nghĩ về cái chết của tôi / Sometimes I think of my death’. Đó là câu nói của nhà làm phim Nhật Bản Akira Kurosawa (1910-1998). Lời nói đó gợi ý trong ông qua tác phẩm điện ảnh Ikiru / Sống. Câu chuyện của người đàn ông biết mình sẽ đi tới cái chết. Đấy là định hệ của con người đối diện với vũ trụ đang sống. Đời, như đã biết không một vật gì sẽ là hiện hữu bất tận. Vạn vật có sinh có diệt là lẽ thường. Thực vậy, đây là một xác quyết rõ ràng: hiện hữu là một sự ắt có và đủ – existence is enough (certainly)- Nhưng với nghệ thuật giản đơn hóa vấn đề là một sự khó. Bởi, con người sống là con người muốn có một cuộc đời trọn vẹn và trường cửu. Đấy là nòng cốt câu chuyện mà người làm phim muốn nói đến vai trò làm người trước một hiện tình bi thảm (tragedy) giữa sống và chết. Một luận đề có tính chất nhân bản, một sự lý trợ vào nhau, đối đáp vào nhau nghe như mỉa mai đời, là một nghịch lý sau cái chết. Trái lại nó có một tác động khác để đi tới cái chết. Có lẽ, đó là lý do nhấn mạnh vào một thực tại của con người đang trực diện từng ngày, từng tháng, từng năm cho một nguyên cớ có thực để đi vào đời.

Ở đây chúng ta không lý luận theo ngữ ngôn của từng con chữ (literal) mà xa đi thực tế của thực trạng. Cho dẫu sống hay chết, có tồn lưu, tồn lại với nhân thế đi nữa, tất cả đều đi vào hư vô. Dĩ nhiên, còn lại ở đó phần hồn (soul) mà thôi, là những gì lưu giữ sau cái chết (posthumous), sự đó mới gọi là để đời!

