Đúng ra đây là vấn đề quan trọng thuộc khoa thẩm mỹ trong văn chương; điều này đã được nói ra như một nghi thức của Aristotle. Ông cho rằng hư cấu thuộc về khoa triết học quan trọng hơn cả lịch sử, bởi; ‘lịch sử đại diện những gì như là hiện hữu, trong khi đó hư cấu thay mặt như có thể là và một thể thức phải là hiện hữu’ “history represents things as they are, while fiction represents them as they might be and ought to be”. Đây là một tiếp nhận cho tất cả hình thức của văn chương và gần như một qui cách đặc biệt dành cho việc viết văn, bởi; nó không đến trong cùng một tồn lại hiện hữu (existence=being) mà đợi mãi cho tới những thế kỷ nối tiếp về sau mới thiết lâp việc viết tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn…
Tiểu thuyết thường là dài, hư cấu nói lên sự kiện có tính nhân bản và hoàn cảnh cuộc sống đời thường. Có 4 phân đoạn luận dành cho tiểu thuyết: Chủ đề (tức đề tài)-Cốt truyện-Vai trò-Kiểu thức. Đây là một dàn dựng biểu trưng ‘attributes’ chớ không phải cách ly từng phần; mà có thể là một ý niệm riêng biệt cho mục đích thực hiện để viết về truyện, nhưng; phải luôn nhớ rằng viết là một liên đới, hệ lụy vào nhau và xây dựng một tiểu thuyết có cục bộ, một đúc kết chặc chẻ để truyện không đi xa ngoài sự diễn hành của tư tưởng và vận dụng vào đó một thứ ngữ ngôn thuộc triết học văn chương (philosophical literature) như một sáng tỏ chứng thực giữa người viết và người đọc; đó là cơ bản trọng yếu của văn chương (Basic Principles of Literature) thời bất luận dưới chủ đề nào đều nói lên được đặc tính của nó.
Có bốn liên can trong việc viết lách –pièce de prérogative là tất cả hình thức thuộc văn chương; đặc biệt văn chương đương đại là yếu tính xây dựng cho một tiểu thuyết -trường hợp hư cấu là ngoại lệ- ngoài ra nó liên can đến những bộ môn khác như kịch, tùy bút, tạp ghi –nhưng thi ca là chuyện khác, bởi; thi ca không phải là chuyện kể – a poem does not have to tell a story mà chỉ là cơ bản qua sự phô diễn cho một chủ đề (theme), một mô thức biểu diễn thơ như kiểu cách (style). Tiểu thuyết là hình thức có tầm cở đối với văn chương và một quan tâm được bày tỏ quan điểm, một tiềm lực phát tiết không ngừng nghỉ, một thứ tự do biểu lộ không giới hạn (kể cả tự do đối với thoại kịch) gần như là điều quan trọng dành cho chức năng của tiểu thuyết là một thứ văn chương nguyên trạng (purely) một thứ nghệ thuật văn chương không đòi hỏi phải có trung gian của trình diễn nghệ thuật để đi tới yếu tố cơ bản có hiệu năng. Vai trò chủ lực của người viết là được ‘phát biểu’ trọn vẹn ý và lời trong tiểu thuyết hay trong những thể loại khác là được nói những ao ước của mình. Vì vậy; văn chương là cơ bản chính để diễn đạt ý tưởng nhưng phải trong khuôn khổ của diễn trình, mạch lạc trong văn phong; đấy cũng là nói lên được ý thức người viết, linh hồn của văn chương là đại diện cá nhân mình trong đó; ít nhiều cũng tìm thấy được. Tuy nhiên; sự diễn trình phải là cục bộ mới thành hình đường lối xây dựng truyện và chuyện trong cùng một thể thức (formality).
