– Thuở trời đất nổi cơn gió bụi * |
Trong lời nhận xét chung về Cung oán chúng tôi có nhắc nhiều đến Chinh phụ.(1) Những chuyện đã nói ở đây xin được miễn nhắc lại, để ta có thể bàn ngay chuyện mới. Có lẽ dễ tưởng rằng nỗi lòng người vợ có chồng chinh chiến xa xôi là một nội dung văn chương phổ thông khắp nơi trên mặt đất, nhưng thực ra không phải vậy! Người da trắng thời La-mã viễn chinh tưng bừng, rồi trong năm sáu trăm năm nay lại viễn chinh tưng bừng. Bao nhiêu Tây chồng vượt đại dương đi đánh… thế giới, mỗi lần đi vừa xa vừa lâu, Tây lại rất chịu khó viết tiểu thuyết, thế mà văn học Tây không có tác phẩm lớn nào về nỗi mong mỏi chồng của bao nhiêu Tây vợ! Viễn chinh mà không vượt biển thì đến nay vẫn chưa ai phá nổi thành tích của người Mông Cổ. Không nghe nói văn học Mông Cổ có kiệt tác như Chinh phụ. Rồi người Tàu tuy không đi đánh thật xa như Tây hay Mông Cổ nhưng những cuộc nam chinh của họ cũng đáng kể lắm, Tàu viết lách càng chịu khó hơn Tây, thế mà thật đông đảo văn thi nhân cũng chỉ để lại một số bài thơ ngắn chứ không người nào viết ra được thứ gì như Chinh phụ… Vào thời Đặng Trần Côn ở Bắc Hà nhiều giặc giã, hẳn ông đã lấy cảm hứng từ những lần chúa Trịnh sai tướng mang quân đi đánh dẹp. “Chàng” đi không xa không lâu tí nào, thế mà lòng “thiếp” cảm sâu sắc đến nỗi có văn nhân mượn đem viết thành tác phẩm kích thích được văn nhân khác làm nên kiệt tác để đời. A, ở đây hoàn cảnh bé cảm xúc lớn mới là hay, chứ hay hớm gì chuyện xảy ra ngược lại! Và hễ có cảm xúc lớn rồi, ta cứ việc vay “đồ Tàu” mà dựng lên một cái “khung” thật hoành tráng cho xứng, chứ ngại gì! Dân tộc Việt Nam không chỉ trường thi mà còn trường ca về nỗi lòng chinh phụ: Hòn Vọng Phu của Lê Thương đấy. Lời ca mới vĩ đại sao, và hiển nhiên tương ứng với cảm xúc trong lòng người chứ không liên quan gì đến thực tế sử địa. Tuy Chinh phụ phác họa một hình ảnh lứa đôi quý tộc, nhưng cái tâm sự của “thiếp” cơ bản vượt giai cấp, đại khái cũng chính là nỗi niềm của vợ lính quèn. Cuối cùng, vì khúc ngâm diễn một tâm sự chứ không phải kể một câu chuyện, khi đọc ta chớ sốt ruột chờ diễn biến. Và vì tình cảm nhớ nhung thì nhớ rồi lại nhớ, nên khi gặp chỗ lặp lại ta cũng chớ phàn nàn… Hay nhất cho ta người đọc, là cố tận cảm những lời hết sức gợi cảm trong bản dịch thơ tuyệt tác của Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích. Cũng như đã làm đối với Cung oán ngâm khúc, chúng tôi lấy cảm nhận riêng mà tạm chia CHINH PHỤ NGÂM KHÚCthành 12 đoạn như sau: Thuở trời đất nổi cơn gió bụi Hễ “cơn gió bụi nổi”, thì có người phải ra đi. Mà ra đi thì “Xưa nay chinh chiến mấy ai về”.