BÌNH NGUYÊN theo The Guardian

Mỗi một bìa sách đều chứa đựng câu chuyện riêng. Qua những tấm bìa ấy, người đọc sẽ dễ dàng hình dung khi nhớ về tác phẩm. Chúng ta hãy thưởng thức sự hấp dẫn của những bìa sách qua bộ sưu tập từ những năm 50 trở về trước mà The Guardian giới thiệu dưới đây.

1. Time was away (tạm dịch: Dĩ vãng đã xa, xuất bản 1948)

Đây là cuốn tiểu thuyết nằm trong tuyển tập Corsica của hai tác giả Alan Ross và John Minton. Người minh họa bìa sách cũng chính là John Minton.

Time was away có bìa minh họa được coi là một trong những bìa sách được thiết kế đặc biệt và xuất sắc nhất của thế kỉ 20. Chính nó đã tạo ra cảm giác đặc biệt ở độc giả, khiến họ tò mò và lôi cuốn muốn đọc nội dung cuốn tiểu thuyết về thời gian hậu chiến tranh năm 1948.


Di sản của John Minton – được ủy quyền cho Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, London.

2. Metropolis (tạm dịch: Thủ đô, 1927) của tác giả Thea von Harbou

Thiết kế của Aubrey Hammond rất tinh tế khi đã hòa hợp được những màu sắc tươi sáng với những khoảng màu chứa đựng chiều sâu, âm u, huyền bí. Phong cách thiết kế này thường được bắt gặp trong việc thiết kế sân khấu.


Bìa của tiểu thuyết Metropolis

3. Anatomy for Interior Designer (Tạm dịch: gợi ý cho những nhà thiết kế nội thất, 1954) của tác giả Julus Panero.

Người minh họa bìa là họa sĩ Alvin Lustig. Sự hiếu kì và lúng túng trong cuộc đời ngắn ngủi của mình đã được ông đưa vào nhiều tác phẩm nghệ thuật, trong đó có những bìa sách. Mỗi bìa sách được ông thiết kế đúc rút từ nội dung và được vẽ bằng tay.


Ảnh của Alvin Lustig Archive

4. A Book of Mediterranean Food (tạm dịch: Thực phẩm Địa Trung Hải, 1950) của tác giả Elizabeth David

Cuốn sách của Elizabeth David giới thiệu thế giới ẩm thực kỳ lạ ở Địa Trung Hải. John Minton đã thiết kế bìa sách một cách đầy rực rỡ nhưng cũng đầy lãng mạn, bổ trợ tốt cho nội dung tác phẩm.


Di sản của John Minton, được ủy quyền cho Đại học Nghệ thuật Hoàng gia, London

5. The Unsophisticated Arts (tạm dịch: Sự không cầu kì của nghệ thuật, 1951) của tác giả Barbara Jones

Người minh hoạ bìa sách là Barbara Jones. Vừa là một nhà văn vừa là họa sĩ, Barbara Jones luôn biết cách làm nổi bật những tác phẩm của mình. Thiết kế đầu tay của nghệ sĩ này là trang bìa của tác phẩm English Vernacular Art (tạm dịch: Nghệ thuật tiếng Anh bản địa).

Ảnh bìa của The Unsophisticated Arts

6. Mountain Meadow (tạm dịch: Núi cỏ, Hiệp hội Văn học Mỹ, 1941) của tác giả John Buchan.

Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực của xã hội Xô Viết được thể hiện rõ trong nhiều thiết kế bìa sách của Rockwell Kent. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho ông trong thời kì McCarthy cầm quyền.


Bộ sưu tập của Martin Salisbury

7. The Book of Woman’s Hour Edited (tạm dịch: Thời đại của phụ nữ, 1953) của Joanna Scott-Moncrieff

Trong những năm 50 tại Anh, chương trình phát thanh của đài BBC về Thời đại của phụ nữ thu hút lượng khán giả khổng lồ. Và cuốn sách liên quan đến chương trình này đã xuất bản với nội dung bao gồm những lời khuyên hàng đầu cho các bà nội trợ. Hiện nay, vẫn chưa nắm được thông tin người thiết kế bìa sách này.


Bìa cuốn sách Thời đại của phụ nữ

8. Roads To Glory (tạm dịch: Đường đến vinh quang, 1930) của tác giả Richard Aldington

Nghệ sĩ vẽ tranh và họa sĩ Paul Nash đã thiết kế bìa của cuốn sách này để minh họa câu chuyện kể về về Thế chiến thứ nhất.


Bộ sưu tập Paul Nash của Martin Salisbury

9. A Farewell to Arms (tạm dịch: Cuộc chia tay, 1928) của Ernest Hemingway

Người vẽ minh họa cho bìa cuốn sách này là Damianakes. Ông đã tạo ra sự thu hút khán giả bằng những nhân vật cổ điển.

Bìa cuốn sách A Farewell to Arms

Văn nghệ Quân đội

Phạm Thúy Quỳnh đưa bài

Exit mobile version