Như đã nói ở trên; chúng ta chia ra 4 phân đoạn với mục đích củng cố cái thể thức thành văn trong truyện:
1. Chủ-Đề: là một tổng thể cho đề tài có tính chất trừu tượng của truyện (novel’s).Thí dụ: đề tài ‘Hồn Bướm Mơ Tiên’ của Khái Hưng là một ẩn dụ trừu tượng nhưng lại chứa đựng hiện thực sự việc làm nên bố cục câu chuyện: ‘vai trò thuộc về trí tuệ trong tư cách tồn lưu nhân thế / the role of the mind in man’s existence’.So sánh xa hơn trong chủ đề của ‘Những Kẻ Khốn Cùng / Les Misérables’ của Victor Hugo thì là: ‘công lý của cuộc đời là hướng tới thứ hạ lưu xã hội / the injustice of society toward its lower classes’. Rứa cho nên chi trong mỗi chủ đề đều tích lũy những gì thuộc triết học nhân gian, có một ít triết học nhập môn trong từng thể loại truyện hoặc có thể hình thức này đưa tới một tổng quan hạn hẹp (narrower generalization); nó hiện diện một cách vững chải, một thứ thuộc luân-lý-triết-học (moral-philosophical) hoặc dưới cái nhìn trung thực về mặt lịch sử; như vẽ lên mặt thực của xã hội, thực chất của thời đại mà chúng ta đang sống.Hư cấu chỉ là hình thức cho tiểu thuyết nhưng hư cấu cũng có thể là hiện thực xã hội. Không có một qui luật hay hạn chế nào trong việc chọn lựa một thể tài, mà chỉ cung phụng ở đó một thông điệp gần gũi thuộc ngữ ngôn của truyện viết ra. Nhưng cái này lại khác nếu truyện không nêu lên một chủ đề rõ ràng hoặc có thể đưa ra những đề mục vô nghĩa; thời tất đó là một truyện hư hỏng, thiếu sót làm mất đi sự hợp nhất. Vì vậy người viết phải thận trọng để vận hành câu truyện bằng một ngữ ngôn sống động, phản ảnh trung thực sự kiện để trở thành chứng tích cho truyện làm cho truyện không còn hư cấu mà chuyển từ hư sang thực; ấy là kết quả xây dựng cho một tiểu thuyết, ngay cả tiểu-thuyết-mới.
Truyện của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao nổi tiếng nhờ có lối cấu trúc chính yếu về tả chân; huỵch toẹt, sống sượng mặt thực tệ đoan xã hội; một thể thức gọi là ‘thể thức theo sau chức năng / form follows function’ nói giản đơn hơn ‘thể thức theo sau mục đích / form follows purpose’ tất là chủ đề cho một tiểu thuyết, có nghĩa là định rõ mục đích của sự việc. Chủ đề là một sắp xếp chọn lựa có chuẩn mực của tác giả, hướng tới cái vô cùng là một chắc lọc mỗi khi thực hiện cho việc sáng tác. Ở hoàn cảnh xã hội của Hồ Biểu Chánh và Lê Xuyên trong cuối thế kỷ gần đây là biểu diễn mặt trái của những kẻ cầm quyền cũng như những kẻ bị trị, những tập tục hạn hẹp đem lại một xã hội phi lý, phi nghĩa, sự vụ như thế chỉ là cứu cánh đưa tới phương tiện thành hình cho tác phẩm. Đó là mục đích dựng nên một tiểu thuyết. Một trường hợp ‘tả chân’ khác của Bình Nguyên Lộc và Sơn Nam là tả cái thực của lòng dân, cái thực lòng yêu nước của nhà văn vin vào kinh nghiệm và nếp sống của con người qua từng điạ phương, hoà hợp và dung thông với ngoại giới để đi vào truyện một cách thiết thực hơn. Thời đó là những gì hướng tới một triết học nhân văn. Từ khi thành hình một tiểu thuyết truyện là tái tạo của hiện thực, chủ đề của nó là chuyển từ truyện kể sang kịch tính trong tiểu thuyết (qua đối thoại giữa nhân vật) Răng rứa? bởi; cuộc đời là tiến trình của hành động. Một thỏa mãn trọn vẹn qua ý thức nhận biết của con người; tư duy, ý thức và giá trị. Chỉ còn lại cái tối hậu: là hình thức bày tỏ trong hành động của tác giả. Chỉ còn lại một mục đích tối hậu: là hướng tới hành động của tác giả –has only one ultimate form of expression: in his action; and only one ultimate purpose: to guide his action. Và; từ đó chủ đề của tiểu thuyết là một tư duy nói lên điều gì hoặc một tương quan nói đến tồn lưu nhân thế mà hành động của con người là một hiện thể.Cho nên chi chủ đề là nằm lòng trong câu chuyện với đầy đủ và trọn vẹn chức năng mới thành hình cho một tiểu thuyết.
