(Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên)

 

Tài năng đó là một cái vốn. Cái vốn trời cho. Chẳng phải tôi nghĩ ra điều này mà là anh nho sinh Nguyễn Công Trứ cách nay gần hai trăm năm. Chàng Trứ rất tự tin: “Trời đất cho ta một cái tài / Dắt lưng dành để tháng ngày chơi”. Thế nghĩa là ta có một cái vốn vốn này không phải tiền bạc. Tiền bạc thì con người cố sẽ kiếm được nhiều nữa là khác. Vốn này là cái tài mà tài thì của trời cho nên chi đừng cạnh tranh so bì hơn thiệt. Bất tài là do trời không cho. Ta được trời cho tài tức thị là trời cho ta một cái vốn nó vô hình không cân đong đo đếm cụ thể được không sờ mó trông thấy nhãn tiền được nhưng mà nó có thực. Ta mang nó trong người như dắt đồng vốn ở lưng quần túi áo khi nào cần thi thố với đời thì ta lấy ra dùng Anh nho sinh Nguyễn Công Trứ tuổi đã luống mới thi đậu cửa Khổng sân Trình rồi ra làm quan đường hoạn lộ cũng mấy phen thăng trầm trầy trật khi lên thượng thư khi xuống lính trơn nhưng ông vẫn “được mất dương dương người tái thượng / khen chê phơi phới ngọn đông phong” ấy là vì ông có tài và thị tài. Vua chúa biết đến tài ta mà dùng ta thì lợi cho nước cho vua bằng không biết không dùng thì chỉ thiệt vua thiệt nước. Nói như Lý Bạch nghìn năm trước “thiên sinh hữu tài tất hữu dụng” (trời sinh ta có tài thì ắt phải cho có lúc dùng). Nguyễn Công Trứ sống thời phong kiến luân lý Khổng Mạnh còn đè nặng và chi phối mạnh mọi ứng xử của con người trong cuộc sông trật tự xã hội vua quan nhiều cách bức nặng nề nhưng ở thời ông cái tài của cá nhân đã bước đầu được bộc lộ được bày tỏ và được thi thố. Nào cùng đọc lại cả bài thơ rất dõng dạc hiên ngang của Uy Viễn tướng công khoe cái tài tự hào về cái tài trời đã cho mình.


Trời đất cho ta một cái tài

Giắt lưng dành để tháng ngày chơi

Dở duyên với rượu khôn từ chén

Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời

Cờ sẵn bàn son xe ngựa đó

Đàn còn phiếm trúc tính tình đây

Ai say ai tỉnh ai thua được

Ta mặc ta mà ai mặc ai


Ghê chưa hai câu cuối bài thơ rõ là một người lớn tài nên lớn tiếng. Hãy chú ý câu thơ thứ hai “giắt lưng dành để tháng ngày chơi”. Làm việc đã phải cần tài năng nhưng chơi cho ra chơi chơi cho có lịch có lề thì cũng phải có tài mới chơi được. Tài năng cho phép ta làm được những việc lớn và do đó cũng cho phép ta biết sống một cuộc sống vui chơi có văn hóa có hiệu quả có bản lĩnh. Ai đã từng đọc về cuộc đời và sự nghiệp cụ Thượng Trứ hẳn đều thấy cụ nói được và làm được cụ đã sống được một cuộc sống gần theo ý mình mặc cho vòng kiềm tỏa nghiệt ngã của một xã hội không dung túng cá tính cá nhân cho dù đã có phần phải nới lỏng do những biến thiên của lịch sử.


