Khi lần đầu tiên bước vào một hầm mộ của Pharaông Ai Cập, các nhà khảo cổ đã bị “lóa mắt” bởi những tia sáng lấp lánh ánh vàng phản chiếu ở khắp nơi.

Năm 1922, các nhà khảo cổ học tìm thấy lăng mộ của Pharaông Ai Cập Tutankhamun, ngay lập tức, thông tin này đã xuất hiện trên khắp các mặt báo quốc tế và tạo nên một sự hứng thú mới đối với nền văn hóa Ai Cập cổ xưa.

Trong số những cổ vật quý giá được tìm thấy, chiếc mặt nạ dùng trong việc an táng Pharaông Tutankhamun (hiện giờ đang được trưng bày ở Viện bảo tàng Cairo, Ai Cập) đã trở thành một trong những biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ xưa.

Những cuộc triển lãm trưng bày các hiện vật tìm thấy bên trong lăng mộ Pharaông Tutankhamun đã được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới. Cái chết của một số người từng tham gia quá trình khai quật lăng mộ Pharaông đã trở thành truyện thần thoại nổi tiếng thời hiện đại, dù bị giới khoa học phủ nhận mạnh mẽ.

Đời sống văn hóa đương đại cùng những sản phẩm của truyền thông, văn học, điện ảnh… đã góp phần làm nên một câu chuyện mang tính siêu linh thần bí về “lời nguyền của các Pharaông” đối với những ai “dám cả gan” khuấy động giấc ngủ ngàn thu của họ.

Ngày các nhà khảo cổ học tìm ra lăng mộ của Pharaông Tutankhamun là 4/11/1922. Trong ảnh là chiếc mặt nạ an táng của Pharaông Tutankhamun.

Các nhà khảo cổ mở những cánh cửa dẫn vào góc sâu nhất của lăng mộ, lần đầu tiên họ được nhìn thấy chiếc quách đựng thi hài Pharaông Tutankhamun.

Năm 1907, nhà Ai Cập học kiêm khảo cổ học người Anh Howard Carter được một nhà quý tộc Anh có tên George Herbert tài trợ chi phí khảo cổ ở “Thung lũng của những vị vua” tại Ai Cập. Carter tìm kiếm trong thung lũng suốt một thời gian dài nhưng không tìm được gì đáng kể, khiến nhà tài trợ không khỏi thất vọng và tức giận.

Năm 1922, nhà quý tộc cảnh báo nhà khảo cổ rằng ông sẽ chỉ tài trợ thêm một thời gian ngắn nữa, nếu vẫn không có tiến triển gì, mọi nguồn kinh phí sẽ bị cắt. Carter lúc này rất cần một phát hiện mới để tạm làm yên lòng nhà tài trợ, ông liền cho đoàn quay trở lại một địa danh đã khảo cổ trước đó và thực hiện lại quá trình tìm kiếm.

Đến ngày 4/11/1922, đoàn bất ngờ tìm thấy một bậc cầu thang được tạc thẳng vào đá, sang đến ngày hôm sau, toàn bộ hình dáng chiếc cầu thang đã hiện ra, Carter liền gọi điện cho nhà tài trợ và đề nghị ông này bay tới ngay di chỉ khảo cổ ở Ai Cập.

Ngày 26/11/1922, khi nhà quý tộc giàu có đã có mặt, Carter lúc này mới mở một cửa ngách nhỏ ở cuối lối cầu thang bằng đá, dẫn vào bên trong một hầm mộ, trên tay ông cầm một ngọn nến.

Thoạt tiên, Carter không nhìn thấy gì. Khí nóng tích tụ bao năm trong hầm mộ giờ đây ồ ạt tràn ra ngoài khiến ngọn nến cháy lập lòe, nhưng khi mắt đã quen với ánh sáng mờ tỏ, những chi tiết của gian ngoài hầm mộ bắt đầu từ từ hiện ra. Ánh vàng lấp lóa ở khắp nơi. Đây chính là hầm mộ của Pharaông Tutankhamun (trị vì Ai Cập từ năm 1332-1323 trước Công nguyên).

Những đồ cúng lễ được chôn cất theo Pharaông Tutankhamun.

Người ta phát hiện ra rằng hầm mộ này đã từng hai lần bị cướp phá từ thời xa xưa, nhưng may mắn nó vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc. Bên trong hầm mộ người ta tìm thấy hàng ngàn cổ vật vô giá, bao gồm cả chiếc quách đựng xác ướp Pharaông.

Để thống kê chi tiết các cổ vật bên trong hầm mộ, người ta cần một quá trình kéo dài tới gần… 8 năm. Những bức ảnh dưới đây ghi lại những cổ vật được tìm thấy bên trong hầm mộ ngày đó. Hầm mộ có 3 gian và quách chứa thi hài Pharaông được cất giữ ở gian trong cùng.

Giường sư tử mạ vàng, tủ đựng phục trang và nhiều đồ gia dụng khác được mai táng theo Pharaông. Trong hầm mộ còn có nhiều bức tượng khắc họa những người lính đang canh giữ giấc ngủ ngàn thu cho Pharaông.

Nhiều mô hình thu nhỏ những chiếc thuyền được chôn cất theo Pharaông.

Những món đồ mai táng này đều được mạ vàng cầu kỳ. Sau hàng ngàn năm, chúng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp ban đầu.

Những món đồ vẫn còn nguyên vẹn một cách đáng kinh ngạc. Ngoài những rương hòm chứa đựng những đồ dùng cá nhân của Pharaông còn có một chiếc ghế nhỏ làm bằng gỗ mun có gắn các chi tiết trang trí bằng ngà voi đã từng là chiếc ghế của Tutankhamun khi ngài còn nhỏ.

Một tượng đầu bò thần mạ vàng đặt bên cạnh nhiều rương hòm.

Những cổ vật vẫn còn nguyên vẹn sau hàng nghìn năm dù hầm mộ đã hai lần bị cướp phá.

Những bình vò bằng thạch cao tuyết hoa được tạo tác cầu kỳ.

Thành viên trong đoàn khảo cổ đang làm sạch một tượng lính canh đặt trong hầm mộ.

Thành viên đoàn khảo cổ đóng gói cẩn thận một bức tượng lính canh để chuẩn bị di dời.

Một thiết bị dùng để đóng vào xe ngựa được làm bằng vàng.

Tượng thần Anubis (chuyên bảo vệ những người đã khuất và các xác ướp trong văn hóa Ai Cập cổ đại) được đặt trên một chiếc ngai có những tay đòn.

Nhóm khảo cổ dỡ bỏ bức tường ngăn cách giữa gian ngoài và gian chôn cất bên trong hầm mộ.

Trong góc sâu nhất của phòng chôn cất, một tấm vải lanh lớn với những hình trang trí bằng vàng gợi nhắc tới bầu trời đêm và những vì sao lấp lánh.

Thành viên đoàn khảo cổ cẩn thận cuộn tấm vải lại.

Đoàn cẩn thận tháo dỡ nắp quan tài được đúc bằng vàng.

Nhà khảo cổ Howard Carter – trưởng nhóm khảo cổ – đang cẩn thận xem xét thi hài Pharaông Tutankhamun.

Cận cảnh chiếc quách bằng vàng.

Nhà quý tộc Anh – người tài trợ chi phí cho đoàn khảo cổ thực hiện một trong những phát hiện quan trọng nhất trong lịch sử khảo cổ học thế giới.
Theo Bích Ngọc – Dân trí (dịch từ Mashable)

Exit mobile version