2. Cốt-Truyện: là đưa vào câu chuyện một ngữ ngôn tích cực có nghĩa là hoạt động. Giới thiệu nó trong một từ ngữ diễn đạt của sự cố. Một câu chuyện mà trong đó trơn tru không có gì xẩy ra thời đó không phải là câu chuyện –a story in which nothing happens is not a story. Một câu chuyện dù là lộn xộn đi nửa hay những điều xảy ra bất ngờ là một trong hai có cái gì vụng về, vớ vẩn, băng hoại hoặc có tốt chăng thì đó chỉ là căn bệnh nhiễm tính (chronicle), cho một liên tưởng, một ghi nhận báo cáo; thời đó hoàn toàn không phải tiểu thuyết để viết ra. Sao gọi là nhiễm tính? Dạ thưa; bởi cái thanh cung nửa vời trong tiểu thuyết là thứ hóa trị chỉ ghi lại dữ kiện như một ký sự thì cái đó không có tính chất tiểu thuyết mà dữ kiện xã hội. Thí dụ: truyện viết về hoàn cảnh chiến tranh hay biến động là nói lên cái sử-biên, là ghi nhận chứng tích chớ không phải là viết truyện tiểu thuyết; dù vận dụng tư duy để xây dựng thành truyện thì truyện trở nên lạc đề trầm trọng. Cho nên cái dạng ‘gọi là’ truyện là thứ truyện nhiễm tính là chỗ đó. Ở đây chúng ta chỉ xây dựng hệ thống để thành hình cho một tiểu thuyết có chuẩn mực, nghĩa là phải thực tính và một hư cấu sáng tạo(invented). Tất nhiên có nhiều sở hữu giá trị, nhưng; giá trị ở đây là cơ bản khởi sự để nâng cao nhận thức về: những gì thuộc lịch sử, xã hội học hoặc thuộc về tâm sinh lý -không phải là bước mở đầu khoa thẩm mỹ hoặc về văn chương, mà chỉ một phần trong văn chương mà thôi-. Cốt truyện là một tiến trình có mục đích của lý luận, tiếp giao với sự cố để đưa tới quyết định vấn đề cao điểm của truyện. Sở dĩ dùng chữ ‘tiến-trình-có-mục-đích’ là muốn nói ở đây cho một định nghĩa xác thực, nên chi có hai cái tiếp nhận: tiếp nhận ở tác giả và tiếp nhận vai trò nhân vật trong truyện. Cái nhu cầu đòi hỏi đó là tác giả phải nghĩ ra một cấu trúc luân lý của bất cứ sự kiện, một tiếp nối liên tục trong mỗi tiết mục là tiếp dẫn với nhau cho một quyết tâm bởi sự tiến trình khởi từ khi bước vào sự cố của câu truyện. Vậy thì luân lý của sự kiện đưa dẫn tới cái điều không thể tránh né cho một kết thúc mong muốn. Ngược lại; trào lưu văn chương có tính chủ quan được phổ biến rộng rãi và thịnh hành ngày nay; một thứ chủ nghĩa hiện thực (realism) sự lý đó chính là nhu cầu khẩn thiết cho một cấu trúc cốt truyện tiểu thuyết. Con người hướng tới mục đích của hoài vọng, dưới dạng thức của ý thức hay tiềm thức, cái không phải mục đích chính là cái nghịch lại tự nhiên của con người: đó là trạng thái thuộc bệnh tâm thần (psychoneurosis). Tuy nhiên; nếu người ta nhận ra được mình là một hiện hữu thực tại của con người, thì ‘hắn như là / as he is’ của ngôi thứ hai sẽ là ngôi thứ nhất của thực tại: ‘như nó là’gọi như thế là thuộc về siêu hình, bởi; cái tự nhiên của con người, nằm trong hiện thực. Người ta hiện diện ‘hắn’ là trong vị trí hướng tới hành động.
