Nhà văn William Faulkner

Diễn từ Nobel Văn học năm 1949: Con người không chỉ cần sống

William Faulkner (1897 – 1962) là một tác gia nổi tiếng của nước Mỹ, nhân vật tiêu biểu cho “Văn học miền Nam” của nước Mỹ. Ông đã từng tham gia Thế chiến lần thứ nhất, học đại học được một năm đồng thời làm nhiều công việc lặt vặt khác. Ông có khá nhiều tác phẩm tiêu biểu. Năm 1949, Faulkner đã đoạt được Giải thưởng Nobel Văn học nhờ những đóng góp lớn đối với sự lôi cuốn mạnh mẽ của loại hình tiểu thuyết tại Mỹ. Đây là bài diễn thuyết của ông vào ngày 10 tháng 12 năm 1949 khi ông nhận Giải thưởng Nobel tại Thụy Điển.

Tôi nghĩ rằng giải thưởng này không phải trao cho cá nhân tôi mà là trao cho tác phẩm của tôi – một sự kết tinh tâm huyết để sáng tạo của tôi, không phải vì danh lợi. Chính vì thế tôi chỉ là người được đại diện đến đây để nhận giải thưởng, đồng thời tôi muốn dành món tiền thưởng này vào việc mà lúc đầu tiên chủ nhân của giải thưởng này muốn dùng. Thực ra làm việc đó không khó, đồng thời tôi cũng muốn làm như vậy. Tôi muốn tận dụng cơ hội này để nói với những quý ông quý bà cũng đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp sáng tác – trong số họ sẽ có những người được đứng đây nhận giải thưởng như tôi. Bi kịch của đời tôi trước kia là: mọi người đều sợ sự đau khổ về thể xác nhưng thời gian lâu dần thì sự sợ hãi đó cũng trở nên quen hơn, mà mọi người lại tập trung vào sự đau khổ về tinh thần, họ luôn nói rằng: Liệu đến bao giờ mình sẽ bị nổ tung đây? Vì điều đó mà trong các tác phẩm hiện nay hầu hết mọi người đã quên một điều rằng chỉ có những tác phẩm miêu tả được sự xung đột nội tâm của nhân loại mới có thể trở thành những tác phẩm bất hủ, chỉ có chủ đề đó mới đáng để cho chúng ta tốn nhiều tâm huyết để viết.

Chính vì thế cho nên mỗi tác giả đều cần hiểu rằng, điều đáng sợ nhất trên thế giới này đó chính là sự sợ hãi; hãy quên đi cảm giác sợ hãi, hãy dành hết tình cảm của mình cho chân lý tình cảm của nhân loại chẳng hạn như tình yêu, danh dự, sự đồng tình, lòng tự trọng và tinh thần hy sinh. Nếu như trong các tác phẩm lại thiếu đi chân lý mang tính thế giới đó chắc chắn nó sẽ không thể lưu truyền được lâu, thậm chí sẽ còn bị người khác chửi mắng. Bởi vì cái mà tác giả viết không phải là tình yêu mà là sự ham muốn. Cái được gọi là thất bại không phải là chỉ một người nào đó mất đi một thứ gì đó có giá trị, thắng lợi lại không mang lại được chút hy vọng nào. Điều nguy hiểm hơn đó là không có tình thương, khóc cho những việc không đáng khóc, sự đau thương đó chỉ là một thứ tình cảm ngắn ngủi, giả vờ, chính vì thế cảm xúc đó không gợi nên được cho người đọc điều gì.

Nếu như họ hiểu được chân lý đó họ mới có thể sáng tác với một tinh thần nghiêm túc được. Tôi không cho rằng nhân loại sẽ diệt vong, bởi vì bạn chỉ cần nghĩ tới một chuyện rằng loài người từ đời này sang đời khác cứ liên tục sinh sôi nảy nở, chỉ điều đó thôi cũng đủ để cho chúng ta nói rằng nhân loại là bất hủ. Nhưng tôi cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ. Con người đâu chỉ cần có sống mà điều cần hơn đó !à phải xuất chúng, sự bất hủ của nhân loại không chỉ là họ có tiếng nói trong vạn vật mà điều quan trọng hơn là họ có tâm linh, có sự đồng cảm, hy sinh và tinh thần nhẫn nại. Trong khi đó trách nhiệm một nhà thơ một nhà văn là miêu tả điều đó, họ có quyền được giúp nhân loại làm thăng hoa thế giới tinh thần của mình, nhắc nhở nhân loại về những niềm vinh quang trong quá khứ. Chẳng hạn như sự dũng cảm, lòng danh dự, niềm hy vọng, tác phẩm của thi nhân không phải là một bản ghi chép về nhân loại mà nó là một chỗ dựa để nhân loại sinh tồn và vượt qua tất cả.

Bản tiếng Anh

(William Faulkner’s speech at the Nobel Banquet at the City Hall in Stockholm, December 10, 1950)

I feel that this award was not made to me as a man, but to my work – a life’s work in the agony and sweat of the human spirit, not for glory and least of all for profit, but to create out of the materials of the human spirit something which did not exist before. So this award is only mine in trust. It will not be difficult to find a dedication for the money part of it commensurate with the purpose and significance of its origin. But I would like to do the same with the acclaim too, by using this moment as a pinnacle from which I might be listened to by the young men and women already dedicated to the same anguish and travail, among whom is already that one who will some day stand here where I am standing.

Our tragedy today is a general and universal physical fear so long sustained by now that we can even bear it. There are no longer problems of the spirit. There is only the question: When will I be blown up? Because of this, the young man or woman writing today has forgotten the problems of the human heart in conflict with itself which alone can make good writing because only that is worth writing about, worth the agony and the sweat.

He must learn them again. He must teach himself that the basest of all things is to be afraid; and, teaching himself that, forget it forever, leaving no room in his workshop for anything but the old verities and truths of the heart, the old universal truths lacking which any story is ephemeral and doomed – love and honor and pity and pride and compassion and sacrifice. Until he does so, he labors under a curse. He writes not of love but of lust, of defeats in which nobody loses anything of value, of victories without hope and, worst of all, without pity or compassion. His griefs grieve on no universal bones, leaving no scars. He writes not of the heart but of the glands.

Until he relearns these things, he will write as though he stood among and watched the end of man. I decline to accept the end of man. It is easy enough to say that man is immortal simply because he will endure: that when the last dingdong of doom has clanged and faded from the last worthless rock hanging tideless in the last red and dying evening, that even then there will still be one more sound: that of his puny inexhaustible voice, still talking. I refuse to accept this. I believe that man will not merely endure: he will prevail. He is immortal, not because he alone among creatures has an inexhaustible voice, but because he has a soul, a spirit capable of compassion and sacrifice and endurance. The poet’s, the writer’s, duty is to write about these things. It is his privilege to help man endure by lifting his heart, by reminding him of the courage and honor and hope and pride and compassion and pity and sacrifice which have been the glory of his past. The poet’s voice need not merely be the record of man, it can be one of the props, the pillars to help him endure and prevail.

(Những bài diễn thuyết nổi tiếng nhất thế giới – NXB Lao động – Xã hội)

Nguồn: Nhavantphcm.com.vn