PHẠM TẤN XUÂN CAO-Cô đơn không phải là hành động thu mình của kẻ nhụt chí mà là hành động của kẻ dám đương đầu với những thử thách lớn hơn. Cô đơn trong chính những gì mà mình mò mẫm tự bước đi trên con đường tràn đầy những thử thách. Ở đó, chỉ riêng ta đối diện với cá nhân ta theo kiểu khai mở chính mình.

 

 

Ảnh minh họa-tranh Picatso

 

“Chính là bằng phương tiện phản thân sự quay ngược lại của kinh nghiệm cá thể trên bản thân anh ta mà tổng thể quá trình xã hội do vậy được đem vào kinh nghiệm của các cá thể liên quan với nó; chính là bằng các phương tiện đó, cho phép cá thể có thái độ của người khác đối với bản thân anh ta, tức cá thể có thể điều chỉnh một cách có ý thức bản thân đối với quá trình đó, bổ sung vào bất cứ hành động xã hội nào được đưa ra trong phạm vi của sự điều chỉnh của anh ta với nó”- George Herbert Mead

 

Cô đơn không phải là hành động thu mình của kẻ nhụt chí mà là hành động của kẻ dám đương đầu với những thử thách lớn hơn. Cô đơn trong chính những gì mà mình mò mẫm tự bước đi trên con đường tràn đầy những thử thách. Ở đó, chỉ riêng ta đối diện với cá nhân ta theo kiểu khai mở chính mình. Cô đơn cũng có thể như khi mà mọi thứ đều trở nên sa sút về niềm tin hay phai nhạt gì đó mà nó luôn tỏ ra xa lạ với cuộc sống.

 

Xã hội cứ tuân theo những gì mà nó vốn sẵn như thế nên cũng có thể nói cô đơn không phải là vì mặc cảm gì mà ta lại xa lánh với xã hội cả. Không thể nói rằng, điều gì có trong khi cô đơn cũng là động lực để ta sống như ta muốn vươn tới những chặng đường huy hoàng của một nỗi niềm khát khao đầy kiêu hãnh. Nhưng khi mà cô đơn, ta cảm thấy choáng ngợp trong ta trước khoảnh khắc giao hòa tất cả những chỉ dẫn về lối đi, về đường đi nước bước của ý chí muốn sống. Để rồi ta lầm lũi như một kẻ hành khất xa xứ, tha hương trên chính mảnh đất vốn quá đỗi thân quen và gần gũi này. Cô đơn không chồng chất thêm những túng bấn như bao nhiêu người vẫn thường nghĩ về nó. “Hạnh phúc mà kẻ vong thân hưởng thụ ở ý tưởng cố định, cứng nhắc muôn năm không chứng tỏ cái hiểu biết đích thực của ý tưởng đó. Một lòng tin mãnh liệt chỉ biểu lộ được sức mạnh của nó, không biểu lộ được chân lý của điều ta tin.”[Xem 1,83]. Lúc cô đơn ai cũng có thể thu gom tất cả những động lực tiềm tàng từ ý chí muốn sống để rồi từ đó khẳng định bản thân hắn theo cách riêng không giống ai.

 

Kẻ dám chấp nhận cô đơn mới là những kẻ can đảm. Cô đơn không như bao người cứ ngỡ đó là trì trệ mà chính thức trên dòng suy tư này để ta có về nó sẽ trở thành một khía cạnh mang dáng dấp của sự đầy đặn bất kì điều gì quá đỗi tối cần thiết cho một sự sinh hoạt bình thường. Mọi diễn biến sống đều ẩn tàng những bất an. Bởi bất an đó luôn được gia tăng hơn nữa khi con người đối diện với cái chết nên vì chết mà con người tỏ ra sợ hãi. Đó là bình thường như bao điều hiện sinh vẫn hay nhắc đến. Ở đây, cô đơn khoác vào đời người luôn được thấy dưới cái nhìn hãnh diện cho kẻ cùng chấp nhận những đổ bể và lay lắt trong xã hội này tức là những gì trưng ra trước mắt đó mà nó ngán ngẩm đến tận mạt.

