Vivek Gupta (Ấn Độ)

Hamid Dabashi sinh năm 1951 tại Ahvaz, là một giáo sư người Mỹ gốc Iran. Ông chuyên về Nghiên cứu Văn học so sánh tại Đại học Columbia, thành phố New York, là tác giả của hơn hai mươi cuốn sách. Ngoài nghiên cứu văn học, ông còn tham gia vào các lĩnh vực khác như văn hóa, triết học, điện ảnh, phê bình xã hội… Gần đây, Hamid Dabashi cho ra đời một công trình nghiên cứu công phu, đồ sộ, Thế giới của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư (The World of Persian Literary Humanism). Đây là câu chuyện hơn 1400 năm của văn học Ba Tư. Ông gọi “Chủ nghĩa nhân văn trong văn học” bằng một từ, “Adab”.

Adab là từ ngữ của Ba Tư, nhưng có nguồn gốc ý nghĩa trong ngôn ngữ ả Rập, tiếng Urdu, và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tiếng ả Rập, “Adab” có nghĩa là cách cư xử tốt đẹp. Trong tiếng Urdu, “Adab” mang ý nghĩa nhân văn, giống như tiếng Ba Tư và tiếng ả Rập. Nó có liên quan đến văn học, nhưng đôi khi, nó được sử dụng như là một lời chào chung chung.

Bằng cách sử dụng “Adab”, Dabashi đã khéo léo lập luận cho một lý thuyết mới về chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư. Ông đã khám phá ra mối quan hệ của “Adab” trong văn học Ba Tư, triết học kinh viện ả Rập và sự phát triển của nó ở Trung và Nam á. Với Dabashi, văn học Ba Tư luôn luôn đặt ra câu hỏi “Đâu mới là con người thực sự?”. Chúng tôi đã có một buổi gặp gỡ để phỏng vấn ông về cuốn sách mới này.

Giáo sư Hamid Dabashi

Ý nghĩa của từ “Adab”, hay “Chủ nghĩa nhân văn trong văn học”, là trung tâm trong cuốn sách mới của ông. Nó đã tạo ra tiếng vang trong nhiều ngữ cảnh và ngôn ngữ. Đối với Ba Tư, ông đã tạo ra một quỹ đạo cho “Adab” bằng một loạt các định nghĩa, phân tích, và xu hướng phát triển của chủ nghĩa nhân văn trong những giai đoạn tiếp theo. Làm thế nào để đóng khung “Adab” trong khuôn khổ của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Ba Tư? ý nghĩa của thuật ngữ này là gì? Và làm thế nào để thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về một nền văn học Ba Tư rộng lớn?

Bạn đã hoàn toàn đúng khi cho rằng “Adab” đã tạo ra tiếng vang trong nhiều ngữ cảnh và ngôn ngữ. Những lập luận của tôi đã giải phóng nó ra khỏi tất cả những hạn chế trong quá khứ hậu thuộc địa của quốc gia này. Tôi đã di chuyển nó tới nơi nó thuộc về. Việc coi “Adab” như một “Chủ nghĩa nhân văn trong văn học” và đặt nó bên cạnh các triết lý Hồi giáo đã giúp tôi có thể khoanh vùng phạm vi nghiên cứu của mình: Địa lý, thời gian, văn bản, và dứt khoát với một quyết định thay thế. Mối quan tâm của tôi không còn nhỏ hẹp trong phạm vi con người Hồi giáo, mà là một con người – nhân loại.

1400 năm là một khoảngt thời gian rất dài. Di chuyển theo nó là những đế chế, những hình thái khác nhau, và nó có tất cả các cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Ba Tư với chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Nó đã đem đến cho tôi cơ hội để suy nghĩ, nhìn lại những đối đầu căng thẳng, những quyết định, những va chạm từ các nền văn hóa đa dạng, đến từ bán đảo ấn Độ, thông qua Trung á, Iran và Tiểu á. Nhờ vậy mà sự hiểu biết mới bắt đầu có hiệu lực, khắc phục và vượt qua những trở ngại từ văn học sử Phương Đông và văn học Ba Tư. Cũng như, gạt ra ngoài những sai lầm của các nhà lý luận văn học Bắc Mỹ, nơi mà ta vẫn quen gọi là “Thế giới văn học”. Vượt qua họ, và từ đó, đòi lại Chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư.

Chủ đề xuyên suốt trong “Thế giới chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư” là vị trí của văn học Ba Tư trong tiếng ả Rập. Làm thế nào để Ba Tư và các nền văn hóa, văn học ả Rập hội tụ và phân kỳ? Tầm quan trọng của việc kiểm tra lại các mối quan hệ trong các ngôn ngữ như ả Rập, Ba Tư là gì?

Tiếng Ba Tư bắt đầu như là một ngôn ngữ của dân tộc, nhưng nó đã bị chinh phục bởi người ả Rập, trở thành đối tượng của Chủ nghĩa đế quốc trong văn học ả Rập, và sau đó, chính nó lại trở thành một ngôn ngữ đế quốc. Đó là mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đế chế mà tôi quan tâm nhất. Các khía cạnh khác cần lưu ý ở đây là sự thiêng liêng của tiếng ả Rập với vai trò là ngôn ngữ của sự mặc khải trong kinh Quran đã làm cho nó trở nên đặc biệt quan trọng trong triết học kinh viện Hồi giáo. Trên thực tế, điều đó không thích hợp với Ba Tư. Ngôn ngữ của Ba Tư là ngôn ngữ để nuôi dưỡng chủ nghĩa nhân văn trong văn chương. Nó tự do và không bị ràng buộc bởi bất kỳ giả định thiêng liêng nào.