Do đó chủ đề đã bao hàm trong cốt truyện được xây dựng là một tạo dựng khéo léo đầy sáng tạo, bởi vì nói lên được hiện thực cuộc đời / real life cho dù sự cố không đưa tới một mẫu thức luân lý. Trong cảm thức văn chương, thế giới đó gọi là quan điểm. Đây chính là điểm trội nhất khi tác giả viết về những gì tự nhiên, lấy đối tượng của chủ thuyết tự nhiên để đưa dẫn con người đến mục đích chính đáng của sự sống. Trong cùng một lúc; nếu tác giả viết về cái tuyệt vọng con người, thời cấu trúc câu chuyện hoàn toàn mất hẳn mục đích. Rứa cho nên chi phải nhìn thấy nghệ thuật (nghệ thuật viết lách) là chọn lựa cái sáng tạo của hiện thực, nghĩa là thẩm định được giá trị trừu tượng có nhiệm vụ của nó là cụ thể hóa những gì cần thiết thuộc về siêu hình –art is a selective re-creation of reality, its means are evaluative abstraction, its task is the concretization of metaphysical essentials. Cốt truyện của một tiểu thuyết tợ như bộ khung máy bay: là xác quyết cách dụng văn, vị trí và bố trí nhân vật đúng như diễn trình sự kiện, đó là những yếu tố làm nên và sáng tỏ những gì mang theo trong cốt truyện. Vấn đề chủ lực trong cốt truyện, bao gồm một số nhân vật đưa ra, hậu cảnh sự kiện, miêu tả sự kiện, đối thoại, nội quan của bản văn… phải là một xác quyết rõ ràng bởi những gì cốt truyện đã chuyên chở. Vai trò trong tiểu thuyết là chiếm cứ cả chiều dài trừu tượng để nói lên cái tư duy của họ, nhưng tư duy đó không có một hiệu năng nào trong hành động hoặc cho sự kiện của câu chuyện; một đôi khi vì bế tắc lý giải vấn đề làm cho truyện trở nên mất hay. Như trường hợp ngày nay chúng ta bắt gặp những tiểu thuyết gần đây không đào sâu vấn đề mà đi ngoài vấn đề; làm cho truyện đứng lại vì đối tượng nhân vật xoáy quanh trong một trạng huống nghi ngờ giữa tác giả và nhân vật. Thành ra giữa chủ đề, cốt truyện, nhân vật lạc hướng bởi tác giả nghiêng về bi thảm nhân vật hơn là thực trạng nhân vật. Lối viết như vậy vô hình chung lạc hướng đi của tiểu thuyết. Ngay cả người đọc hay người phê nhận tác phẩm trở nên lúng túng vì không nắm trọn chủ đề đã nêu. Nhìn lại; tư duy này cũng có một vài khác biệt trong đó. Ở đây tác giả cố gắng vượt qua những chướng ngại trước mắt, hoà điệu để cho có một diễn tả trọn ý và đầy đủ của những gì sáo mòn trong câu chuyện. Thí dụ: Ở tác phẩm BTNDM của tác giả Trương Văn Dân dựng truyện là đưa nhân vật lâm vào hoàn cảnh bi thảm của khốn cùng, quên đi nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân gần gũi làm truyện không còn thực tính mà có thực chăng căn nguyên đó chưa hẳn phải nêu ra mà trở nên lập ngôn không tạo được cái siêu lý của nó. Bố cục rời rạc, lạc đường, cốt truyện mất thăng bằng và chủ đề truyện không ăn nhập với câu chuyện. Đó là tai hại cần cảnh giác mỗi khi thành hình tác phẩm. Dù cố tạo một kiểu thức khác. Quan trọng là đổi mới tư duy để có sáng tạo trong truyện.