(2) Nhưng Đặng Trần Côn không thơ tràng thiên về người “chinh chiến”, mà về kẻ ở lại nhà chờ người ấy. “Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên”… Truân chuyên nghĩa là khó nhọc, vất vả. Ô hay, chồng của “khách” mới…, chứ “khách” có đi đâu, có làm gì đâu, mà… Truân chuyên không phải một lối. Muốn biết tại sao “má hồng” cũng vất vả vì “gió bụi”, xin “xem hồi sau sẽ rõ”! —- Thuở trời đất nổi cơn gió bụi (1) Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt (5) Nước thanh bình ba trăm năm cũ (9) Bịn rịn buổi tiễn đưa Ai đọc lại đoạn Chinh phụ này mà nẩy ý tìm hiểu những tên người, tên đất bên Tàu ấy, xin đừng! Vì Hoài Thanh đã làm việc đó rồi và cho hay “tất cả đều chỉ có giá trị tượng trưng, có khi lấy ở đời Hán, lại có khi lấy ở đời Ðường, nhiều khi chẳng có quan hệ gì với nhau, thậm chí mâu thuẫn với nhau nữa”!(3) Ta chỉ cần biết “chàng” chinh chiến xa xôi lắm. Và chính “thiếp” thì cũng chỉ cần biết có thế thôi. Chinh phu ra đi oai hùng: “Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Rồi đoàn quân đi trong một không gian mênh mông, mây núi chập chùng, cũng rất hùng! Nhưng người hùng cảnh hùng không làm quên được việc đi mà không biết ngày về, thực ra không biết có ngày về hay không. Tự nhiên, buổi tiễn đưa hết sức bịn rịn. Bịn rịn không lâu hóa “ngẩn ngơ”: “Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng Chinh phụ ngẩn người một lúc, rồi cũng cất bước: “Chàng thì đi cõi xa mưa gió Người đi kẻ về, chốc chốc: “Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy —- Đường giong ruổi lưng đeo cung tiễn (13) Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt (17) Chí làm trai dặm nghìn da ngựa (21) Ngòi đầu cầu nước trong như lọc (25) Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa (29) Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi (33) Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử (37) Tiếng nhạc ngựa lần chen tiếng trống (41) Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu (45) Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng (49) Chàng thì đi cõi xa mưa gió (53) Chốn Hàm Dương chàng còn ngoảnh lại (57) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy (61) Người ở nhà lo nghĩ về người đi xa Đưa “chàng” đi rồi, “thiếp” về nhà, bắt đầu lo. Trước tiên là lo “chàng” vất vả: “Chàng từ khi vào nơi gió cát”, hẳn lúc thì vượt “nội không muôn dặm xiết bao dãi dầu”, lúc thì “đứt thôi lại nối thấp đà lại cao”, trèo dốc mệt… không được nghỉ, và hẳn có lúc lại gặp “dòng nước sâu” đến nỗi “ngựa (cũng) nản chân bon”… Nhưng “những người chinh chiến”, lo nhất cho họ là lo về tính mệnh. Cứ mỗi cơn binh lửa, là lại thêm biết bao nhiêu nấm mồ hoang: “Non Kỳ mộ chỉ trăng treo Hồn tử sĩ gió ù ù thổi “Chàng” ơi, “chàng” ơi! —- Chàng từ khi vào nơi gió cát (65) Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn (69) Nay Hán xuống Bạch thành đóng lại (73) Sương đầu núi buổi chiều như giội (77) Trên trướng gấm thấu hay chăng nhẽ (81) Đã trắc trở đòi ngàn xà hổ (85) Chàng từ sang đông nam khơi nẻo (89) Nức hơi mạnh ơn dày từ trước (93) Hồn tử sĩ gió ù ù thổi (97) Dấu binh lửa nước non như cũ (101) Tưởng chàng trải nhiều bề nắng nỏ (105) Than đôi lứa chia lìa Bịn rịn