Hoàng Đặng (theo Independent)
Stephen King sinh ngày 21 tháng 9 năm 1947 ở thành phố Portland, thuộc bang Maine của Hoa Kỳ. King tốt nghiệp Trường đại học Maine và sau đó làm giáo viên rồi trở thành nhà văn. Carrie – cuốn tiểu thuyết đầu tiên của King được phát hành vào ngày 5 tháng 4 năm 1974, với số lượng bản in đầu tiên là 30.000 bản. Câu chuyện xoay quanh cô bé tuổi teen là Carrie thường xuyên bị ngược đãi bởi người mẹ sùng đạo và bị bạn bè cùng trường bắt nạt. Cho đến ngày cô phát hiện mình sở hữu năng lực đặc biệt là điều khiển đồ vật từ xa, chỉ bằng ý nghĩ. Đến lễ tốt nghiệp, khi trở thành nạn nhân của một trò đùa thì Carrie đã phẫn nộ, nhấn chìm toàn bộ ngôi trường trong biển máu. Cuốn sách được đạo diễn Brian De Palma mua bản quyền chuyển thể thành bộ phim hiếm hoi thuộc thể loại kinh dị. Carrie đi vào lịch sử điện ảnh và liên tục nằm trong danh sách những bộ phim kinh dị xuất sắc nhất mọi thời đại. Đây cũng là một trong những cuốn sách nổi tiếng của Stephen King buộc giới phê bình phải chấp nhận thể loại kinh dị, giả tưởng là một thành phần của văn học thế kỷ XX.
Nhà của Stephen King ở Bangor, Maine, Hoa Kỳ.
Tính đến nay, Stephen King là tác giả có hàng trăm đầu sách đã xuất bản gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, hợp tuyển thơ và văn xuôi, tiểu luận… Tờ Independent giới thiệu một số ý kiến “Để trở thành nhà văn” qua kinh nghiệm của Stephen King:
Nhà văn Stephen King.
Dừng xem truyền hình. Thay vào đó, đọc càng nhiều càng tốt. Nếu bạn mới bắt đầu công việc của một nhà văn, truyền hình là điều đầu tiên nên gác đi. Nó độc hại đối với sự sáng tạo. Nhà văn cần nhìn vào chính mình và hướng về cuộc sống của trí tưởng tượng. Để làm như vậy, nên đọc càng nhiều càng tốt. King thường ôm lấy một cuốn sách ở khắp mọi nơi, và thậm chí đọc trong suốt bữa ăn. Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn, bạn phải làm hai việc trên hết: đọc rất nhiều và viết rất nhiều. Đọc nhiều loại và liên tục làm việc để tinh lọc và xác định lại công việc của chính mình.
Đừng lãng phí thời gian cố gắng làm hài lòng mọi người. Theo King, sự khiếm nhã, ít nhất, cũng là điều quan tâm của bạn. Nếu bạn có ý định viết những điều bạn muốn thì “tạm quên” phép lịch sự, King đã từng xấu hổ về những gì ông viết, đặc biệt là sau khi nhận được những lá thư giận dữ cáo buộc ông oán hận, áp bức, và thậm chí cả bệnh tâm thần. Vào tuổi 40, anh nhận ra rằng mọi nhà văn xuất sắc đều bị cáo buộc là “lãng phí tài năng”. Anh ấy viết: “Nếu bạn không chấp nhận, tôi chỉ có thể nhún vai. Đó là những gì tôi có”. Bạn không thể làm vui lòng tất cả các độc giả của bạn mọi lúc, vì vậy King khuyên bạn đừng lo lắng.
Carrie-tiểu thuyết của Stephen King.
Viết chủ yếu cho chính mình. Bạn nên viết vì nó mang lại cho bạn hạnh phúc và sự hoàn thành. Như King nói, “Tôi đã viết cho niềm vui thuần túy. Và nếu bạn có thể viết vì niềm vui, bạn có thể làm công việc đó mãi mãi. Kurt Vonnegut, nhà văn Mỹ đã cung cấp một cái nhìn sâu sắc tương tự: “Tìm một chủ đề mà bạn quan tâm và trong lòng bạn cảm thấy những người khác cũng quan tâm”. Viết, chính sự quan tâm này, chứ không phải trò chơi của bạn với ngôn ngữ, như thế, sẽ trở nên yếu tố hấp dẫn và quyến rũ nhất trong phong cách của bạn”.