Giống như Roquentin của Sartre, như Người Dưng của Camus (kẻ lạ biết mình sẽ đi vào cái chết sớm hơn), giống như Gregor của Kafka, như Hoàng tử Myshkin của Dostoevsky và ngay cả Kanji Watanabe (trong Ikiru) của Kurosana là những nhân vật mà mỗi tác giả tìm thấy ở đó một hiện hữu cuộc đời. Đời là gì? Câu hỏi đã làm cho con người xa lìa thực tế – là đau đớn, là giá buốt, là thanh cao, là tinh tế, đưa dẫn đến chúng ta –the pain is so exquisite that is drives us. Một cái gì vô bổ và phi ý, nhưng, lại là một sự lý hiển nhiên. Điều này đã đem lại cảm hứng cho tác giả dựng thành câu chuyện qua những tác phẩm nghệ thuật. Một thể thức bảo hiểm để chống lại cái đã sống trong sự gần gũi của hảo huyền và vô dụng – lived in vain. Nghĩa lý đó đã tìm thấy nhân tính trong mỗi khuôn mặt của tác phẩm qua ‘việc thực hiện /doing’. Có lẽ, dù cho không nắm lấy sự thật một cách sâu thẳm và đầy đủ nhưng vẫn để lại trong ta một ý thức về vai trò qua từng diễn biến, dữ kiện đã vận hành vào tư tưởng đã thể hiện hay phát hiện một vấn đề mà con người phải nhận lấy dưới những dạng thức khác nhau trong sống và chết, tìm thấy ở đó một đối tượng cá thể là định hệ mà con người phải trả những gì có trước và sau, tìm thấy giữa những hợp lý và không hợp lý, giữa sống và chết là để bào chửa vào những gì phi lý mà cuộc đời có điều xem ra cần thiết và quan trọng. Tất cả những gì tìm thấy hay khám phá đều trong một nghĩa duy nhất là đời người. Sự lý này tựa trường hợp của Dostoyevsky phải nhận những gì bi đát, bởi, nó chứa trong đời một hiện sinh phải sống và đương đầu. Phần lớn đặc vào một môi trường khác hơn để đánh giá sự sống và sự chết. Nguồn gốc bắt đầu từ đâu? Sống chết không có nguồn gốc mà coi đó như một đón nhận tự nhiên. Đi sâu vào tiểu thuyết của Dostoevsky chúng ta thấy trải dài từng chuỗi đời mãi cho tới khi con người đứng lại một mình, nghĩa là con người đứng lại trong cái sự trả lời cho chính mình, trách nhiệm đưa tới chọn lựa đó là mãi mãi làm mới lại ở chính nó – responsible to the choice that forever renews itself. Với Sartre thì cho đó là ý thức chủ nghĩa hiện sinh qua tư tưởng của con người. Bởi như thế này, những gì phát ra một cách tỏ rõ là những gì của ‘cuộc đời / life’ không còn nghĩa lý mà là sự đã rồi và không còn cách để níu kéo hoặc không thể vùng vằng hay bào chửa mà đón nhận nó như cái việc đã đến và sẽ đến. Cuộc đời của con người có thể đạt được nghĩa lý là lúc nhận lấy trách nhiệm như một ý nghĩa đầy đủ, dù cho ở đó có sự gì xảy ra một cách lố nhố lăng nhăng đi nữa. Cũng không có gì khác hơn ngoài cuộc đời. Đúng vậy! Trong tác phẩm: ‘Gái nhảy là đã tìm thấy gần cửa Thiên đường / Gypsies Are found Near Heaven’ của Maxim Gorky, truyện viết về những kẻ lang bạt ở thế kỷ mười chín sống không có ngày mai nhưng lại thường nghĩ đến cái chết cho đời sau, giấc mơ của họ chỉ biết tìm vui qua đờn ca xướng hát vì cuộc đời quá ngắn (life is brief) vô nghĩa ngay cả đứng trước cổng Thiên đường (Heaven Gate) hay cổng Điạ ngục (Rashamon), đó là một phần tư duy thân phận của tác giả. Thành ra sống là chuẩn bị cho cái chết – một cái chết đúng nghĩa hay vô nghĩa- vận vào đó một tư duy đi tới tuyệt vọng, bởi, đời sinh ra bi thảm (Birth of Tragedy) như Nietzsche nói qua nhân vật Zarathustra là tiếng nói ‘cứu rỗi’ cho con người đang đối diện một hiện hữu bi thảm. Nhưng hiện hữu thực sự xấu xa không? Chúng ta thực sự đau đớn? Hay chúng ta làm người để nhân chứng cho sự sống và sự chết? Với Nietzsche không phải chú tâm tới những gì mà ông đã thốt ra về ‘bản thể đau đớn / essential suffering’ Mà trong đó chúng ta có thể có một đời sống sung mãn có nghĩa là bằng lòng cuộc đời đang sống và một xã hội hiện thực. Sung mãn, bằng lòng, hiện thực không có nghĩa là thỏa chí mà chắc chắn rằng điều kiện hiện thể là /being đi từ trong đau khổ mà ra. Nietzsche cho sự đó đều nằm trong mong muốn là điều tất yếu, ước ao là cõi ngoài ở chính ta, một mong ước tự khắc phục lấy –Nietzsche that all willing is essentially a willing beyond oneself, a will to self-overcoming. Sau này Freud cho rằng hiện hữu con người là điạ bàn chiến đấu giữa Sắc dục / ErosTử vong / Thanatos. Hai trạng huống này đều là bản năng bẩm sinh (instinct), giữa sống và chết. Hẳn nhiên, Nietzsche không bao giờ có một tư duy hồn nhiên ngây thơ (naively) mà cho đó là cứu cánh cuộc đời, có thể có từ tái tạo như thử là tự phát, tự xuất ở chính nó, chớ không đưa ra một nhân vật Zarathustra vô chứng cớ để tự phong cái danh xưng ‘siêu nhân / superman’ hay cho đó là ‘con người ngoại hạng / overhuman’. Dẫu có đạt tới đỉnh cao nào trong cuộc đời là do từ hiếu động gây nên, là xúc tác vào đời sống cho một cuộc đời đẹp hay xấu, để rồi sắp xếp ở chính mình một cái chết hay không chết (immortality). Tựu chung rồi cũng đi tới cái cõi như tổ tiên ông bà (forefather) ta. Đời là thế đấy! .

