“Đoàn Giỏi là một ví dụ đẹp đẽ cho câu nói: Ai yêu tuổi thơ, người đó được cả một thế giới” – nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhận định như thế tại 
lễ kỷ niệm 90 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17-5-1925 -17-5-2015).

Nữ sinh Phan Lê Hà Linh (Trường Vinschool, Hà Nội) và bức tranh vẽ về đất rừng phương Nam khi đọc tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi – Ảnh: Đức Triết

Lễ kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và NXB Kim Ðồng tổ chức, diễn ra sáng 26-5 tại Hà Nội.

 

“Xưa rồi mày ơi!”

 

Ðấy là một kỷ niệm mà nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại khi ông hỏi nhà văn Ðoàn Giỏi có phải hồi nhỏ nhà văn có tên công tử Ðoàn không, nhà văn đã trả lời: “Xưa rồi mày ơi! Giờ nói chi chuyện đó”.

 

Nhắc lại, để rồi nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động khi nhớ lại một người con trai – Ðoàn Giỏi – có quyền thừa kế một gia sản lớn, nhưng cuối đời ông thật sự là người không có nhà cửa. Lúc ở Hà Nội, ông chỉ ở nhờ căn gác nhỏ của NXB Tác Phẩm Mới.

Khi vào TP.HCM cũng chỉ ở nhờ bạn bè. Với nhà văn Ðoàn Giỏi thì điều đó có sao đâu khi ông coi của cải lớn nhất của mình là tác phẩm, là sự cống hiến cho bạn đọc”.

 

 

 

 

 

 

Nữ sinh Phan Lê Hà Linh (Trường Vinschool, Hà Nội) và bức tranh vẽ về đất rừng phương Nam khi đọc tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi – Ảnh: Đức Triết

 

 

 

 

Lễ kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và NXB Kim Ðồng tổ chức, diễn ra sáng 26-5 tại Hà Nội.

 

“Xưa rồi mày ơi!”

 

Ðấy là một kỷ niệm mà nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại khi ông hỏi nhà văn Ðoàn Giỏi có phải hồi nhỏ nhà văn có tên công tử Ðoàn không, nhà văn đã trả lời: “Xưa rồi mày ơi! Giờ nói chi chuyện đó”.

 

Nhắc lại, để rồi nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động khi nhớ lại một người con trai – Ðoàn Giỏi – có quyền thừa kế một gia sản lớn, nhưng cuối đời ông thật sự là người không có nhà cửa. Lúc ở Hà Nội, ông chỉ ở nhờ căn gác nhỏ của NXB Tác Phẩm Mới.

 

Khi vào TP.HCM cũng chỉ ở nhờ bạn bè. Với nhà văn Ðoàn Giỏi thì điều đó có sao đâu khi ông coi của cải lớn nhất của mình là tác phẩm, là sự cống hiến cho bạn đọc”.

 

 

 

 

 

Chưa có tác phẩm nào viết về thiên nhiên cho thiếu nhi hay như thế!

 

Nhà thơ Cao Xuân Sơn – giám đốc chi nhánh NXB Kim Ðồng tại TP.HCM – chia sẻ:

 

“Trong thời gian tới, NXB Kim Ðồng sẽ tiếp tục xuất bản 11 tác phẩm của Ðoàn Giỏi. Có một điểm khác biệt là hình thức mỗi cuốn sách sẽ được NXB làm mới để có thể hấp dẫn được thế hệ độc giả hôm nay.

 

Tuy nhiên, trong bao tự hào khi tiếp tục được in các tác phẩm văn học nổi tiếng của các nhà văn ngày trước thì chúng tôi lại thấy buồn vì 40 năm qua, trên văn đàn Việt Nam chưa có tác phẩm văn học nào viết về thiên nhiên cho thiếu nhi hay như thế.

 

Vậy nên, chúng tôi mong chờ các tác giả hôm nay cùng niềm hi vọng sẽ có Ðất rừng phương Nam của ngày hôm nay.

 

 

 

 

 

Và rõ ràng, chính từ cái “xưa rồi mày ơi” đó, nhà văn Ðoàn Giỏi bước vào thế giới văn chương thiếu nhi khi năm 1957, ông được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt hàng ngay trước khi thành lập NXB Kim Ðồng.

 

Sản phẩm đầu tay cho thiếu nhi của Ðoàn Giỏi chính là Ðất rừng phương Nam – một tác phẩm ông loay hoay trong ba tháng không viết được chữ nào để cuối cùng phóng bút trong một tháng là xong.

 

Cuốn sách từ đó theo suốt tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi không chỉ ở Việt Nam mà còn quen thuộc với độc giả tại Liên Xô cũ, CH Dân chủ Ðức, Trung Quốc, Hungary, Cuba…

 

Cũng từ đây, Ðoàn Giỏi tiếp tục để lại dấu ấn với Ngọn tầm vông, Rừng đêm xào xạc, Cuộc truy tầm vũ khí, Cây đước Cà Mau, Cá bống mú, Tiếng gọi ngàn… – những tác phẩm “được viết trong nỗi nhớ da diết vời vợi của người Nam bộ xa quê… các trang văn thấm đượm hơi thở sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ…” – nhà văn Lê Phương Liên cảm nhận.

