Brandon Stanton, nhiếp ảnh gia sáng tạo ra trào lưu chụp ảnh “Humans of…” – một trào lưu đã lan ra khắp thế giới và trở thành hiện tượng nhiếp ảnh đối với cư dân mạng trên khắp hành tinh, đã có mặt tại Việt Nam.

Brandon Stanton, nhiếp ảnh gia sáng tạo ra trào lưu chụp ảnh “Humans of…” -

Brandon Stanton, nhiếp ảnh gia sáng tạo ra trào lưu chụp ảnh “Humans of…” –

Brandon Stanton đã có mặt tại Việt Nam từ ngày 20/9 vừa qua. Trên trang chia sẻ ảnh của mình, Brandon đã đăng tải những bức ảnh đầu tiên được chụp tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.

Kể từ ngày 7/8 vừa qua Brandon đã bắt đầu một chuyến đi vòng quanh thế giới trong 50 ngày với sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Trong chuyến đi này, Brandon sẽ đi qua 10 quốc gia để thực hiện những bức ảnh chân dung và ghi lại những câu chuyện dọc đường.

10 quốc gia mà Brandon đi qua trong chuyến hành trình này bao gồm Iraq, Jordan, Congo, Kenya, Uganda, Nam Sudan, Ukraine, Ấn Độ và Việt Nam.

Một số bức ảnh Brandon Stanton đã thực hiện tại Việt Nam:

“Mấy con diều chuẩn bị đụng nhau rồi…” (Ở TP.HCM)
“Mấy con diều chuẩn bị đụng nhau rồi…” (Ở TP.HCM)

“Mấy con diều chuẩn bị đụng nhau rồi…” (Ở TP.HCM)
“Bạn có nhớ khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời mình?” – “Mỗi ngày, khi tôi trở về nhà sau khi tan làm”. (Ở Hà Nội)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Em đang suy nghĩ gì vậy?” – “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Cháu là con một của chúng tôi. Cháu bắt đầu học đại học ở bang Michigan (Mỹ) vào năm nay. Tôi chụp bức ảnh này vào ngày đầu tiên đưa cháu tới trường ở bên đó. Buổi sáng khi tôi chuẩn bị về lại Việt Nam, tôi gặp cháu ở ký túc xá để chào tạm biệt, mắt con bé ầng ậng nước. Tim tôi thắt lại. Những ngày này tôi cố gắng nán lại văn phòng càng lâu càng tốt, bởi vợ tôi thường phải làm việc muộn và tôi không muốn phải ở nhà một mình”. (Ở Hà Nội)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Con gái của chúng tôi mới 5 tháng tuổi thì tôi nhận được học bổng đi du học. Vợ chồng tôi đã thu xếp để tới thành phố Baltimore (Mỹ) cùng tôi, như thế cả gia đình vẫn có thể ở bên nhau. Tôi luôn biết ơn sự hy sinh đó của vợ, bởi tôi biết đó là 3 năm khó khăn nhất trong cuộc đời cô ấy. Cô ấy không biết nói tiếng Anh, chúng tôi sống trong một căn hộ nhỏ xíu. Những ngày mà nếu ở Việt Nam là Tết Nguyên đán, thì ở Mỹ, tôi vẫn phải đi học. Khi tôi tốt nghiệp, nhiều bạn bè tin rằng tôi sẽ định cư tại Mỹ nhưng tôi đã không làm điều đó. Cô ấy đã hy sinh vì tôi quá nhiều, vì vậy chúng tôi đã về Việt Nam ngay lập tức để cô ấy lại được như cá trong nước”. (Ở Hà Nội)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Tôi viết một bình luận. Cô ấy thích bình luận của tôi. Tôi gửi đề nghị kết bạn cho cô ấy”. (Ở TP.HCM)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Máy bay của Mỹ hồi đó có loại gọi là ‘con ma’, bởi vì chúng xuất hiện bất ngờ, trước khi anh kịp nhìn thấy máy bay, thì bom đã sắp rải tới chỗ anh rồi. Thời tôi còn làm sửa chữa cơ khí, có lần nhà máy chúng tôi bị trúng bom. Chúng tôi nghe tiếng máy bay liền cố gắng chạy về phía hầm trú ẩn nhưng trước khi tới được đó thì đã có những đồng nghiệp bị trúng mảnh bom rồi”. (Ở Hà Nội)