Từ điểm sâu này đưa ta về trong một lý luận cơ bản để triết học hóa vấn đề, tìm thấy đâu là nguồn sống và đâu là nguồn chết có từ nơi con người. Trong ước ao con người là muốn bất diệt nhưng bên cạnh của bất diệt sẽ đưa tới cõi vĩnh hằng, có thể cho đó là ‘hảo /willing’ có ý sẵn lòng, muốn để tâm vào (minded) cho việc đã xếp đặc sau cái chết –to be disposed of after death, nhưng dẫu là gì, thực sự nó là hư vô giữa sống và chết. Đời người (human-life) theo Plato có thể coi đó là mức độ làm người (human-being) là nhận ra cái-tự-có do từ định hệ của thượng đế sắp xếp (theo chủ nghĩa duy tâm). Nhưng, từ khi có tiếng nói ‘Thượng đế đã chết / God is dead’ tuồng như đó là niềm hy vọng để biện minh chính đáng cho hiện hữu tồn lưu bởi lối nhìn tới Thượng đế như đã chấm hết, lià bỏ chúng ta – But, since God is dead, it seems that this hope of justifying existence by way of looking towards the god has finally left us. Không còn thấy ở đó một sự cứu rỗi hay ban ơn, mà để lại trong chúng ta một sự im lặng vô biên. Vậy gọi đời-người là nghĩa lý gì? –Là cuộc đời (life) mà trong cuộc đời không thể có cuộc sống không có sự thật, tất cả sự thật hiện ra ở đây như một khát khao, âm vọng đưa tới chứng cứ tuyệt đối –Human life is that life which cannot live without truth, all truth appears as an aspiration to the absolute. Mang một ý tưởng: vĩnh cửu, siêu đẳng là thứ tàn phai một cách tự nhiên hiện nay, dù cho, đó là sự cần thiết đối với cuộc đời con người đang dự phần, nhưng bên cạnh đó con người quên đi cái chết đến gần hay đột ngột. Hẳn nhiên, bất tận cũng là mối đe dọa lớn lao cho những gì đã khẳng định cụ thể vào đó. Coi sống chết là sự lý ‘bẩm sinh’ vốn có ở nơi con người không thể đòi hỏi hay yêu cầu như sự thể cuộc đời. Cho nên chi dựng vào đó một thứ triết lý là xác nhận triết học như tình yêu của định mệnh (philosophy as love of fate). Nói cho ngay, triết học là đại diện vào tâm lý sự thật của thế giới loài người, bởi nghĩa lý: định vị lạc quan, một xác định phán quyết là những gì quay trong phần lý thuyết của triết học là nhận ra cái sự đúng đắng /get it right của nó. Vậy thì, triết học không đứng ngoài dữ kiện mà gia nhập vào để lý giải cái lý chính đáng của nó, nhất là luận về sống và chết. Hầu như những nhà tư tưởng xưa nay đều qui vào đó như cái lý như nhiên. Là gì? -một khác biệt lớn lao của sự thật và giả dối, từ ý thức và vô thức những trạng huống như thế trở nên ‘cục bộ /concrete’ tư tưởng, từ cái chỗ nghịch lý đó chúng ta tìm thấy hai thể loại trong con người: ‘con người của lý do / man of reason’ và ‘con người của trực giác / man of intuition’. Một trong hai thứ đó về sau hóa giải trong nhận thức để không còn hình thức tôi đòi hay cố vị trong cuộc đời đang sống. Lý do là yêu cầu đòi hỏi nơi con người cho một điều gì bất diệt. Bất diệt là ‘ảo / nil /vain’ không có thực, nó đến trong ý tưởng của ‘hảo / willing’ trong con người như một trực giác của cảm nhận để thấy mình sống mãi không còn là chết mãi. Từ chỗ đó phát sinh một câu nói vô tư: ‘sống chỉ một lần và chết mãi nghìn năm’ là một khao khát được sống trọn vẹn cho kiếp người, bởi, chết mới thực sự bất diệt. Không một vật nào tồn lưu muôn thuở giữa cõi đời này, tất cả là vô nghĩa ‘meaningless’, là như không ‘nothingness’. Cho nên chi sống chết là lẽ tự nhiên mà con người phải gánh chịu và thách đố, dẫu là tình huống khó khăn hay nan giải. Mà chỉ còn lại một khát vọng an nhiên tự tại.