Giải quyết những điều khó viết nhất. Những điều quan trọng nhất là những điều khó nói nhất. Đó là những điều mà bạn cảm thấy xấu hổ vì từ ngữ làm giảm đi cảm xúc của bạn. Hầu hết các tác phẩm lớn đều được viết sau hàng giờ suy nghĩ. Trong tư tưởng của King, “Viết là cách suy nghĩ tinh tế”. Khi giải quyết những vấn đề khó khăn, hãy chắc chắn rằng bạn đang đào thật sâu. King nói, “Những câu chuyện được tìm thấy, giống như các vật hóa thạch trong lòng đất… Những câu chuyện là những di vật, một phần của một thế giới chưa từng được khám phá. Các nhà văn nên giống như các nhà khảo cổ, khai quật càng nhiều câu chuyện càng tốt”.
Không quá chú trọng đến ngữ pháp. Theo King, trang viết chủ yếu là quyến rũ, không nhất thiết chính xác. King viết: “Ngôn ngữ không phải lúc nào cũng phải trịnh trọng “Thắt cà-vạt và đi giày cao cổ”. “Đối tượng của tiểu thuyết không phải là sự chính xác về mặt ngữ pháp mà là để giúp độc giả đón nhận và sau đó kể một câu chuyện”. Nhưng nên cố gắng làm cho người đọc quên rằng họ đang đọc một câu chuyện.
Nỗi bất hạnh – tiểu thuyết của Stephen King.
Đừng cố đánh cắp tiếng nói của người khác. King nói: “Vì lý do này hay lý do kia, khi bạn cố bắt chước phong cách của một nhà văn khác, bạn sẽ không sản xuất gì ngoài “bắt chước nhạt nhẽo”. Bởi vì bạn không bao giờ có thể nhân rộng chủ đề theo cách mà một người nào đó, đã cảm nhận và trải nghiệm sự thật”.
Viết mỗi ngày. Một khi tôi bắt đầu làm việc nội dung cho một cuốn sách, tôi không dừng lại, và tôi không làm chần chừ, chậm rãi. Nếu tôi không viết mỗi ngày, các nhân vật trong tâm trí tôi bắt đầu lùi bước… Tôi mất đi sự chủ động của tôi về cốt truyện và tốc độ của câu chuyện. Nếu bạn không viết một cách nhất quán, hứng thú thì ý tưởng của bạn có thể biến mất.
Có can đảm để cắt. Khi chỉnh sửa, các nhà văn thường gặp khó khăn trong việc bỏ qua những từ mà họ dành rất nhiều thời gian để viết. Nhưng, hãy loại bỏ dù bạn rất yêu chúng, ngay cả khi việc này phá vỡ trái tim của người viết.
Viết nghiêm túc. Bạn có thể tiếp cận công việc viết văn với sự lo lắng, háo hức, hy vọng hay thất vọng. Hãy đến với nó bằng bất cứ cách nào nhưng nhẹ nhàng. Còn nếu bạn không muốn viết nghiêm túc về bài viết của mình, đề nghị bạn đóng sách lại và làm một việc khác. Như nhà văn nữ, người Mỹ Susan Sontag nói: “Câu chuyện phải gây chấn động trong tôi. Trái tim tôi bắt đầu đập khi nghe thấy dòng đầu tiên trong đầu. Tôi bắt đầu run lên từ lúc đó”.
Khi viết, ngắt kết nối với phần còn lại của thế giới. Viết nên là một hoạt động thân mật. Đặt bàn làm việc ở góc phòng, và loại bỏ tất cả các phiền nhiễu có thể, từ điện thoại đến những cánh cửa sổ mở.
Stephen King khuyên: “Hãy viết bằng cánh cửa đóng; viết lại với cánh cửa mở”.
Đà Nẵng Online
Phạm Thúy Quỳnh đưa bài