Đánh giá một tiểu thuyết, người ta phải nhận ra sự cố là nguồn cơn xẩy ra qua từng tiết mục là bày tỏ trọn vẹn ý lẫn lời như một xác định; bởi vì đó là sự kiện quan trọng giới thiệu những gì trong câu truyện như một hàm chứa tất cả câu chuyện. Đấy là chính yếu đưa dẫn đến một truyện hư cấu hay: đề tài và cốt truyện của tiểu thuyết phải đồng bộ và hoàn chỉnh, hợp nhất, liên đới giữa thần và xác, tư tưởng và hành động trong cái nhìn hợp lý, hợp tình của con người –the leads to a cardinal principle of good fiction: the theme and the plot of a novel must be integrated –as thoroughly integrated as mind and body or thought and action in a rational view of man. Thể tài của tiểu thuyết là mạch nối giữa đề tài và cốt truyện. Đó là bước đầu tiên thông đạt được những gì trừu tượng nằm trong câu chuyện; không vin vào đó để nói lên cốt truyện, trọng tâm là giữa đối kháng sự kiện và hoàn cảnh của câu chuyện -đối kháng trong giới hạn hành động là tạo dựng một tiến trình có mục đích của sự việc. Thí dụ: ‘Bếp Lửa’ hoặc ‘Ung Thư’… của Thanh Tâm Tuyền là một bức xúc khốn cùng của tâm lý hay trong ‘Đêm Giả Từ Hà Nội’ đến ‘Hồng Không Ở Dưới Chân’’ của Mai Thảo là một hóa thân trong tâm thức đối diện với hoàn cảnh. Cả hai tác giả đã đưa truyện vào sự kiện thời đại, dù truyện viết rất ngắn nhưng tựu chung nói lên cái trực diện bi thảm; thế nhưng không phải vì thế mà xa rời giữa tác giả và truyện mà nằm trong cái thế liên hoàn của đề tài và cốt truyện: Bởi; vai trò của trí tuệ nằm trong tồn lưu nhân thế. –the role of the mind in man’s existence. Đề tài cốt truyện (the plot-theme) là nói lên cái tương nhượng giữa con người với con người, ấy là mục đích dựng chuyện có chủ đề và cốt truyện. Thành ra tác giả viết bằng một trí tuệ đối kháng của con người vị tha, một thứ tiểu thuyết có tính siêu hình, trừu tượng nhưng nội dung không trừu tượng, siêu hình. Chính tâm thức vị tha đưa tới tập thể xã hội ‘altruist-collectivist society’ là vậy. Vì rứa mà cho ta nhận thức được tầm quan trọng của người viết tiểu thuyết, nó có một sự liên đới tâm hồn của Thanh Tâm Tuyền với Dostoevsky và một tư duy siêu tưởng của Mai Thảo và Kafka. Răng rứa? Bởi; nghệ thuật văn chương là đỉnh cao luôn học hỏi và tìm thấy, trong sự cớ như vậy là tiến trình diễn biến trong tiểu thuyết từ sự phơi mở, phát thảo và kịch tính trong đề tài mà làm cho câu chuyện sống động là vậy. Dụng tâm của tác giả là phơi mở một nội-tâm-chìm trong từng vai trò, cứ mỗi vai trò là một tác giả trong đó. Cũng có thể là căn nguyên của đối kháng –it has to based on conflit và cũng có thể đối kháng bên trong nhân vật hoặc đối kháng để đưa tới mục đích hoặc đối kháng giữa hai hay nhiều nhân vật trong cùng một đề tài. Rứa có phải văn chương nghệ thuật và văn chương thẩm mỹ là chất tinh truyền xuất ra từ tâm lý? Từ đó tạo được một cục bộ vững chắc và giá trị (concretization of values) trong tiểu thuyết.
3. Nhân Vật: Thực ra là mô tả đặc điểm qua từng vai trò (Characterization) là vẽ lên chân dung từng cá nhân, chân dung đó chính là cuộc đời, là điểm nổi bật; hình thức đó duy nhất, là đặc thù của từng cá nhân trong cuộc đời này. Đặc điểm của nhân vật là một chọn lựa cực độ của tác giả. Con người là một hiện hữu phức tạp tồn lưu trên điạ cầu này –a human being is the most complex entity on earth. Cho nên chi người viết phải biết vận dụng trí tuệ vào cái cần và không cần của cái đống phức tạp đó; nghĩa là phải tiến trình trong sáng tạo qua từng hình ảnh, từng vóc dáng của từng cá nhân. Nhân dáng đó phải là một thứ trừu tượng không cần tả chân mà hẳn nhiên tợ như đứng vững trong truyện, một đồng thể qua từng cá nhân. Một điều khác; đặc tính vai trò nhân vật trong tiểu thuyết có thể là một thành quả bởi hai nghĩa chính : hành động và đối thoại. Miêu tả nhân vật là nói lên sự xuất hiện vai trò chủ lực qua từng cá thể…Nhưng tất cả chỉ là trợ lực một cách đơn thuần chớ không phải nói đến hai trụ cột: ‘hành động và đối thoại’. Mà quan trọng ở chỗ là tác giả vận hành những gì để thấy được nhân vật đã làm gì và đã nói những gì. Đấy là cốt tủy trong một tinh thần và thể xác cho một tiểu thuyết. Người viết giống như những nghệ sĩ khác; phải giới thiệu cái giá trị riêng mình bằng một sự tái tạo hiện thực không cần qua một hình ảnh hiện thực nào khác. Ở lãnh vực nhân vật, đặc điểm hành động là đáng giá ngàn lần ngữ tính từ. Vai trò nhân vật là chân dung nổi bật và cần thiết. Rứa thì cái gì cần thiết cho vai trò của nhân vật? Là những gì chúng ta muốn biết đến, muốn hiểu đến trong từng cá tính nhân vật. Do từ động lực thúc đẩy để khám phá. Khám phá là chià khóa ý niệm trong tâm lý và đó là động lực thúc đẩy gây ra từ hành động.