Sống và chết là đề tài hết sức phức tạp và vô cùng thâm thúy, gần như mang tính chất lý luận hơn là phân giải ngọn ngành của nguyên nhân và hậu quả. Nhưng, ở đây chúng ta tìm hiểu về cuộc đời qua nhiều thế hệ khác nhau qua sự sống và chết là hai thứ luôn vây quanh, là những gì tiếp tục tấn công vào niềm khao khát (passionate) của con người, là sự cớ được đem ra bàn cải nhiều nhất, trong lúc sự lý đó đã dụ-hoặc con người. Sống chết là một trong những đề xuất chính yếu. Theo tư duy của Sartre khởi từ thế chiến II (1945) sau khi giải phóng là thời thuộc thế hệ yêu sách, đòi hỏi của lý lẽ (The Age of Reason / L’age de raison) , trong đó qui vào việc sanh tử, nói chung là linh hồn trong khuôn phép cứng rắn (Iron in the Soul). Ở tập tiểu thuyết thứ ba của Sartre: ‘Cái chết trong tâm hồn /La Mort dans l’Âme’ có thể  đưa tới cái chết chính xác nhất –không còn thấy đó là quyết đoán cứng rắn / Iron mà nó nằm trong linh hồn / Soul thuộc về con người, đấy là lý do và thời kỳ khai sáng (Enlightenment) thời kỳ chế ngự của Thượng đế đã đến lúc thay thế vào đó một chủ thuyết khác của chủ nghĩa duy lý. Và, thực vậy vai trò nhận thức của Sartre không có nghĩa tồn lưu nhân loại ngoài những gì mà con người nghĩ tới và coi đó là vấn đề chủ thể. Nhưng Sartre một mặt từ khước sự có mặt của Thượng đế -God is dead- mà hướng trong chủ đề của cuộc đời / life để làm nên cuộc đời đáng sống và đáng chết dù là tự sát. Sự đó gọi là thách thức về sự vô lý / The Challenge of Absurdity . Sống, chết đôi khi không cho đó là hợp lý hoặc có thể cho đó là hợp lý giữa những trạng huống biến đổi, bởi, chọn lựa nào cũng đau khổ cả, có hạnh phúc hay không là do từ nhận thức mà ra. Cũng có thể đổ lỗi cho cuộc đời ‘sanh phải nhằm thời’ như nhà thơ Vũ Hoàng Chương đã viết. Thành ra đòi hỏi đi tới tuyệt đối là một vấn đề uẩn khúc giữa con người và vũ trụ, giữa hai vị trí này là tương nghịch, ngay cả Thượng đế con người cũng phủ nhận tuyệt đối của nó hoặc người ta thờ phượng những nhân vật khác trong thời kỳ Phục Hưng hay trong Cựu Ước là đấng cứu thế…nghĩa là xác thực hồn và xác là hiện hữu của cuộc đời được cứu rỗi. Dạng thức này được miêu tả theo ngữ ngôn đương đại là kiểu cách ‘cổ lỗ sĩ’ hay còn gọi tạo-dáng-xưa ‘old-fashioned’để rồi trở thành tập quán quen thuộc, nhưng, thực ra vô bổ bởi những tập truyền xưa cũ không thể làm mới được giữa thời nay, ngoại trừ khâu vá như một ‘Frankenstein’ cuối cùng đi tới phá hủy những gì dựng ra ở tự nó. Một chỉ định từ của sự thụ lãnh nơi chúng ta về hậu quả không thể tránh được.