lúc tiễn đưa, lo lắng khi về đến nhà, bây giờ mới bắt đầu than thở về nông nỗi “đôi lứa” hãy còn “thiếu niên” mà không được “vui vầy cá nước”, mà phải “cách vời”… Đã có duyên vợ chồng, lại người “trong cánh cửa” kẻ “ngoài chân mây”, “nỗi lòng biết ngỏ cùng ai”, nên “thôi sớm thôi hôm những sầu”… —- Áng công danh trăm đường rộn rã (109) Trong cửa này đã đành phận thiếp (113) Thiếp chẳng tưởng ra người chinh phụ (117) Chàng phong lưu đương chừng niên thiếu (121) Trách chinh phu lỡ hẹn Đoạn trước chinh phụ “than”, đoạn này chuyển sang “trách”. Cái trách đây có chỗ lạ: “Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy”, “Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ”… Thế nghĩa là chồng ra trận rồi vợ chạy tứ tung để đợi gặp chồng? Chẳng những xưa kia phụ nữ Tàu không được tự do như thế, mà ngay bây giờ bất cứ ở đâu cái việc “hẹn” này cũng là hiếm. “Bù lạ”, chinh phụ có lúc thốt lên những lời thật gợi cảm: “Nay đào đã quyến gió đông “Ngập ngừng gió thổi chéo bào —- Thuở lâm hành oanh chưa bén liễu (125) Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió (129) Hẹn cùng ta Lũng Tây nham ấy (133) Hẹn nơi nao Hán Dương cầu nọ (137) Tin thường lại người không thấy lại (141) Thư thường tới người chưa thấy tới (145) Kể chuyện nhà: nuôi mẹ, dạy con Đoạn này chinh phụ kể… công: nào nuôi mẹ già, nào nuôi và dạy con thơ. Kể tí gọi là thôi, kẹp vào giữa “xót” và “nhớ” chinh phu. “Mẹ già phơ phất mái sương”, “Con thơ măng sữa…”, “… buồn khi tựa cửa”, “… chờ bữa mớm cơm”, nghe như ca dao… —- Thử tính lại diễn khơi ngày ấy (149) Tình gia thất nào ai chẳng có (153) Lòng lão thân buồn khi tựa cửa (157) Nay một thân nuôi già dạy trẻ (161) Kể lể nỗi niềm nhớ nhung Cái đoạn này dài đến non một phần tư tác phẩm. Nó dài là phải, vì nó diễn “nỗi nhớ nhung đau đáu”, tức cái cảm xúc chính trong lòng người chinh phụ. “Lòng thiếp riêng bi thiết (…) nói chẳng nên lời”, nhưng may đã có thi sĩ đặt mình vào chỗ “thiếp” mà cảm miên man, viết nên lời lời gợi cảm… Vợ nhớ chồng xa lúc nào chẳng nhớ, nhưng có lẽ dễ “chạnh” hơn về ban đêm, nhất những đêm có trăng, hoa, gió: “Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm Trong lòng người vốn chỉ có những thứ trừu tượng, nhưng lúc này những thứ ấy “nặng” và “đầy” đến nỗi bỗng hóa như vật chất: “Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối Và chính vật chất bên ngoài cũng trở nên rất khác lạ: “Sương như búa bổ mòn gốc liễu Lạ và lạ đến đâu, thì người vợ “lẻ loi một bề” cũng không làm gì được ngoài để cho “lệ (…) nhỏ đôi”. Đêm đêm, một mình một bóng, đau đáu, đôi đôi, hết đôi này lại nhỏ tiếp đôi khác… —- Kể năm đã ba tư cách diễn (165) Thoa cung Hán thuở ngày xuất giá (169) Nhẫn đeo tay mọi khi ngắm nghía (173) Trải mấy xuân tin đi tin lại (177) Gió tây nổi không đường hồng tiện (181) Đề chữ gấm phong thôi lại mở (185) Há như ai hồn say bóng lẫn (189) Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước (193) Đèn có biết nhường bằng chẳng biết (197) Gà eo óc gáy sương năm trống (201) Hương gượng đốt hồn đà mê mải (205) Lòng này gửi gió đông có tiện (209) Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu (213) Sương như búa bổ mòn gốc liễu (217) Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc (221) Hoa giãi nguyệt nguyệt in một tấm (225) Đâu xiết kể trăm sầu nghìn não (229) Mặt biếng tô miệng càng biếng nói (233) Biếng trang điểm lòng người sầu tủi (237) Sầu ôm nặng hãy chồng làm gối (241) Gõ sênh ngọc mấy hồi không tiếng (245) Ca quyên ghẹo làm rơi nước mắt (249) Nếm chua cay tấm lòng mới tỏ (253) Khi mơ khi tỉnh dõi tìm dấu chàng Có thế chứ. Đây không như một đoạn trước trong đó chinh phụ thân xông pha đi tìm gặp chinh phu. Đây thân vẫn ở nhà, trên giường, chỉ có hồn bay khắp nơi… Hồn mà tìm nhất định phải thấy, thiếp chàng gặp nhau vui “muôn vàn”, nhưng qua “giờ mộng xuân” rồi thì: “Khi mơ những tiếc khi tàn Hồn thiếp bay lên cao có lúc thấy cảnh gợi ghê: “Khói mù nghi ngút ngàn khơi “Kêu thương” nào chỉ “con chim”! Ờ, mà lẽ nào chỉ có người ở nhà mới đêm đêm… cất cánh, hẳn “chàng” cũng… “Yêu nhau nhớ dáng tưởng hình —- Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng (257) Tìm chàng thuở Dương Đài lối cũ (261) Giận thiếp thân lại không bằng mộng (265) Vui có một tấm lòng chẳng dứt (269) Trông bến nam bãi che mặt nước (273) Trông đường bắc đôi chòm quán khách (277) Non đông thấy lá hầu chất đống (281) Lũng Tây chảy nước dường uốn khúc (285) Trông bốn bể chân trời mặt đất (289) Gậy rút đất dễ khôn học chước (293) Tiếc nhớ quẩn quanh Đoạn này nhớ mang màu tiếc: “Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong”. Chinh phụ khe khẽ tiếc, rồi khe khẽ hỏi: “Lòng chàng có cũng như lòng thiếp chăng”? rồi khe khẽ “ví”: “Lòng chàng ví cũng bằng như thế”… Bao nhiêu bước thẫn thờ qua lại trên sân. Bao nhiêu đêm với chỉ trăng bên gối, thiếp đi, để “bừng mắt” thấy “sương gội cành khô”. “Lạnh lùng thay (…) Gió mây hiu hắt trên đầu tường vôi”… Phải chi, phải không, chàng ơi. —- Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu (297) Lòng chàng ví cũng bằng như thế (301) Bóng dương để hoa vàng chẳng đoái (305) Chồi lan nọ trước sân đã hái (309) Bóng Ngân hán khi mờ khi tỏ (313) Mặt trăng tỏ thường soi bên gối (317) Lo già, nguyện muôn kiếp bên chàng Đây cũng đoạn quan trọng. Vì xa nhau lâu thì người phụ nữ lo gì hơn lo già: “Thoi đưa ngày tháng ruổi mau “Gái tơ mấy chốc hóa ra nạ dòng”… Lo dẫn đến thương: “Thương một kẻ phòng không luống giữ”. Kẻ đáng thương ấy ngày ngày “(…) dạo hài lối cũ rêu in “Thời tốt” cứ theo nhau “lỡ hết” phen này đến phen kia, “e đến khi đầu bạc” mất! Bạc đầu tất nhiên không chỉ mình “thiếp”, nên “Thiếp rầu thiếp lại rầu chàng chẳng quên”. “Rầu” mất màu tóc nhiều quá, có khi đâm lẩn thẩn, đòi thắng cả thời gian: “Thiếp xin chàng chớ bạc đầu Nói hăng vậy, chứ thực ra cũng đã