“Adab” đã từng có một lịch sử lừng lẫy trong tiếng ả Rập, Thổ Nhĩ Kỳ, và Urdu. Tất cả các biến thể, quá trình, chủ đề của nó đã được tôi tìm hiểu và ghi chép lại trong cuốn sách. Bạn có thể thấy rằng, trong khi giáo sư của tôi, George Makdisi, kéo sự quan tâm đối với chủ nghĩa nhân văn ả Rập về phía Tây để so sánh với “Kito giáo phương Tây”, thì tôi lại làm ngược lại. Tôi bị thu hút về phương Đông, nơi mà chủ nghĩa nhân văn Ba Tư bắt nguồn.

Văn học Ba Tư thường được nhắc đến với tên tuổi của các nhà thơ lớn như Sa’di, Hafez, Rumi,… Tuy nhiên, theo như giải thích của ông, tiếng Ba Tư là một ngôn ngữ quốc tế và văn học Ba Tư có khả năng mở rộng, vượt ra khỏi khu vực Trung á. Làm thế nào để nhà văn Ba Tư đóng góp những sáng tạo văn học trong lĩnh vực “Adab”?

Đối với tôi, Nam á và Trung á trong Chủ nghĩa nhân văn Ba Tư không phải là ngẫu nhiên hay sự kéo theo. Cần phải có một đánh giá chính xác về những gì họ đã đóng góp được và cả những gì họ chưa để lại dấu ấn. Tôi đã theo các khóa học của Chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư. Tôi biết về đế chế, về những người Nam á. Do đó, sự có mặt của các nhà thơ, nhà văn, cho dù là họ sinh ra và lớn lên ở Nam á hay từ một nơi nào đó khác, đều xoay vòng và đặt tôi vào trong những xem xét di sản lịch sử của họ.

Tiếng Ba Tư đã và vẫn còn là một ngôn ngữ Nam á. Đây là một giả định hoàn toàn khác với ý tưởng ngôn ngữ Ba Tư là đặc quyền của hậu thuộc địa. Trong triều đại Mughal, sự hồi sinh của nền văn học Ba Tư là một điều quan trọng. Cùng lúc đó, ở Trung á lại xảy ra cuộc gặp gỡ với văn học Nga. Triều đại Timurids và Mughals ở Afghanistan và ấn Độ là hai ảnh hưởng đế quốc lớn nhất đối với chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư. Đó là lý do chúng ta phải triệt để cấu hình lại cách thức mà chúng ta suy nghĩ về ngôn ngữ Ba Tư.

Ông đã viết rằng, “Trí thức Ba Tư, chủ nghĩa đế quốc Châu Âu là một đế chế phi vật thể có tâm điểm – những thành phố quốc tế của nó, London, Paris, hay Madrid (thay vì là Isfahan, Herat, Delhi, hoặc Istanbul) – chúng đã không được chào đón. Đối với chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư, đã không còn ngôn ngữ chung”. Làm thế nào để chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư thay đổi và thích nghi trong cuộc gặp gỡ sau này với chủ nghĩa đế quốc Châu Âu? Nhà văn Ba Tư có thể bảo tồn “Adab” trong tương lai không?

Tất nhiên là họ đã làm thế, bằng nhiều cách khác nhau. Đây là thời kỳ “hỗn loạn”, là thời điểm mà các nhà thơ, nhà văn Ba Tư bước ra khỏi vũ trụ quan nhỏ bé của mình, nhưng lại chưa tìm thấy bất kì vị trí nào trong đế quốc Châu Âu, và do đó, họ đã tạo ra một không gian công cộng mà ta vẫn gọi là “Vatan/ Quê hương”. Đó là một giai đoạn cực kỳ thú vị và sung mãn, bởi vì, chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư đã đến được với những khác biệt. Trung tâm của chủ nghĩa nhân văn trong văn học lần lượt được thay đổi để thích ứng với môi trường mới, và do đó, nó mở rộng hoàn toàn phạm vi công cộng của mình.

Chúng tôi tò mò muốn biết, ông sẽ làm thế nào nếu các nhà văn đương đại Ba Tư sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng từ Ba Tư cổ điển. Có phải ông sẽ tranh luận rằng, văn học Ba Tư vẫn đang đặt ra câu hỏi về những gì mà nó cho là con người?

Chính là nó đấy, nhưng, thời điểm xác định của nó không dài theo huyết thống đoàn thể, biểu tượng hay đặc tính. Tôi quan tâm đến sự hỗn loạn sau khuôn mẫu và cách thức hoạt động công khai ngoài hoàng gia.

Trong chương cuối cùng của cuốn sách, tôi đã theo dõi các biểu hiện trên phim ảnh, tiểu thuyết, kịch và thơ ca. Cho đến thời điểm này, tôi đã hướng dẫn các độc giả của tôi qua một phân kỳ chuyên đề của nền văn học Ba Tư, khi nó di chuyển từ huyết thống đoàn thể sang các đặc tính biểu trưng, và tiếp đến là sự hỗn loạn như đã ngụ ý trong định nghĩa của nó. Bằng cách này, tôi thừa nhận việc thay đổi đối tượng trung tâm trong mỗi chủ nghĩa nhân văn, tại mỗi thế hệ nhà văn, nhà thơ đang tiếp tục di chuyển về phía trước. Dự định của tôi là xóa bỏ sự kỳ thị và tìm cách giải cứu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học Ba Tư, đưa nó trở lại với cuộc sống. Tuy “Adab” không phải là một lý thuyết hiện đại, nhưng, trên thực tế, nó lại được lựa chọn như một lý thuyết hiện đại.

VŨ NAM

Theo http://asiasociety.org

(Nguồn: Văn nghệ Số 8/2013)