Cổ Hebrews (giáo phái Do Thái thời Trung cổ tin ở Cựu Ước) quan tâm tới hình hài của người chết như một thể xác không sạch (unclean) và không được chạm tới. Cổ Da đỏ Mỹ châu cũng cho cái chết ‘nhập’ vào đó linh hồn qủy ám và họ đã bắn mũi tên vào giữa trời như xua đuổi tà ma để cho linh hồn được trong sáng. Một số văn hóa khác của một vài quốc gia còn duy trì cúng tế để không còn cái ‘xấu/bad’ trong thi thể của kẻ chết, dù là gì vẫn không thích hợp để thừa nhận nó. Thế nhưng, cái chết vẫn rình rập, đe dọa, lo sợ và hãi hùng khi nghĩ đến hoặc xẩy ra (On the Fear of Death) Và chính những dữ kiện đó nó nằm trong vũ trụ sợ hãi. Ngay cả những gì chúng ta nghĩ tới đều để lại trong ta một thế bị động về nó trên mọi khía cạnh khác nhau. Bởi, sống chết  là điều con người quan tâm, nhưng vẫn là điều bí ẩn để tìm thấy đích thực của sống và chết khác biệt như thế nào mà đời chỉ biết sống và chết như lãng quên. Trong chủ thuyết hiện sinh của Sartre thì có cái nhìn khác: hiện hữu tồn lưu thực chất vốn đã có trước và nếu chúng ta thừa nhận chúng như một hiện hữu tại thế và hợp thời qua hình ảnh của chúng ta, thời tất việc đó là lẽ tự nhiên kể cả đột ngột chết cũng là lẽ thường mà con người phải nhận lấy như một định hệ phủ quyết vào nơi con người qua mọi tuổi tác. Bởi vậy, trách nhiệm nơi ta có một cái nhìn rộng lớn về ý nghĩa của nó, bởi, nó dính dáng trong đời của con người khi sanh ra cho tới khi chết cùng một nghĩa như nhau. Từ ngữ ‘chủ thể chủ nghĩa /subjectivism’ có hai nghĩa và có một đối kháng của chúng trong đó. Nói cách khác, nghĩa lý của chủ thể cho thấy ở đó có một chọn lựa của cá thể để đi tới quyết định của nó (cho cái chết), đấy là điều bất khả thi cho con người trội hẳn khả năng chủ thể loài người –that it is impossible for man to transcend human subjectivity. Điểm thứ hai ở đây nói lên thực chất đúng nghĩa của lý thuyết hiện sinh. Trong khi chúng ta nói rằng con người có quyền chọn lựa sự sống ở chính nó chớ không có quyền chọn lựa cái chết ở chính nó (ngoại trừ muốn tự tử). Nhưng nhớ cho: chúng ta luôn luôn chọn cái hay ho, tốt đẹp, và, có thể không có chi tốt đẹp cho chúng ta, không một hiện hữu nào tốt đẹp hết thảy. –We  always choose the good, and, nothing can be good for us without being good for all. Lý lẽ như vậy là thừa nhận con người tiếp cận một nếp sống hiện sinh trong cuộc đời như đã sống, chết.