“Em đang suy nghĩ gì vậy?” - “Em ngồi đây để không phải suy nghĩ gì cả”. (Ở TP.HCM)
“Khi tôi đón cháu ở nhà trẻ, đôi khi tôi đứng im lặng ngoài cửa lớp và xem cháu chơi với bạn bè. Khoảnh khắc đó khiến tôi hạnh phúc lắm bởi tôi biết giờ đây mình đã là cha và con của mình đang lớn lên từng ngày”. (Ở TP.HCM)

“Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời bạn là gì?” - “Là tự lo được cho cuộc sống của mình”.
“Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời bạn là gì?” – “Là tự lo được cho cuộc sống của mình”.

“Mục tiêu lớn nhất trong cuộc đời bạn là gì?” - “Là tự lo được cho cuộc sống của mình”.
“Chúng tôi đã được cảnh báo trước khi máy bay B52 của Mỹ chuẩn bị rải bom. Đó là những khoảnh khắc đáng sợ nhất của chiến tranh. Chúng tôi thường phải nhét bông vào tai và mũi, nhắm chặt mắt, nằm sấp xuống đất. Bom không chỉ rải ở một chỗ mà rải trên diện rộng. Nếu lúc đó anh đang đứng, không bịt tai, nhắm mắt, áp lực sinh ra từ những quả bom thôi cũng đủ khiến anh gặp họa”. (Ở TP.HCM)

“Ai có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời bạn?” - “Cha của tôi”
“Ai có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời bạn?” – “Cha của tôi”
“Điều bạn thích nhất ở cha của mình là gì?” – “Ông ấy là một người giàu lòng yêu thương”.
“Kỷ niệm buồn nhất trong cuộc đời bạn?” – “Có lần khi tôi còn bé cha tôi đã đánh mẹ. Đó là hình ảnh khiến tôi buồn nhất”.
“Kỷ niệm đó có ảnh hưởng tới cách nhìn của bạn về cha không?” – “Đó là một giai đoạn khó khăn. Mẹ tôi kỳ vọng quá nhiều về cha và cha khi đó lại không kiếm ra tiền. Tôi nghĩ mẹ đã nói quá lời. Chuyện đó là quá khứ rồi. Giờ thì cha mẹ tôi đang rất hạnh phúc”. (Ở Hà Nội)

“Ai có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời bạn?” - “Cha của tôi”
“Tôi từng là lính bộ binh, khi chúng tôi nghe tin qua đài phát rằng hiệp định đã được ký ước và chiến tranh đã kết thúc. Mọi người hò reo vui sướng. Chúng tôi đã quá mệt mỏi với chiến tranh rồi. Ngày hòa bình, chúng tôi vẫy tay và cùng hò reo với những người lính miền Bắc – những người mà mới hôm qua còn ở bờ bên kia chiến tuyến. Hoàn cảnh đã khiến chúng tôi phải chĩa mũi súng vào nhau, nhưng chúng tôi đều là người Việt Nam cả”. (Ở TP.HCM)

“Ai có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời bạn?” - “Cha của tôi”
“Tôi buộc phải giao vấn đề kỷ luật cho mẹ của các cháu. Hai đứa này có thể đoán ra là tôi đang tức giận, một đứa liền chạy tới, ôm tôi và bắt đầu khóc, thế là tôi thôi không phạt nữa, đứa còn lại thì mặt bần thần, tỏ ra hối lỗi, trông thật tội, thế là tôi lại chẳng biết làm gì tiếp theo…” (Ở Hà Nội)

 

Bích Ngọc

Nguồn: Dân Trí