Lịch sử Việt Nam là những bản hùng ca. Đất nước Việt Nam là đất nước từng bước qua máu lửa chiến tranh. Chúng ta, những thế hệ về sau mãi mãi cũng không thể thấu hiểu được những gì cha ông ta đã trải qua. Điều may mắn là chúng ta có những thế hệ cha ông; những người đã dũng cảm bước qua thời gian khó khăn ấy để hôm nay có những chứng nhân viết lại điều đó cho hậu sinh.
Đó là những năm của nạn đói, những năm kháng chiến chống Nhật Pháp đầy khó khăn gian khổ, trải dài cho đến thời nay xây dựng cuộc sống mới, dưới ngòi bút của tác giả Đặng Huỳnh Thái trong tiểu thuyết ĐẤT VÀ MÁU ngổn ngang thế sự.
Đất và Máu, cuốn tiểu thuyết viết về Việt Nam trong dòng lịch sử khai hoang, lập điền, dựng nước và giữ nước của thế hệ cha ông. Một cuốn tiểu thuyết có dòng cốt truyện như một bài văn chính luận với những lập luận logic từ tác giả Đặng Huỳnh Thái
Bùng và Còi thay nhau kể cái lúc hai anh em trốn đi khỏi Đồn điền. Sáng sớm hôm ấy, một cái xe bình bịch của bọn Nhật lùn, phụt khói ra đằng sau leo lên dốc, đến cổng đồn lính Tây, một thằng Nhật giơ súng lên trời bắn một phát oàng oàng, rồi nói líu lô như thằng ngọng. Tất cả lính Tây trong đồn vội vàng chạy ra xếp hàng ngang. Một thằng Nhật khác rút kiếm cắm phập xuống đất, tay cầm cái gì như cục sắt đen xì, có giây nối với thanh kiếm, nó gào to vào “cục sắt” rồi líu la, líu lô với nhau. Chủ Đồn điền bây giờ mới khệ lệ bước ra, cúi đầu lạy các quan Nhật. Một tay thông ngôn người Việt nói lại với quan Nhật: “Ông chủ đồn điền chào các quan”. Người Nhật tay cầm “cục sắt”, líu lô dài dằng dặc. Tay thông ngôn này lại nói ra tiếng Việt ngắn gọn hơn: “Chúng tôi là quân đội Nhật Bản, đến đây tước vũ khí của quân đội Pháp đóng trên đất An Nam”. Một tay thông ngôn khác người Pháp nói và nghe được tiếng Việt, dịch lại cho chủ đồn điền nghe. Chủ đồn điền nói, tay thông ngôn này dịch ra tiếng Việt. Tay thông ngôn người Việt nghe xong dịch sang tiếng Nhật cho quan Nhật: “Nước Pháp đã cai trị An Nam, tám mươi năm rồi, sự cai trị này là vĩnh viễn. Không ai có quyền hất cẳng”. Quan Nhật lại líu lô một tràng nữa, tay thông ngôn dịch ra tiếng Việt: “Trong thế chiến thứ hai, quân đội Pháp thua trận, quân đội Nhật được quyền vào Đông Dương để giải giáp, các người hãy bỏ súng xuống. Từ giờ Đồn điền này thuộc về người Nhật, tất cả làm tù binh, phá chè, trồng thầu dầu cho kỹ thuật quân sự Nhật”. Sau khi nghe thông ngôn người Pháp dịch lại câu này, chủ Đồn điền ra lệnh bằng tiếng Pháp, toàn bộ binh sỹ lên cò súng rồm rộp. Nhưng nhanh hơn, quan Nhật đâm một nhát kiếm xuyên thủng bụng chủ Đồn điền, tất cả binh sỹ Pháp vứt súng, chạy toán loạn. Lá cờ trắng ở giữa có vòng tròn đỏ kéo lên trên nóc đồn binh.
Đây là kênh youtube chính thức của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, xin mời đăng ký kênh tại đây: Cầm Kỳ Official https://www.youtube.com/c/CầmKỳOffici… để ủng hộ trang và nhận được thông báo mỗi khi có video mới. Trên một số nền tảng số khác như: Facebook: https://www.facebook.com/CamKyOfficial Website: https://tonvinhvanhoadoc.net #Võ Thị Xuân Hà #Cầm Kỳ #Nàng Thê Email: [email protected] Zalo & hotline: 0393 996 018