Hà Nội cần lập hội đồng nghiên cứu để có thể có cụ rùa khác sống ở Hồ Gươm thay thế cụ rùa vừa qua đời”, PGS.TS Hà Đình Đức chia sẻ.Có rất nhiều câu chuyện đẹp, nhiều truyền thuyết lịch sử gắn với hình tượng “cụ” rùa Hồ Gươm. Người Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung, trong ký ức đều lưu giữ hình bóng vừa thiêng liêng nhưng cũng đầy gần gũi này.
Cụ rùa Hồ Gươm
Vài nét về Rùa Hồ Gươm
Gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi (1418-1427) được Long Quân cho mượn gươm thần đánh thắng giặc Minh. 1 năm sau đại thắng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân đã nổi lên ở hồ Tả Vọng (tên cũ của Hồ Gươm) đòi Lê Lợi hoàn gươm.
Năm 2011: lai dắt lên bờ điều trị vết thương do bệnh trong 100 ngày.
Ngày 19/1/2016: Rùa Hồ Gươm chết so quá già yếu, ước tính tuổi thọ hơn 100 năm trở lên.
Bảo tồn Rùa Hồ Gươm
Thực tế “Rùa Hồ Gươm ” cũng là một sinh thể sống cũng do những quy luật của tự nhiên chi phối “sinh, lão, bệnh, tử ” chứ không thể sống vĩnh viễn được do vậy khi cao tuổi thì cũng sẽ phải ra đi. Nhưng theo quan điểm của tôi ta chưa cần bàn về lĩnh vực khác mà về lĩnh vực văn hoá đời sống của người dân Thủ Đô thì khi “Cụ Rùa Hồ Gươm ” ra đi các cấp các ngành liên quan cần có những hành động bảo tồn “Rùa Hồ Gươm ” để con cháu chúng ta sau này còn có thể “chiêm ngưỡng và nhìn thấy hình ảnh của “Rùa Hồ Gươm ” là văn hoá truyền thống có thể lịch sử về Hồ Gươm có tính truyền thuyết như “Gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi (1418-1427) được Long Quân cho mượn gươm thần đánh thắng giặc Minh. 1 năm sau đại thắng, rùa vàng theo lệnh của Long Quân đã nổi lên ở hồ Tả Vọng (tên cũ của Hồ Gươm) đòi Lê Lợi hoàn gươm” đó là truyền thuyết. Nhưng thực tế “rùa sống ở Hồ Gươm ” hàng trăm năm nay là có thật. Do đó, cần tôn trọng văn hoá truyền thống,tôn trọng và bảo tồn sự “linh thiêng” có thể là có tính truyền thuyết của “Rùa Hồ Gươm”
Theo Văn nghệ trẻ