 

Cô đơn của kẻ muốn trở thành xa lạ, ghê tởm và khinh ghét chính cuộc sống khác xa với cô đơn của những kẻ có ý chí muốn sống một cách oai hùng luôn dám tỏ ra tự mình định đoạt con đường tiến lên của bản thân mà không đụng chạm hay liên quan đến bất kì một ai/người nào khác. “Ý chí tôi là một sức mạnh siêu cơ thể tương thích với một sức kháng sống động (force hyperorganique en rapport avec une résistance vivante)”[Xin xem 6, 297]. Cô đơn nuôi nấng cho linh hồn ta được nhẹ nhàng hơn. Những trầm uất sẽ dần dần vơi đi vì ta biết quá rõ tại sao nó lại đến với ta. Tất cả chỉ là những thứ gì đó cứ quấn bện chặt vào nhau từng ngày qua ngày mà đến lúc nhận ra sự rối rắm của nó ta khó lòng thoát ra được. Nuôi nấng đó đối với ta một cách ân cần và cô đơn còn thúc đẩy ý chí vươn lên của ta nhằm thăng hoa đến tận đỉnh điểm của niềm vui tự mình sống với chính mình. “Con người phát biểu ý chí hùng cường theo nhiều cách khác nhau. Mỗi kẻ điểm xuyết cho cuộc đời mình theo cách thế riêng của mình, họ lựa chọn một tăng trưởng sức hùng cường nhanh hay chậm, chắc chắn hay nguy nan, rõ ràng hay bí mật. Nhưng dù dưới hình thức này hay hình thức khác, mọi sự kiện của đời sống nhân loại đều khai mở cho ý chí hùng tráng”[Xem 1, 133]. Không khi nào cô đơn cũng như những dòng chảy giữa xã hội này trở nên mâu thuẫn hay đối kháng nhau. Vì tham dự là điều tất yếu của một con người trong chính xã hội mà hắn ta đang sống. Cô đơn làm ta lâng lâng khó tả trong khi im lặng lại cứ thế tràn qua và bản thân ta chính thức chìm vào tận cùng của niềm vui muốn sống một mình. “Ý niệm về ý chí là ý niệm duy nhất không có căn nguyên trong hiện tượng hay trong biểu tượng trực giác thô sơ, mà lại xuất phát từ tận đáy sâu tiềm thức của cá thể, nghĩa là cá thể tự ý thức lấy mình một cách trực tiếp, không dưới một hình thức nào, ngay cả hình thức chủ thể khách thể, bởi vì ở đây năng tri và sở tri là một…”[Xin xem 6, 296]. Dĩ nhiên cái cách muốn sống đó không phải lấy nguyên nhân từ việc ta đây không có những người ta tin tưởng để chia sẻ/tâm sự. Mà ta đây cô đơn là chính ta tự ta muốn chọn lấy cô đơn cho chính mình.

 

Cô đơn xao xuyến trước thân phận này lại là một động lực nung nấu cho cá nhân ta càng phải tỏ ra mình là một con người cô đơn hơn. “Trong tính chất vô định này của “thiên hạ” chúng ta thực hiện một sự chạy trốn trước cái chết”[Xin xem 5, 335]. Cách thức mà cô đơn khi trở thành nguyên nhân cho những động lực để tạo nên ý chí muốn sống của cá nhân luôn trọn vẹn ý nghĩa trước một lý tưởng nào đó bất kì. Cô đơn gieo rắc trong thâm tâm ta những nỗi ám ảnh chẳng bao giờ quang minh của cuộc sống. Cuộc sống cứ thế hiện lên những thước phim, những câu chuyện, những gì dường như là khi mà con người trong sự xuất hiện của mình đã luôn muốn chứng tỏ mình là trung tâm của thế giới bị cự tuyệt trước thế giới. Qua công cuộc tham dự vào hay nói cách khác là nhập cuộc, bản chất con người vì thế mà có dịp được bộc lộ. Khía cạnh con người đặt sự cảm nhận của mình ra bên ngoài luôn chứa đựng những biểu hiện mang tính khai mở chính nó. Từ việc xác lập vị trí của mình trong thế giới con người cất tiếng xưng hô đây là tôi. Cá nhân tôi tham gia vào để trong cuộc hội ngộ với thế giới, ý chí bản thân sẽ từ đó mà bước từng bước trong tính cách tạo lập chính nó, trên lộ trình khẳng định tự mình (nó).

