Phát triển các khu công nghiệp với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng tập trung các nguồn rác thải ô nhiễm vào các khu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệ môi trường, tuy nhiên quá trình phát triển khu công nghiệp đã bộc lộ một số khiếm khuyết trong việc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường. Trong thời gian tới việc phát triển các khu công nghiệp sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nghiễm môi trường, nếu không tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự bền vững của đất nước. Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và khu công nghiệp nói riêng đã gây tác động xấu tới các hệ sinh thái tự nhiên. Đặc biệt nước thải sản xuất không qua xử lý, xả thải trực tiếp vào môi trường gây ra những thiệt hại đáng kể tới sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản tại các khu vực lân cận, mặt khác ô nhiễm môi trường này đã làm gia tăng gánh nặng bệnh tật, gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động tại chính khu công nghiệp và cộng đồng dân cư sống gần đó. Đáng báo động là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây và gây ra những tổn thất kinh tế không nhỏ.

Hiện nay Việt Nam đã có các chính sách phát triển công nghiệp gắn liền với bảo vệ môi trường và các văn bản có liên quan về quản lý môi trường khu công nghiệp sự phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường khu công nghiệp  một số địa phương đã triển khai qui hoạch khu công nghiệp đồng bộ áp dụng công cụ kinh tế thông qua hình thức thu phí môi trường đối với nước thải chất thải rắn tổ chức việc thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng môi trường khu công nghiệp, tuy nhiên hệ thống văn bản qui phạm pháp luật còn chưa đầy đủ việc phân cấp trách nhiệm đối với các đơn vị có liên quan trong bảo vệ môi trường còn một số bất cập chức năng của các đơn vị tham gia quản lý còn trồng chéo tuy đã có qui hoạch phát triển khu công nghiệp nhưng chưa thống nhất thiếu khoa học. Việc triển khai các công cụ quản lý chưa thực sự hiệu quả nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn yếu, ý thức bảo vệ môi trường của chủ đầu tư và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp chưa tốt.

Tình trạng rác thải ở các khu công nghiệp

Hầu hết các khu công nghiệp hệ thống xử lý chất thải của các cơ sở sản xuất còn hạn chế sơ sài, phần lớn chỉ mang tính hình thức đối phó, khí thải không thể giải quyết tập trung giống như nước thải mà cần xử lý ngay tại nguồn thải khí thải do các cơ sở sản xuất thải ra môi trường chứa nhiều chất độc hại nếu không được quản lý kiểm soát tốt tại cơ sở sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cộng dồng xung quanh

Nước thải: nước thải từ các khu công nghiệp có thành phần đa dạng chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng, môi trường xung quanh các khu công nghiệp đang bị suy thoái nghiêm trọng khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ngày từ các khu công nghiệp được xả thải ra các nguồn tiếp nhận không qua xử lý đã gây ra ô nghiễm môi trường nước mặt, chất lượng nước mặt tại các vùng chịu tác động của nguồn thải từ các khu công nghiệp đã suy thoái đặc biệt tại các lưu vực sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ và Đáy có đến 57% khu công nghiệp đang hoạt động chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Không khí ở các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp cũ đang bị ô nghiễm do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghiệp sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải trước khi thải ra môi trường.

Khí thải: vấn đề ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp chủ yếu là ô nhiễm bụi một số khu công nghiệp có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2, NO2

Chất thải rắn: tại các khu công nghiệp ngày càng ra tăng, nhưng vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, nhất là đối với việc quản lý vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại.

Quá trình thu gom và vận chuyển chất thải rắn đa phần do trực tiếp từng doanh nghiệp thực hiện còn nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp còn bị đổ lẫn với chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại còn chưa được phân loại và vận chuyển đúng quy định. Nhiều khu công nghiệp chưa có khu vực lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại từ các doanh nghiệp theo qui định

Kết quả quan trắc chất lượng nước của lưu vực sông Đồng Nai, Nhuệ, Đáy và Cầu đều cho thấy bên cạnh nguyên nhân do tiếp cận nước thải sinh hoạt từ các đô thị trong lưu vực những khu vực chịu tác động của nước thải khu công nghiệp có chất lượng nước sông bị suy giảm nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P đều cao hơn QCVN nhiều lần.

