DADA (ĐA ĐA)

tặng tôi

Dada là gì? Mà lâu nay chúng ta thường hay nói đến Đa-đa, Dã-thú (Fauves) qua văn chương, hội họa. -Nó chả có nghĩa gì cả, mới đầu nghe tưởng như thứ tiếng ú ớ của trẻ thơ.Chẳng là gì.Và; cũng từ đó được coi như phong trào thời thượng, nghe lạ tai có vẻ đổi mới tư duy để rồi trở thành trường phái hay có khi còn gọi là lý thuyết đađa ’dadaism’.

Xuất hiện vào năm 1916/1922 ở Âu châu và khắp nơi được đón nhận và sùng bái xuyên sâu vào nghệ thuật hội họa, điêu khắc và văn chương; định rõ một vai trò đặc biệt bởi có tính cách quái dị, trừu tượng, một sáng chế không hợp thức. Chắc chắn điều đó không thể chấp nạp đối với tất cả bộ môn qua những lần thảo luận và gần như đó là lời châm biến của hư-vô thuyết. Tranh luận, bàn cải. miả mai cuối cùng phát sinh ra chủ thuyết Đađa.

Thật ra từ ngữ Đađa là một khám phá bất ngờ bởi Hugo Ball. Ở Pháp ví Đađa là con ngựa gỗ (wooden-horse) có nghĩa là dành cho trẻ con đu đưa như một thứ đồ chơi. Ball và thành viên của ông là Emmy Hennings; sau một thời gian ngắn 1915 đã tìm đến Huelsenbeck, Marcel Janco, Hans Arp kế đó có Salvador Dali, René Magritte, Max Ernst. Tristan Tzara, Mỹ có Man Ray, Ý có Alberto Giacometti thành nhóm Đađa. 1920 Đađa khống chế mọi trường phái và thay đổi đường lối chủ nghĩa siêu thực (Surrealism). Mặc dầu Paris là đất và gốc của siêu thực hiện-sinh; một phong trào lôi cuốn hầu hết văn nhân khắp nơi tụ về đất thiêng; những văn nghệ sĩ thành danh trước và sau xuất phát từ đó, họ nhìn văn hóa Pháp như trào lưu hiện đại, một trung tâm chất chứa những bộ môn văn học nghệ thuật, coi đây là viện hàn lâm văn học, nghệ thuật thế gìới.

Giới văn nghệ ta; xưa nghe qua Đađa, Dã thú cho là lối chơi chữ kỳ bí, ấn tượng học phái, thường xuyên trao đổi nhau bằng ngôn từ như trình diễn một ngữ ngôn siêu lý của văn chương thời đó, bản thân tôi thuở ấy ”cũng nghe qua rồi bỏ’ bởi mờ ảo với chữ nghĩa; thì cứ cho là một thứ ca dao bình dân: ”con chim đa đa… đậu cành đa đa…” thế nhưng dự phóng đó chính là ngôn ngữ khám phá của văn chương bình dân, đã có một cái nhìn định nghĩa không vu vơ, trừu tượng, một dẫn chứng đích thực rõ ràng không ví von mà nói lên hình ảnh hiện thực, không phải cái nhìn trực giác của người phương Tây mà ở đây cái nhìn tri giác của người phương Đông. Từ đó Đađa không còn xa lạ với chúng ta mỗi khi nói đến. Cho nên Đađa của hai phương tưởng như không bao giờ gặp nhau nhưng nó đã gặp nhau một cách hài hòa. Hiện thực và trừu tượng biến hóa tài tình trong hiện thể sự vật (họa phái, điêu khắc…) và siêu hình trong ngữ ngôn (văn chương, ca dao, thi ca…).

Nếu Đađa được nhìn như một thứ văn chương thượng lưu đỏm dáng, thì quả là đúng cho một cảm thức chung, cái đó là mầm phát sinh ra tranh chấp văn hóa (giữa thực và ảo). Nhưng chỉ có duy nhất một thứ nghệ-thuật mà chính cái thứ đó nói lên một cảm thức nhạo báng như sửa sai và tất cả quy cách đó là câu trả lời chính đáng nhất –If bourgeois culture, so full of common sense, had spawned the war, only an art that mocked sense and all propriety could provide answer. Về sau họa danh Hans Arp giải thích Đađa như sau: ”Chúng ta đang tìm kiếm một nghệ thuật dựa trên một cơ bản thiết lập, một phương thức của thời đại bức xúc, một thứ tàn tích cổ lỗ sĩ. Chúng ta mong sao đổi mới tư duy; đó là mệnh lệnh có thể phục chế được sự quân bình giữa thiên đường và điạ ngục”. -We were seeking an art based on fundamentals, to cure the madness of the age. We aspired to new order that might restore the balance between heaven and hell-