trù liệu đến thất bại hoàn toàn rồi. Nếu kiếp này “trời (…) để nhỡ nhàng”, thiếp chàng cứ “đấy đây” mãi, thì “Thiếp xin về kiếp sau này Tội quá, cho “liền” liền đi, trời ơi! —- Một năm một nhạt màu son phấn (321) Chàng ruổi ngựa dặm trường mây phủ (325) Xẩy nhớ khi cành Diêu đóa Ngụy (329) Thương một kẻ phòng không luống giữ (333) Xuân thu để giận quanh ở dạ (337) Kìa Văn Quân mỹ miều thuở trước (341) Nghĩ nhan sắc đương chừng hoa nở (345) Gác nguyệt nọ mơ mòng vẻ mặt (349) Chàng chẳng thấy chim uyên ở nội (353) Kìa loài sâu hai đầu cùng sánh (357) Ấy loài vật tình duyên còn thế (361) Đành muôn kiếp chữ tình đã vậy (365) Xin làm bóng theo cùng chàng vậy (369) Mơ chinh phu khải hoàn Ấy là chinh phụ mơ chinh phu khải hoàn. “Phân vinh thiếp cũng đượm chung hương trời”. Xứng đáng lắm. Đoạn này chán! —- Lòng hứa quốc tựa son ngăn ngắt (373) Mũi đồng bác đôi lần hăm hở (377) Bóng kỳ xí giã ngoài quan ải (381) Nước Ngân Hán việt đồng rửa sạch (385) Nền huân tướng đai cân rạng vẻ (389) Mơ lúc gặp lại chinh phu Ca khúc khải hoàn xong, chinh phụ chinh phu ca tiếp bài tái ngộ. Chao ơi mùi. “Thiếp” “vì chàng điểm phấn đeo hương não nùng”, rồi đem “khăn lệ” và “thơ sầu” ra khoe. “Chàng” nâng niu vuốt ve từng tấm… nước mắt khô, rồi cứ đọc một câu sầu “chàng ơi” lại “đổi” bằng một câu vui “nàng ơi”, đổi đến đâu “khà” đến đấy cho đến khi “mọi lời” đã… uống sạch, nhả sạch! Cái màn đọc-đổi-khà còn được diễn đi diễn lại “đòi phen”, mà “thiếp” không chỉ có ngồi nghe với “sẽ rót vơi lần lần từng chén” cho chàng đâu, mà còn tự mình “sẽ ca lần ren rén từng thiên” và hễ “liên ngâm” xong thì cũng cạn chén (tuy chắc không “khà”) để gọi là “đối ẩm”… Có như thế thì may ra mới “bõ lúc xa sầu cách nhớ” được chứ! Nhưng than ôi, tất cả mới chỉ là mơ ước. Bao giờ “khách má hồng” mới dứt “truân chuyên”, hỡi “thăm thẳm xanh kia”? —- Thiếp chẳng dại như người Tô phụ (393) Xin vì chàng xếp bào cởi giáp (397) Mở khăn lệ chàng trông từng tấm (401) Sẽ rót vơi lần lần từng chén (405) Cho bõ lúc xa sầu cách nhớ (409) |
_______________ (2) “Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, câu chót bài Lương Châu Từ của Vương Hàn đời Đường, bản dịch Trần Quang Trân. (3) “… Theo đoạn tiễn đưa thì hình như người chinh phu quê ở Hàm Dương và đi đánh dẹp ở Tiêu Tương nghĩa là đi từ bắc xuống nam. Người chinh phụ cũng có nói: “Chàng từ sang đông nam khơi nẻo”. Nhưng “trống Trường Thành” là ở phương bắc và sau này người chinh phụ gửi nhớ thương cũng lại hướng về non Yên ở phương bắc. Hai lần người thiếu phụ nhắc đến ngày chồng hẹn lúc ra đi nhưng lần thứ nhất là “nẻo quyên ca” tức là mùa hè, lần thứ hai lại là “độ đào bông” tức là mùa xuân; thế thì là mùa hè hay mùa xuân?”, Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, nxb. Văn Học, VN, 1982, tr. 51. (4) Bài Chiêm Bao Thỉnh Thoảng Em Về của Huy Cận: “Yêu nhau nhớ dáng tưởng hình / Chiêm bao em có một mình chăng em?”. |