 

Vì nhập cuộc nên bất an là đương nhiên có. Chính cái đương nhiên ấy đã làm nên hay nói rõ ra là vạch/chỉ đường cho ý hướng nhìn về những biểu hiện đang diễn ra xung quanh nơi chính bản thân ta đang sống. “Sự chuyển biến riêng tư gây sức ép lên tâm lí cũng như sự biến đổi xã hội và một biến đổi như thế, đi từ đầu đến cuối, có thể đang tiềm tàng một sự mở rộng qua các thể chế khác, có tính công cộng hơn – Giddens”[Dẫn theo 7, 319]. Việc những thứ quấn bện chặt vào bản thân nó khiến nó không sao đạt được trạng thái như nó hằng mong muốn cả. Tất cả đều đang giày xéo, xé nát mọi thứ. Tội lỗi mơ hồ đi khi những lời xoa dịu cứ trưng ra như là bịp bợm trong lúc mà chính mọi cung cách biểu hiện lại khó che dấu đi được hẳn là điều đương nhiên đáng bị chỉ trích. “Sự gia tăng nhanh chóng của tính ù lì, sự bùng nổ bên trong của ý nghĩa trong truyền thông, sự bùng nổ bên trong của xã hội trong quần chúng trong một lỗ đen của chủ nghĩa hư vô và có tính vô nghĩa – Kellner”[Dẫn theo 7, 373].

 

Quên lãng nhưng không như vậy cô đơn níu ta về lại với cuộc sống này để ta luôn hiểu những gì mà ta đã từng trải qua rồi từ đó tỏ ra chấp nhận nó như một cách tự nguyện hằng mong muốn. Và như thế, khi tiến đến mức độ thái quá tận cùng của sự hiểu biết xã hội cũng không tỏ rõ cho được cô đơn đích thực cô đơn như ý chí muốn sống và dấu hiệu của những ý tưởng thăng hoa trên chốn chặng của sự dám chấp nhận nhìn về phía nó (tức xã hội). “Cái tính toán được từ những gì người ta nói không nhiều bằng cái họ có thể suy nghĩ hay mức độ mà những điều này thể hiện các ý nghĩ của họ, vì mức độ đó hệ thống hóa chúng từ đầu, do vậy làm cho chúng sau đó có thể đi vào các phát biểu mới một cách liên miên vô tận và mở ra cho công việc chuyển hóa chúng – Michel Foucalt”[Dẫn theo 7, 354]. Cô đơn không thể dành cho những trò chơi rẻ tiền muốn thử cảm giác của nó như thế nào mà nó luôn luôn là cách thức biểu hiện của ý chí muốn sống ở những cá nhân biết chắc rằng mình không bao giờ bị loại bỏ ra khỏi thế giới này. Mà hơn hết họ ý thức được những gì họ làm là sẽ được đồng cảm không như ít nhất theo cách nói là như vậy. Mọi cung cách biểu hiện của cô đơn không thẩm thấu đến những giới hạn cùng cực của mọi sự dự tính có khoảng cách hay giới hạn tận cùng của sự rẻ mạt theo kiểu con buôn.

Cô đơn luôn dõi theo từng bước đi của đứa con mà nó luôn ngày nào cũng chăm sóc. Cô đơn không mang vác bất cứ một trông chờ nào mà nó cảm thấy như thế là không chính đáng. Mọi nhịp điệu tiến hành khi cô đơn có trong mỗi cá nhân cũng là lúc mà tất cả trở nên lạ lẫm ngay lúc đầu. Khi thực sự sung mãn và vượt qua được giai đoạn thử thách ấy các cá nhân sẽ sẵn sàng chấp nhận nó vì như một thói quen hay một tập quán không thể dỡ bỏ đi được. “Đó là sự thâm nhập của các khả năng lựa chọn phản ứng tương lai vào sự quyết định hành động ở hiện tại trong bất cứ hoàn cảnh môi trường nào được đưa ra, và sự vận hành của chúng, thông qua các cơ cấu của hệ thần kinh trung ương, như một bộ phận của các nhân tố hay điều kiện quyết định hành vi hiện tại, đối lập một cách dứt khoát giữa hành động tri thức – hành vi với hành động có tính phản ánh, bản năng, tập tính, hay, giữa phản ứng trì hoãn hành vi với phản ứng ngay lập tức – George Herbert Mead”[Dẫn theo 7, 226]. Cũng giống như những dòng chảy sinh hoạt giữa đời thường với biết bao điều muốn nói ở đây cứ bện chặt vào nhau và trở nên trì trệ không lối thoát. Nặng nề là vậy cho nên cô đơn hay dù chỉ một cảm giác mà ta đây thấy như thế cũng là lúc kiểu như ta đang tiếp xúc với chính những gì sâu thẳm bên trong cá nhân ta. Những kẻ cô đơn không phải là những kẻ nhụt chí mà cô đơn là cách thức

Exit mobile version