Tác giả của cuốn sách “Đảo giấu vàng” ngay từ khi sinh ra đã mắc bệnh lao và thậm chí khi về già phần lớn thời gian ông đã phải nằm trên giường bệnh. Tuy nhiên, qua các tác phẩm của ông thì chưa bao giờ thấy đề cập đến sự cố rủi ro này. Có lẽ, giống như các nhân vật của mình là Jekyll và Hyde, khi viết ông khỏe mạnh và tràn đầy sinh lực…


Robert Louis Balfour Stevenson sinh ngày 13/11/1850 tại Ezinburgh trong một gia đình kỹ sư về đèn hiệu. Ngay từ khi còn nhỏ ông đã bắt đầu mơ những giấc mơ kỳ lạ đầy màu sắc. Chắc hẳn là những câu chuyện trong giấc mơ đã chơi trò con rối của nhà hát múa rối. Thoạt đầu cậu bé đã kể chuyện về người vú nuôi nhìn thấy trong giấc mơ và bà đã ghi chép giấc mơ của cậu vào một quyển vở. Khi lớn lên thì cậu đã tự mình ghi lại. Tuy thế, đôi khi những giấc mơ đã trở thành sự thực: những người thân cho biết rằng không chỉ một lần Robert đã dự đoán những chuyện xảy ra trong tương lai.

Lúc đầu chàng trai R. Stevenson đã theo học tại học viện Edinburgh, sau đó vào khoa luật trường ĐH Ezinburgh và tốt nghiệp vào năm 1875. Thế nhưng văn học mới chính là thiên hướng thực sự của R.Stevenson. Ông đã làm thơ, viết các bài thơ ballat, tiểu luận… Mặc dù bệnh tật nhưng Stevenson từng đi nhiều nơi, thậm chí đã kết hôn nhưng hàng ngày ông không thể ra khỏi giường, ngay cả ngồi viết tại bàn cũng không thể mà phải viết ngay tại giường trên một chiếc bảng đặc biệt …

Có một lần, Stevenson cùng với cha mẹ, người vợ Fenny và cậu con trai riêng 14 tuổi của bà là Lloyd đi nghỉ trên núi gần Bremer. Gia đình hy vọng rằng khí hậu vùng núi cao có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh lao phổi của ông. Thế nhưng, thời tiết lạnh giá làm cho Robert lên cơn ho, cậu bé Lloyd cảm thấy buồn rầu. Vào lúc đó Stevenson đã nghĩ ra câu chuyện về một thiếu niên sau khi biết được bí mật về kho báu của những tên cướp biển đã lên đường đi tìm. Trong khi tạo ra những tình tiết của câu chuyện này đều có sự tham gia của cả gia đình. Cậu bé Lloyd thì hào hứng đề nghị cha dượng lưu lại tất cả những diễn biến của cuộc săn tìm kho báu lên giấy.

Nhà văn đã viết “Đảo giấu vàng” vào những năm 1881-1882 và cuốn sách được xuất bản vào năm 1883. Thoạt đầu ông ký bút danh là John Nord – đó là tên thật của thuyền trưởng một con tàu của bọn cuớp đã sống ở thế kỷ 18. Nhuận bút từ cuốn sách không lớn nhưng nó đã gây nên sự hưng phấn thực sự trong các nhà văn. Hóa ra, có nhiều chi tiết trong sách trùng hợp với thực tế. Chẳng hạn như chiếc thuyền buồm có tên là “Hispaniola” quả thật là có tồn tại, còn tên của một số nhân vật giống với tên của những người ngoài đời…

Từng có tin đồn rằng Stevenson thực tế là một tên cướp biển có tên là Billy Bones từng mưu đồ đánh cắp kho báu cổ ngay trước mũi hai đồng sự, nhưng bị phát giác và đã chạy trốn sang Anh, tại đây ông bắt đầu sự nghiệp của một nhà văn… Song điều chủ yếu là họ tin rằng bản đồ vị trí kho báu từ cuốn tiểu thuyết cũng là có thật và bản chỉ dẫn đến kho báu đã bị chôn vùi không phải bởi thuyền trưởng tàu cướp huyền thoại Kydd, cũng không phải bởi thuyền trưởng Flint.


Trong quá trình điều tra, báo chí tiết lộ rằng thời trẻ khi còn là sinh viên trường Edinburgh, khi rảnh rỗi Robert từng lang thang tới các ổ lưu manh và các nhà thổ, cũng như có hút cần sa. Thậm chí những khách hàng quen đã đặt cho ông biệt danh là Áo khoác nhung. Quả thật là những năm đó Robert đã mặc chiếc áo khoác nhung và quàng chiếc khăn đều màu đỏ và nuôi một mái tóc dài. Hơn thế, suýt nữa thì ông còn kết hôn với một gái mại dâm ở quán rượu ngoài cảng biển để chọc tức người cha gia giáo đáng kính của mình.

Những tờ báo nhỏ đã đào xới chuyện này và thổi bùng lên thành scandal. Trước đó, ngay cả người vợ của nhà văn là bà Fenny cũng bắt đầu nghi ngờ rằng ông đã có một “cuộc sống thứ hai”. Bà đã tra hỏi Robert: phải chăng ông từng có một quá khứ đen tối? Robert thừa nhận rằng thời trẻ đúng là ông có đến thăm các ổ gian phi, nơi có một không khí rất náo loạn để tạo cảm hứng văn chương. Stevenson đã mang theo một cuốn sổ ghi chép và sáng tác thơ… Còn chuyện “cô bé ở quán rượu” Kate Drammond – đó là nguời xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở miền bắc Scotland, cô đã kể cho ông nghe những truyền thuyết về dân cư vùng núi Scotland từng làm cho nhà văn mới vào nghề phải kinh ngạc, song việc nghiêm túc kết hôn với cô thì tất nhiên là ông không nghĩ tới.

Vào năm 1886 cuốn truyện dài tâm lý của Stevenson “Câu chuyện kỳ lạ của bác sỹ Jekyll và ngài Hyde” được xuất bản. Cuốn sách đã mang đến cho ông sự vinh quang không không kém gì cuốn “Đảo giấu vàng”. Chính cuốn sách này là sự khởi đầu cho motip nhân vật đa tính cách của cả nền văn học ở thế kỷ 20.

Kể từ năm 1890, nhà văn Stevenson đã sống trên các hòn đảo tại Samoa, nơi có khí hậu tốt để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, vào ngày 3.12.1894 sau một cơn đột quỵ Robert Stevenson đã qua đời trên đảo Upolu, khi đó ông mới 44 tuổi. Nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng Stevenson là một người khác thường, nghĩa là ông đã nhận được từ những nguồn siêu nhiên nào đó các thông tin và dựa vào đó đã viết nên những cuốn sách của mình. Điều đó có thực không, hay là toàn bộ các sự việc đều là từ trí tưởng tượng phong phú của ông, chúng ta vẫn không bao giờ biết được.

Nguồn: vannghequandoi.com.vn