Đứng trên quan điểm của Nietzsche thì lại khác, ông cho rằng những gì thuận lợi và bất lợi của lịch sử của cuộc đời (Of the Advantages and Disadvantages of History for Life) là hiện trạng. Đó là vấn đề thực sự của lịch sử. Ở đây chúng ta không động tới lịch sử liên quan với hoài niệm hay ký ức mà động tới những gì con người đã lãng quên, hẳn nhiên không phải quên là vô tư chẳng màng tới hay để tâm vào, nhưng nó lại là thứ luôn luôn vây quanh trong đời và hướng tới chân trời của cuộc đời có một hy vọng tươi sáng hơn trong cuộc đời đang sống. Bởi, trong cái sự lãng quên nó bao trùm nhiều lý do nội tại, gần như đương đầu trước một hiện hữu bất khả kháng là định hệ, chứng nhân cuộc đời, cuộc đời trở nên bị động, thờ ơ tợ như thiếu đi một chỗ cần thiết cho sự phát triển của nó. Đời người (human-life) là bất khả thi (impossible) nghĩa là hiện hữu của con người sống là hạn hữu của nó trong kiểu cách lạc quan yêu đời –the human being to live its finitude in a positive way. Plato nói: ‘Đời người là cuộc đời không thể hiện hữu mà không có sự thật, trong khi sự thật ở cùng lúc bị đe dọa’ / Fiat veritas pereat vita. Nietzsche nhìn đời dưới góc cạnh khác với lời lẽ đay nghiến hơn: ‘Khi trở nên sự thật là lúc cuộc đời đi tới cái chết mục rửa’ / “When truth becomes, then life perished”. Nói cho ngay, đời người là một chuỗi thời gian dài trực diện những gì đúng sai, những gì hợp lý và không hợp lý thời tất không thể cho dó là không hiện hữu, bởi, chúng ta có một tương quan của quá khứ, tương quan đó chính là nỗi đau. Nói tới nỗi đau ở đây là nói những gì hiện hữu cuộc đời, phải tìm thấy một sự gì cân xứng tương đương giữa ký ức và lãng quên mà quay trong những gì nhận biết thuộc lịch sử (historical knowledge) không phải là vấn đề đại diện của ý thức, nhưng, nó là một biểu thị của những gì khác biệt giữa sống và chết, vai trò thuộc lịch sử là đánh giá vào mỗi trạng huống. Sự đó là cần có thuộc lịch sử hiện hữu (historical existence require). Lịch sử nhận biết và lịch sử hiện hữu tồn lưu, đặc trong vị trí của đời người mà ra.

 

Những nhà tư tưởng lớn của thời hiện đại từ Nietzsche đến Freud và Sartre đều nói đến cuộc đời qua mỗi tư duy khác nhau trong một đối tượng hiện hữu : Đời: Sống và Chết . Họ đã thừa nhân F. Dostoesky như một nhà phân tích sâu sắc về điều kiện của con người trong thời đại hậu-Khai sáng (post-Enlightenment). Phản ảnh cụ thể ở những tác phẩm ‘Tội ác và Hình phạt / Crime and Punisshment’, ‘Hồi ký viết Dưới hầm / Notes from Underground, ‘Anh em nhà Họ Karamazov’…Phơi mở thực trạng con người sống giữa đời, phân tích từng chi tiết nổi bậc của sống và chết mà cuộc đời phải nhận lấy như ‘Hồi ký từ Nhà Xác / Notes from the Dead House’ là những dữ kiện xẩy ra trong hư cấu hóa qua hoài niệm ở trong tù. Mỗi đề tài đã để lại sự bức xúc qua những nhân vật đau khổ khác nhau, thể hiện trọn vẹn  nỗi đau giữa sống và chết của từng vai trò: khủng khoảng, động kinh, động cỡn tồi tệ, hôn nhân bất hạnh, sai lầm, sống chết của vợ chồng, anh em trong gia đình…Một phân tích, lý giải về nhân tính con người hết sức thâm hậu qua hai bề mặt thuộc tâm sinh lý và lý lẽ phức tạp xã hội (complex fabric) mà con người phải trực diện giữa cuộc đời đang sống, ngay cả cái chết mà trong tất cả là hệ quả tất yếu gây ra từ chính trị để có chiến tranh, để có tranh chấp, để có tham vọng là nỗi chết không rời của đời người. Nói chung, không một lý thuyết nào giản đơn hóa vấn đề mà đó là điều kiện làm người và cũng không có một thắc mắc thiệt hơn giữa sống và chết. Bởi, tất cả đi vào cõi như không chẳng còn lại gì ./.

 

VÕ CÔNG LIÊM (ca.ab.yyc. Xuân Bắc Mỹ 20/3/2018)

 

* Nhận ra! Đời và sự thật.(‘Sống’)

ĐỌC THÊM: Những bài về Sartre, Camus, Freud, Dostoevsky, Gorky, Kafka …của Võ Công Liêm hiện có trên một số báo mạng và giấy trong và ngoài nước hoặc email theo địa chỉ đã ghi. 

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài