Nhà thơ Trung Quốc Cố Thành (1956-1993)
Cố Thành (1956-1993) là một trong những nhà thơ lớn nhất của Trung Quốc cuối thế kỷ XX. Giai đoạn Trung Quốc cải cách đất nước cuối thập niên 1970 cũng là lúc Cố Thành bắt đầu sáng tác thơ. Cùng với các nhà thơ trẻ khác, Cố Thành đã thực hiện cuộc cách tân thơ ca toàn diện; và cũng từ đó, ông bị xếp vào nhóm “mông lung thi”. Năm 1987, ông rời Trung Quốc sang sống ở châu Âu; nhờ tiếp xúc với một nền văn hoá mới mà thơ ông đã có chuyển biến rõ rệt khi đi sâu vào những biến tấu của ngôn ngữ.
Chúng tôi trích dịch đoạn điểm bình cô động trên, để đồng nghiệp cùng bạn đọc tham khảo và thưởng thức.
一代人
黑 夜给了我黑色的眼睛
我 却用它来寻找光明
Phiên âm Hán-Việt:
Nhất đại nhân
Hắc dạ cấp liễu ngã hắc sắc đích nhãn tinh
Ngã kiếp dụng tha lai tầm trảo quang minh
Tạm dịch:
Một thế hệ người
Đêm đen cho tôi đôi mắt màu đen
Thế mà, tôi đã dùng nó tìm ra ánh sáng
Bài thơ nhỏ chỉ có hai dòng này, sau khi công bố trên tạp chí thơ “Hai Sao” (Tinh Tinh) số 3 năm 1980 đã làm chấn động cả thi đàn Trung Quốc, bất kể những người có thái độ khẳng định hay những người mang thái độ phủ định thơ “mông lung”, đều nhất trí khâm phục và hết lời ca tụng bài thơ này.
Tác giả dùng hình tượng, ẩn dụ, trong bối cảnh đêm đen hắc ám nặng nề, đã hiển hiện lên một “đôi mắt màu đen” không tầm thường (tượng trưng cho sự giác ngộ tỉnh táo của một thế hệ người), trước mắt, tựa hồ có thể nhìn thấy một chùm tia sáng phát ra từ trong khe hở của đám mây đen. Chúng ta có thể lĩnh hội được rằng, trong những năm tháng khiến mọi người bức bối ngạt thở ấy, đã nhìn thấy một thế hệ trẻ quằn quại trưởng thành lớn lên từ trong hiện thực hoang đường ấy, đã nhìn thấy tinh thần ngoan cường lần tìm ra lối đi từ trong tiềm năng được chôn sâu tận đáy lòng ấy!
远和近
你
会看我
会看云
我觉得
你看我时很远
你看云时很近
Phiên âm Hán Việt:
Viễn hoà cận
Nhĩ
Hội khán ngã
Hội khán vân
Ngã giác đắc
Nhĩ khán ngã thời ngận viễn
Nhĩ khán vân thời ngận cận
Tạm dịch:
Xa và gần
Em
Sẽ nhìn anh
Sẽ ngắm mây
Anh cảm thấy
Lúc nhìn anh, em thấy rất xa
Khi ngắm mây, em thấy rất gần.
Đây là một dạng ảo giác. Với ảo giác sinh ra trong tích tắc, nhà thơ đã ngộ ra một ý tứ sâu sắc: Con người và tự nhiên (mây tượng trưng cho tự nhiên) hài hoà, con người và con người cách bức. Tác giả hy vọng một mối quan hệ giữa người với người hiểu biết lẫn nhau, tín nhiệm lẫn nhau, chung sống hoà hợp với nhau.
Vũ Phong Tạo dịch và giới thiệu
(Theo Báo điện tử “Tư liệu giảng dậy ngữ văn Trung học”, TQ, 16-5-2006)