 

Những bức tranh từ trang văn

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bảo rằng ông hai lần là bạn đọc của Ðất rừng phương Nam. Lần đầu, lúc là cậu bé, Ðất rừng phương Nam đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ của ông một hạt tinh thần quan trọng và kỳ diệu, mở ra thế giới kỳ lạ, kỳ bí, bí ẩn của thiên nhiên luôn gắn với số phận con người…

Còn với lần đọc khi đã trưởng thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Cuốn sách đầu tiên tôi viết cho thiếu nhi là bị ảnh hưởng của Ðất rừng phương Nam cũng như Dế mèn phiêu lưu ký.

 

Vì thế, tôi mang ơn nhà văn Ðoàn Giỏi vì ông đã gieo vào tâm hồn tôi một hạt văn chương, một suy ngẫm về nghề: nếu không còn cảm xúc, đắm mê trước vũ trụ trong đó có đời sống con người thì khó có thể có được những trang văn làm rung cảm tâm hồn mọi thế hệ”.

 

Ðến với buổi lễ, cô học trò Phan Lê Hà Linh – lớp 10A1 Trường Vinschool, Hà Nội – mang theo những bức tranh em vẽ về phương Nam từ những trang văn của Ðất rừng phương Nam.

 

“Em chỉ biết đến tác phẩm văn học này khi được học đoạn trích Sông nước Cà Mau hồi lớp 6. Nhưng ngay sau đó em tìm mua sách và đọc ngấu nghiến chỉ một đêm là hết.

 

Từ đấy, dù chưa một lần được đến với đất phương Nam nhưng em luôn tưởng tượng vùng đất ấy xanh tươi, dịu dàng, ngọt ngào như những trang viết của nhà văn Ðoàn Giỏi vậy. Còn những bức tranh này em mới vẽ từ mấy hôm trước.

Cũng vì nghe cô giáo nói em sẽ cùng cô đến dự lễ kỷ niệm, em nghĩ là mình nên làm một việc nho nhỏ gì đó để cảm ơn nhà văn” – Phan Lê Hà Linh bày tỏ.

 

 

 

 

 

 

Nữ sinh Phan Lê Hà Linh (Trường Vinschool, Hà Nội) và bức tranh vẽ về đất rừng phương Nam khi đọc tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi – Ảnh: Đức Triết

 

 

 

 

Lễ kỷ niệm do Hội Nhà văn Việt Nam và NXB Kim Ðồng tổ chức, diễn ra sáng 26-5 tại Hà Nội.

 

“Xưa rồi mày ơi!”

 

Ðấy là một kỷ niệm mà nhà thơ Hữu Thỉnh nhắc lại khi ông hỏi nhà văn Ðoàn Giỏi có phải hồi nhỏ nhà văn có tên công tử Ðoàn không, nhà văn đã trả lời: “Xưa rồi mày ơi! Giờ nói chi chuyện đó”.

 

Nhắc lại, để rồi nhà thơ Hữu Thỉnh chia sẻ: “Tôi vô cùng xúc động khi nhớ lại một người con trai – Ðoàn Giỏi – có quyền thừa kế một gia sản lớn, nhưng cuối đời ông thật sự là người không có nhà cửa. Lúc ở Hà Nội, ông chỉ ở nhờ căn gác nhỏ của NXB Tác Phẩm Mới.

 

Khi vào TP.HCM cũng chỉ ở nhờ bạn bè. Với nhà văn Ðoàn Giỏi thì điều đó có sao đâu khi ông coi của cải lớn nhất của mình là tác phẩm, là sự cống hiến cho bạn đọc”.

 

 

 

 

 

Chưa có tác phẩm nào viết về thiên nhiên cho thiếu nhi hay như thế!

 

Nhà thơ Cao Xuân Sơn – giám đốc chi nhánh NXB Kim Ðồng tại TP.HCM – chia sẻ:

 

“Trong thời gian tới, NXB Kim Ðồng sẽ tiếp tục xuất bản 11 tác phẩm của Ðoàn Giỏi. Có một điểm khác biệt là hình thức mỗi cuốn sách sẽ được NXB làm mới để có thể hấp dẫn được thế hệ độc giả hôm nay.

 

Tuy nhiên, trong bao tự hào khi tiếp tục được in các tác phẩm văn học nổi tiếng của các nhà văn ngày trước thì chúng tôi lại thấy buồn vì 40 năm qua, trên văn đàn Việt Nam chưa có tác phẩm văn học nào viết về thiên nhiên cho thiếu nhi hay như thế.

 

Vậy nên, chúng tôi mong chờ các tác giả hôm nay cùng niềm hi vọng sẽ có Ðất rừng phương Nam của ngày hôm nay.

 

 

 

 

 

Và rõ ràng, chính từ cái “xưa rồi mày ơi” đó, nhà văn Ðoàn Giỏi bước vào thế giới văn chương thiếu nhi khi năm 1957, ông được nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đặt hàng ngay trước khi thành lập NXB Kim Ðồng.