Nói ra chuyện Nguyễn Công Trứ của hai thế kỷ trước cũng là để nói chuyện hôm nay. Tài năng là của hiếm mà đã hiếm thì khó thấy khi thấy rồi mà không biết nâng niu giữ gìn phát huy thì nó cũng mất. Bởi vì cái tài người tài thường là ở ngoài khuôn khổ ít nằm vừa trong những chuẩn mực thông thường ít chiều lòng những lẽ phải quen thuộc do đó thường gây khó chịu cho những ai tiếp xúc với nó đo lường nó theo những định mức bình thường. Cùng thời với Nguyễn Công Trứ có Cao Bá Quát. Ông Quát có tài điều này ai cũng biết cũng thừa nhận. Tương truyền ông nói thiên hạ có ba bồ chữ thì hai anh em nhà ông đã chiếm hai bồ. Tương truyền vua Tự Đức đã khen ông hết mức: “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán / Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường”. Tương truyền ông bịt mũi chê thơ của nhóm thi xã do ông hoàng Miên Thẩm Tùng Thiện Vương đứng đầu “Ngán cho cái mũi vô duyên / Câu thơ Thi Xã con thuyền Nghệ An”. Cái tài vượt trội về văn thơ cộng với tính cách tự tin ngạo đời của Cao Bá Quát đã thách thức những lề lối chuẩn mực của một nhà nước chỉ trọng phép tắc trường quy và thích chạy theo hư danh. Ông không được nhìn nhận đúng năng lực của mình. Ông bị ràng buộc kìm hãm ở những công việc không xứng với tài mình không cần đến tài mình. Và Cao Bá Quát đã bị lâm tình thế bi kịch của một người trí thức một người tài bị bật ra khỏi khuôn khổ của cái xã hội không dung chứa nổi mình. Như đôi câu đối ông vịnh Thánh Gióng: “Phá tặc đãn hiềm tam tuế vãn / Đằng vân do hận cửu thiên đê” (“Đánh giặc còn cho tuổi lên ba là muộn / Bay lên mây vẫn hận chín tầng trời là thấp”).


Thời nào cũng vậy người tài chỉ cần được biết đến được trọng dụng để có thể đem cái tài mình có – cái vốn trời cho ra thi thố với đời làm lợi cho mọi người làm giàu đẹp thêm cuộc sống. Tài năng thuộc trời nhưng môi trường cho tài năng phát triển lại là thuộc người. Người có thể làm mai một cái tài lại cũng có thể làm cái tài được nẩy nở sinh sôi. Chuyện đối đãi vật chất với tài năng chưa phải là cái chính mà quan trọng nhất là sự đối xử tinh thần với những người có tài mang tài. Trong lịch sử không hiếm những ông vua ban chiếu cầu hiền cầu tài những mong kiếm được người giỏi giúp đỡ giang sơn xã tắc. Nhưng giữa chiếu ban ra và việc thi hành chiếu nhiều khi lại trật khớp lại tréo ngoe khiến lòng có thành mà tâm không động ý có thực mà việc không thành. Mới hay tìm được tài đã khó dùng được tài và làm cho tài được dùng lại càng khó hơn. Điều này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải có khả năng nhìn người có tầm nhìn xa trông rộng và phải biết tạo ra một hệ thống vận hành để người tài không bị lệ thuộc quá nhiều vào những lề luật thói quen vốn là cái khung giữ cho một trật tự ổn định hơn là vận động đi tới.


Năm nay là Tân Mão năm con Mèo. Nguyễn Công Trứ đã dốc hết tài năng của mình phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn ở thời ông. Ông rất tự hào phấn chấn với cái tài của mình và với những việc ông đã làm được nhờ cái tài đó. Nhưng cuộc đời điên đảo thế sự đảo điên khiến ông có lúc cũng cay đắng ngậm ngùi cho thân phận mình. Ông tự ví mình như ngựa đối lập với những kẻ như mèo: Con mèo nằm bếp co ro / Ít ăn thì lại ít lo ít làm / Con ngựa đi Bắc về Nam / Hay ăn thì lại hay làm hay lo. Rốt cục ông ước mình thành “cây thông đứng giữa trời mà reo”. Thông có cốt cách bản lĩnh của thông. Nguyễn Công Trứ mang cái tài giắt lưng muốn làm thông là ý trách đời “kiếp sau xin chớ làm người”.

Ngẫm ra phải là người tài mới có nỗi ngậm ngùi ấy.


Phạm Xuân Nguyên – Hà Nội đông 2010

(Tuổi Trẻ số tết Tân Mão 2011)

 

Exit mobile version