Ngoài những gì đã nói đến Đađa, vào ngày 1 tháng 2 năm 1916 một nhóm người phát động và biểu dương như Ball, Huelsenbeck, Janco, Taeuber, Wigman, Arp và Richter đưa lên sân khấu một vở kịch ngắn vô nghĩa (meaningless), diễn ngâm những bài thơ

mang chất từ ngữ như có âm thanh thơ và gợi ra để bổ sung cho tên gọi (onomatopoeic) của những nhà thơ, vũ điệu lạ mắt và lối trình diễn âm nhạc nghe mâu thuẩn như kiểu hát bè. Hiệu quả đó phản ảnh ở quần chúng qua một lối khiêu khích tự nhiên: từ chối những mỹ ngữ giả dối và bất luận những kỹ thuật đã trình bày, mà ở đây; được coi như một khả năng độc đáo và độc quyền của sự bày tỏ, dàn trải của người nghệ sĩ (văn,thơ,họa,nhạc…)

Thế giới của nghệ thuật Đađa đòi hỏi cái bình quyền, phá vỡ gông cùm, bôi bác và đấu tranh một sự lý thật xứng đáng và yêu mến đúng danh xưng, mãi mãi dài lâu và tạo một vóc dáng có tầm cở của trí tuệ hiểu biết. 1918 Tristan Tzara tóm tắt với một tinh thần trong bản tuyên ngôn của Đađa, ông nói: ”khai mở cho một bản tuyên ngôn thì bạn phải cần có: A,B và C và chống lại như xua đuổi 1,2 &3 và làm nên tự chính bạn và đôi cánh bạn nhấc lên cao để chinh phục… tôi viết, tôi nói, tôi chống những giáo điều. tôi viết là phơi bày, tỏ một hành động… và tôi không còn giải thích cho chính tôi bởi vì tôi ghét những cảm nhận chung chung – I am neither for nor against them, and I won’t explain myself because I hate common sense. Đađa không có nghĩa gì cả. – DaDa does not mean anything”. Đađa hoàn toàn vô nghĩa, có nghĩa rằng không có một khiá cạnh nào để giải thích nó là vô nghĩa (meaningless) nghĩa là khác với cái vô nghĩa (nonsense). Đađa không có nghĩa là lẽ tự nhiên như thế và chống luôn cả nghệ thuật. Đađa trực nhận tự nhiên . Đađa là vô cực nghĩa (infinite meaning) và xác định vô hạn nghĩa (definite mean).

Thời gian không lâu nhóm chủ xướng Đađa sáng lập ra tạp chí cùng tên(Dada Magazine),

kết nạp những thành viên cùng quan điểm, cùng đường lối như đề cương đã đưa ra trong bản tuyên ngôn; tuy báo mới ra đời nhưng đã thu hút một số đông độc giả; đủ để thấy rằng con đường của Đađa là trào lưu thời đại, thích nghi hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh tâm lý quần chúng. Đađa phản đối mọi thể loại có tính phản đề để dựng nên cho mình một nghệ thuật khác biệt hơn, một cách riêng của cuộc đời; tư duy và cách cư xử của những gì mà người nghệ sĩ sáng tạo, một mẫu thức nhạy bén và thức thời. Đađa sinh ra như một hoạt động của khước từ, tận lực bởi chính nó như tạo ra một phương pháp cực tính trong cách nhìn, tương phản với giá trị tập quán của văn hóa: bất cập là chống lại cần thiết, tương nghịch là chống lại lề thói, cười đời là chống lại phép tắc. ”Là nâng lên cái điạ ngục trần gian” (”raising of public hell” (Richter nói thế) và một kiểu cách chống hẳn hoi, chống như một cố gắng thuyết phục, một cử chỉ lãnh đạm, thờ ơ như một phản đối để có một hứa hẹn cho trí tuệ phát tiết trong những gì của Đađa đã thể hiện.

Thời điểm đó phòng tranh nghệ thuật Đađa (Galerie Dada) được khai trương ở Zurich (Đức) 1917, trình bày một số tác phẩm chuyên về những chủ đề tiên phong (avant-garde) quốc tế trong đó có Kandinsky, Klee đến de Chirico… và một số thành lập viên Đađa đã chọn ra bằng tất cả biểu hiện như đầu tiên khám phá từ ngẫu nhiên tình cờ bằng mọi vật thể. Bên cạnh những buổi triển lãm phái đađa (Dadaist) ở Zurich 1918 hầu hết đem lại những điều thích thú và thành công. Những thứ trưng bày do từ chọn lựa mong muốn, do từ suy tưởng; khác những gì ở trường lớp và phát tiết tùy hứng từ người nghệ sĩ ngay cả người tổ chức văn hóa Francis Picabia cũng đã nhập cuộc.