4. Kiểu Thức: là một chủ đề của ‘style’, một văn phong kiểu cách hết sức phức tạp điều đó không thể ôm đùm trong việc thảo luận đơn phương mà cần phải nêu mấy điểm cần thiết: – Kiểu thức văn chương có hai yếu tố cơ bản : ‘chọn lựa cái ưng ý’ và ‘chọn lựa từ ngữ’. Chọn lựa cái ưng ý là chọn cái diện mạo, khiá cạnh cho một chuyển vận câu văn, đoạn văn hay cho một mạch văn (miêu tả, tường thuật hay đối thoại) mà người viết chọn như một truyền thông. Còn gọi là chọn lựa từ ngữ có nghĩa chữ nghĩa phải đặc biệt và cấu trúc thành văn là cái mà người viết xử dụng như một truyền thông.Thí dụ: tác giả muốn mô tả cái đẹp của phụ nữ là văn phong (stylistic) chọn cái ưng ý, hài lòng, thỏa mãn là xác định cái mà tác giả để tâm đến là tất cả cái đẹp được đề cập với từng chi tiết; tác giả giới thiệu cái giá trị đích thực qua cảm quan của mình là một thứ ngữ ngôn gián tiếp nói về mình.Tác giả chọn từ ngữ là chuyên chở vào đó cái cảm xúc ẩn tàng hoặc mang một ý nghĩa khác hoặc một tiếng ‘lóng’ khác; tất cả ‘ưng ý’ để được truyền thông.
Vì vậy; nghệ thuật hiện đại và văn chương hiện đại là một chi phối lớn bằng mọi cách làm băng hoại ý thức của con người và giảm đi cái không còn cảm xúc mà chỉ biết vui thú trong cái tri thức vô nghĩa màu mè, âm vang và thói tính.Triệt hạ cái tàn tích vô căn cứ. Đó là văn chương. Nghệ thuật đã đi qua nhiều thời kỳ và văn hóa là niềm tin đầy đủ, tấm gương phản chiếu của văn hóa triết học. Chỉ để lại một cảm thức có thể là một biểu lộ, đồng tình để được gọi là ‘nghệ thuật / art’; không những chỉ dành cho ý định hay mục tiêu hoặc một cái gì đạt được của những gì vấp phải nhưng tất cả chỉ còn lại một sự thu hút tao nhã của sự kiện đó là những gì chiếm hữu được trong lãnh vực nghệ thuật, nhất là nghệ thuật văn chương, một điều không thể vượt thoát từ sức mạnh của khám phá, của sự thật. Không còn thấy sợ hãi trước biểu lộ, nhưng chắc chắn điều này là một mô phạm có giá trị; đấy là những gì không làm sa ngã, lúng túng mà ngược lại ngữ ngôn là sức mạnh phá vỡ những gì ước lệ, thủ cựu mà học được từ những ngập chìm đã qua, đã sinh ra từ lòng đất và những gì uế tạp là cần cho một giải phóng. Cái sự ngập chìm là triết học, văn chương hiện đại và cái sự uế tạp là lý do cho một cơ bản chính yếu của khai phá văn chương .
Theo Võ Công Liêm