 

Sản phẩm đầu tay cho thiếu nhi của Ðoàn Giỏi chính là Ðất rừng phương Nam – một tác phẩm ông loay hoay trong ba tháng không viết được chữ nào để cuối cùng phóng bút trong một tháng là xong.

 

Cuốn sách từ đó theo suốt tuổi thơ của biết bao thế hệ thiếu nhi không chỉ ở Việt Nam mà còn quen thuộc với độc giả tại Liên Xô cũ, CH Dân chủ Ðức, Trung Quốc, Hungary, Cuba…

 

Cũng từ đây, Ðoàn Giỏi tiếp tục để lại dấu ấn với Ngọn tầm vông, Rừng đêm xào xạc, Cuộc truy tầm vũ khí, Cây đước Cà Mau, Cá bống mú, Tiếng gọi ngàn… – những tác phẩm “được viết trong nỗi nhớ da diết vời vợi của người Nam bộ xa quê… các trang văn thấm đượm hơi thở sông nước, rừng cây, những câu chuyện cả thực cả kỳ bí của thiên nhiên Nam bộ hoang sơ…” – nhà văn Lê Phương Liên cảm nhận.

 

Những bức tranh từ trang văn

 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều bảo rằng ông hai lần là bạn đọc của Ðất rừng phương Nam. Lần đầu, lúc là cậu bé, Ðất rừng phương Nam đã gieo vào tâm hồn trẻ thơ của ông một hạt tinh thần quan trọng và kỳ diệu, mở ra thế giới kỳ lạ, kỳ bí, bí ẩn của thiên nhiên luôn gắn với số phận con người…

 

Còn với lần đọc khi đã trưởng thành, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: “Cuốn sách đầu tiên tôi viết cho thiếu nhi là bị ảnh hưởng của Ðất rừng phương Nam cũng như Dế mèn phiêu lưu ký.

 

Vì thế, tôi mang ơn nhà văn Ðoàn Giỏi vì ông đã gieo vào tâm hồn tôi một hạt văn chương, một suy ngẫm về nghề: nếu không còn cảm xúc, đắm mê trước vũ trụ trong đó có đời sống con người thì khó có thể có được những trang văn làm rung cảm tâm hồn mọi thế hệ”.

 

Ðến với buổi lễ, cô học trò Phan Lê Hà Linh – lớp 10A1 Trường Vinschool, Hà Nội – mang theo những bức tranh em vẽ về phương Nam từ những trang văn của Ðất rừng phương Nam.

 

“Em chỉ biết đến tác phẩm văn học này khi được học đoạn trích Sông nước Cà Mau hồi lớp 6. Nhưng ngay sau đó em tìm mua sách và đọc ngấu nghiến chỉ một đêm là hết.

 

Từ đấy, dù chưa một lần được đến với đất phương Nam nhưng em luôn tưởng tượng vùng đất ấy xanh tươi, dịu dàng, ngọt ngào như những trang viết của nhà văn Ðoàn Giỏi vậy. Còn những bức tranh này em mới vẽ từ mấy hôm trước.

 

Cũng vì nghe cô giáo nói em sẽ cùng cô đến dự lễ kỷ niệm, em nghĩ là mình nên làm một việc nho nhỏ gì đó để cảm ơn nhà văn” – Phan Lê Hà Linh bày tỏ.

 

Theo Đức Triết (Tuổi trẻ online)

Con ơi, nhớ cho thạch sùng ăn cơm

Nhiều lần lặng đi vì xúc động khi đến dự lễ kỷ niệm, bà Thái Hà – con gái nhà văn Ðoàn Giỏi – kể:

“Ngày nhỏ, ba dạy tôi cách trồng mướp đắng vào bồn đất nhỏ, rồi thì chỉ cho tôi xem con tò vò làm tổ thế nào.

Thường thì đến tháng ba, tôi hay hỏi ba là hết rét chưa để cất quần áo mùa đông? Ông bảo tôi nhìn ra đầu phố, nơi có cây hoa gạo. Nếu hoa gạo còn thì trời vẫn rét… Ông cũng vô cùng yêu quý động vật.

Cả tuần, truyền hình chỉ có một chương trình về thế giới động vật vào thứ tư. Giờ ấy, ba tôi bỏ hết mọi việc và chỉ ngồi xem mấy chú nhện, rắn, khỉ…

Trong nhà, ông nuôi con mèo và thân thiết với nó đến nỗi chỉ cần thấy ông về đầu phố là nó đã chạy ra và nhảy lên vai ông.

Hồi ông bị bệnh nặng phải nằm viện, dù tay truyền dịch, mũi đặt máy thở nhưng ông vẫn viết vào giấy: “Con ơi, về nhớ cho thạch sùng ăn cơm!”.

Lúc đầu tôi lạ lắm nhưng cũng về nhà và chạy ra cửa sổ tặc tặc lưỡi. Ðúng là có mấy con thạch sùng bò ra và ăn những hạt cơm tôi vãi…”.