Về hội họa, điêu khắc có những họa nhân nghiêng về Đađa qua những triển lãm đã để lại âm hưởng khá rõ nét như Matisse,Toulouse-Lautrec,Rodin,Rousseau và Cézanne… Cánh Mỹ thì có Charles Demuth, Arthur Dove, Joseph Stella và John Marin. Họ là những người chín mùi và đầy kinh nghiệm về hội họa, đồng thời đã cho ấn hành nhiều tạp chí cùng một tính chất Đađa như: văn,thơ,họa,điêu khắc đã mang lại thành quả lớn.

Cũng từ đó Đađa có một khí hậu trong lành đến khắp nơi, đưa Đađa lên sân khấu văn học nghệ thuật; những trình diễn, những phô trương qua các phòng triển lãm cho ta thấy được con đường tiên phong dành cho nghệ thuật hiện đại (modern art) mà Đađa thực hiện. Đánh dấu những gì kỳ lạ của nghệ thuật đương đại được khai trương vào 17/ Feb/1913 ở kho chứa vũ khí Lexington Avenue. Phòng tranh mang chủ đề: ”Trình diễn Vũ Khí/Armory Show”. Lạ tai từ ngôn từ, lạ tai từ thể hiện thì còn lạ gì những hiện vật. Đađa nghiễm nhiên là một từ như mọi từ ngữ khác, một từ ngữ ”triết học”; vị chi khi nói đến Đađa cho chúng ta một hình dung từ của siêu thực và hiện sinh không bằng văn tự mà bằng ”sản phẩm”, thiết nghĩ Đađa không còn câu hỏi chất vấn. Tất cả chính yếu là lũy thừa chung của giải thích (exponents) cho một đôi phần muốn nói đến Đađa. Cái đó là trào lưu mới đối với người Âu châu, nhưng trong cảnh giới của sự bày tỏ lớn lao nhất phải ghi nhận những họa phẩm của Marcel Duchamp như ”Ở truồng bước xuống lầu/ Nude Descending Staircase”, đây là bước phát huy của người nghệ sĩ trẻ vốn đã đến từ Lập phương (Cubism) để rồi chuyển hóa như một bước tiên phong cho tất cả và lần hồi người ta tìm thấy cái sáng tạo vật thể của Duchamp của năm 1913. Cùng thời đó ngữ ngôn của nghệ thuật như sẳn có từ trí tuệ đưa tới một kiểu thức riêng biệt của hình thức nói lên một chứng minh hiện thực rõ nét – It was around that time that the word ready-made came to mind to designate this form of manifestation… Chính nhờ sáng kiến nghệ thuật của Duchamp đã đưa tới cái gọi là hạ-bệ (scandal) và những cuộc tranh luận khác, khởi từ đó những gì của Đađa xẩy ra được xem như là hiện tượng của kỷ nguyên nầy, một bước tiên phong hàng đầu dù chúng ta đang ở đầu thế kỷ 21, dấu ấn của Đađa không thể nhạt phai. ”Tôi hành động chống đối; như thể là một một tiếp nối chống sự trái ngược và cũng là một khẳng định cụ thể, không những thế mà tôi còn chống lại mọi thứ, và tôi không còn lời lẽ gì để giải thích ngay cả chính tôi bởi vì tôi ghét cái cảm thức chung chung” (Tristan Tzara) Qua câu nói ở trên ta cũg nhận ra được một tư duy bừng dậy để làm mới từ trong vật thể đến cảm thức. Đađa là những gì không có nghĩa, nhưng đã để lại hình ảnh hiện thực và một tư duy nổi bậc hợp với thời đại. Tuy rằng những tác phẩm của nghệ nhân làm ra không hợp cảnh (mỹ thuật) không hợp thời (lẽ sống) nhưng đó là một định nghĩa nghệ thuật và rồi người ta chấp nhận nó như một giá trị nghệ thuật. Duchamp dám đưa và sắp xếp cái bồn đi tiểu (còn dơ màu nước đái) như một thiết kế nghệ thuật mà đến nay vẫn là phẩm vật vô giá. Vai trò của người nghệ sĩ (họa nhân và điêu khắc nhân) không nhìn đối tượng vật thể qua tay, qua mắt thường mà phải đi vào qủy đạo của nghệ thuật tìm thấy. Ấy là giá trị nghệ thuật nói chung và một phiêu lưu dáng kể của Đađa.