Trong thời gian qua, nhiều cố gắng trong việc bảo vệ môi trường đã được triển khai ở các cấp, các nghành, nhiều biện pháp, giải pháp đã được xây dựng đề xuất nhằm ngăn chặn xu thế suy thoái, ô nghiễm môi trường. Tuy nhiên công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp còn nhiều tồn tại: phân cấp trong hệ thống quản lý môi trường chưa rõ ràng, quy hoạch chưa thực sự gắn với bảo vệ môi trường; tỷ lệ xây dựng và quy hoạch các công trình bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp còn thấp, việc áp dụng sản xuất sạch hơn và công nghệ thân thiện với môi trường tại các doanh nghiệp chưa được chú trọng; mô hình khu công nghiệp sinh thái chậm được nghiên cứu áp dụng, công tác thanh tra kiểm tra giám sát môi trường khu công nghiệp chưa thực sự nghiêm minh, công cụ kinh tế chưa phát huy được hiệu quả công cụ thông tin chưa được đầu tư chú trọng đúng mức.

Những vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hóa

Bên cạnh những lợi ích về kinh tế – xã hội thì việc phát triển đô thị nhanh chóng cũng đã tạo ra sức ép về nhiều mặt đang có nguy cơ dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và sự phát triển không bền vững của hệ thống đô thị quốc gia. Những vấn đề này tập trung vào các mặt:

Chuyển quỹ đất nông, lâm, ngư, nghiệp cho phát triển đô thị, khai thác và làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, chất thải lỏng ngày càng ra tăng, đặc biệt là việc sử dụng tràn lan túi nilon và các vật liệu nhựa (plastic) được thế giới gọi là ô nhiễm trắng.

Lá phổi của đô thị bị tàn phá tại những nơi đô thị hóa nhanh, bộ khung bảo vệ môi trường là những vành đai xanh không được quy hoạch và bảo vệ. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá thấp, trung bình mới đạt 0.5m2 / người. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá thấp, trung bình mới đạt 0.5m2 / người. Tại 2 Thành phố lớn là HN và HCM con số này cũng không quá 2m2 / người, chỉ bằng 1/10 chỉ tiêu cây xanh của các thành phố tiên tiến trên thế giới. Một số di sản văn hóa, lịch sử và một số di tích vùng cây xanh bảo vệ môi trường đang bị vi phạm tàn phá nặng

Ngoài ra quy hoạch hệ thống giao thông và cây xanh của nhiều khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, cây xanh được trồng trong nhiều khu công nghiệp được mang tính đối phó chưa trồng được nhiều cây tạo bóng mát và sinh khối lớn có tác dụng bảo vệ môi trường. Hệ thống không gian xanh – lá phổi của đô thị hầu như chưa được chú ý và các cơ quan quản lý chưa hoạch định chính sách đối với vấn đề này. Quan niệm về vấn đề cây xanh bảo vệ môi trường chỉ đơn thuần là trồng cây trên đường phố để che nắng, chọn cây trồng hết sức tùy tiện không có ý tưởng đặc trưng gây nên tình trạng các đô thị ở miền bắc như thành phố Thái Nguyên, Bắc Ninh, Việt Trì, Hải Phòng có một số loại cây giống nhau như: phượng, sữa, tủ vi tàu, trứng cá… các đô thị loại 3 kể từ Quảng Nam trở vào cũng tương tự  không tạo được nét đặc trưng cây xanh gây ấn tượng của mỗi đô thị

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP

Các kiến nghị đối với quốc hội và chính phủ

  • Từ hiện trạng môi trường khu công nghiệp, những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác quản lý môi trường phải có các nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.

  • Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp từ việc phân cấp và phân công trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan.

  • Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

  • Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính sách khu công nghiệp, chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống việc xử lý nước thải tập trung, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường

  • Thực hiện qui hoạch khu công nghiệp gắn với qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường và một số giải pháp khuyến khích bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

  • Nhằm triển khai các giải pháp nêu trên, cần có sự đồng bộ giữa các cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến đia phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự đồng thuận của chính các doanh nghiệp


Các kiến nghị đối với các bộ ngành địa phương

Một là: Khẩn trương hoàn tất công tác ủy quyền quản lý môi trường cho ban quản lý và khu công nghiệp theo qui định.

Hai là: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp đặc biệt chú ý đến việc phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể đối với các đơn vị trong hệ thống quản lý môi trường  khu công nghiệp theo hệ thống quản lý tập trung, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp cần nhanh chóng hoàn tất việc xậy dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung và khu vực lưu trữ tạm thời chất thải nguy hại

Ba là: Tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp, chú trọng công tác thanh tra kiểm tra, giảm sát chất lượng môi trường khu công nghiệp, tổ chức công bố thông tin về môi trường theo qui định các doanh nghiệp, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc, báo cáo môi trường và các quy định liên quan về bảo vệ môi trường.