Nói cho ngay ngày nay người ta vẫn cho chủ nghĩa Đađa là một thứ chủ nghĩa hư vô, ma quái –Dadaism as a nihilistic monster, sheerly destructive in intent, một phá hoại (nghệ thuật) đích thực. Một dữ kiện vượt thoát không phải bình thường. Người Âu châu cho là một cuộc đại biến khác gì thế chiến I và ÌI đã xẩy ra; cũng có thể có từ biến động của nghệ thuật( hàm ý do nghệ thuật, văn chương, hội họa sinh ra(?). Dù rằng Đađa nằm trong nghi vấn ấy trong bờ vực tư duy trưởng giả của Tây phương thời đó. Chủ nghĩa hư vô Đađa không truyền bá như một lý thuyết nhưng được ghi nhận như một hiện sinh tồn

lưu. Gây ảnh hưởng lớn như một phản kháng chung của nghệ nhân, văn nhân, thi nhân, ngay cả tầng lớp trung lưu, gieo vào tất cả một tư duy tự do (free-thinking), qua từng cá nhân, qua từng hiệp hội từ New York đến Zurich, từ Cologne đến Paris, từ Berlin đến Moscow tràn sang Japan, Korea. Không có một giòng chảy nào thênh thanh rộng mở khắp toàn cầu như Đađa. Một trào lưu hấp dẫn và lôi cuốn.

Đađa phản kháng như một lối bày tỏ qua những cuộc bàn cải, thảo luận, một âu lo, tuyệt

vọng đối đầu với thế giới luôn nhìn Đađa là ”người khách lạ”, một con người ngoài vũ trụ (alien) khó lòng mà lãnh hội. Hugo Ball kẻ khám phá Đađa than thở: ” Mọi thứ đều tốt đẹp, nhưng lòng người không có thêm hơn / Everything works fine, but people don’t any more”. Đađa lôi người ta đến chặn cuối của cái gọi là điên rồ kỳ lạ, của cái gọi là không có vấn đề tín ngưởng, tin phục nơi mà đang diễn tiến. Đađa thâu gặt kết quả như bản hùng ca và giờ đây liên hoan chiến thắng của những gì trước đây cho là ngu xuẩn, vô lý, kỳ quái… mà đời đã gán cho Đađa. Một phản kháng đầy sinh lực: chống lại cơ hội chủ nghĩa, chống lại những gì hủ hóa biến thành xương cốt (ossification), chống chủ thuyết tự do giả tạo, giáo điều, chống những lý do phi lý chính trị và những kẻ hoạt đầu gây ra chiếnh tranh. Một cố gắng sống còn bên cạnh những hủy diệt. Đađa không phải là một kiểu thức thời trang, không triết thuyết hoặc một tổ chức, chương trình nói lên thẩm mỹ (kể cả thẩm mỹ văn chương) cho nên những hiện tượng xã hội là trở chứng như kẻ xâm lược, chiếm hữu, độc tài, cưỡng chế, đè bẹp những cái gì đứng lên. Đađa thể hiện bằng sự phản kháng đó. Đađa là cá nhân đau đớn nhìn cơn mê sảng của con người chìm đắm vào thế giới hỏa mù, đóng kín. Chỉ đứng trên một góc cạnh cố hữu để làm chủ cái của mìmh. Vậy thì đâu còn là sáng tạo nghệ thuật. Riết rồi rơi vào cõi mù tăm. Tắt nghẽn!

Chủ nghĩa Đađa cố gắng làm mới từ khi bắt đầu, có nghĩa làm sống lại những gì đã mất ở một cõi xa kia. Có thể đây là thành quả đầu tiên đánh đổ những tàn tích trong quá khứ, nghiền nát không còn dấu tích. Đó là phản kháng của phái Đađa‘The Dadaist Revolt’.

Để trả lời câu hỏi :- Đađa là gì? Hãy đọc lời tuyên bố hùng hồn của lý luận triết gia Pháp André Breton trên báo buổi chiều ”Parisian Soirée” vào ngày 27 tháng Ba 1920, dẫn bằng bài thơ nói của danh họa Hans Arp như kết luận cho trào lưu Đađa ở đầu thế kỷ XX :

”Dada là tợ niềm hy vọng của bạn : dzỗm!

thiên đường : dzỗm!

thần tượng : dzỗm!

anh hùng : dzỗm!

nghệ sĩ : dzỗm!

tôn giáo: chẳng phải có.” (vcl phỏng dịch)

Hư-Vô!

(Dada is like your hopes: nothing.

Like your paradise: nothing.

Like your idols: nothing.

Like your heroes: nothing.

Like your artists: nothing.

Like your religions: nothing) (H.A.)

Nothingness!