Ngày 8-10-2015, Viện hàn lâm khoa học Thụy Điển đã công bố việc trao giải thưởng Nobel văn chương 2015 cho nhà văn, nhà báo của Belarus là bà Svetlana Alexievich. Nữ văn sĩ 67 tuổi này trở thành cây bút nữ thứ 14 và là nhà báo đầu tiên được trao giải thưởng văn chương danh giá này.
Diễn văn công bố giải thưởng Nobel khẳng định: “Nữ văn sĩ Svetlana Alexievich đã mang đến những tác phẩm xuất chúng đầy mẫu mực về nỗi đau, lòng dũng cảm hiện hữu trong thời đại của chúng ta. Bằng câu chữ và phương pháp kết nối hình ảnh con người đặc biệt của mình bà ấy đã tái hiện những trang sử về tâm hồn, những cung bậc cảm xúc mà độc giả chưa bao giờ được biết đến, đồng thời đào sâu sự hiểu biết của chúng ta về cả một thời đại ”.
Người đoạt giải Nobel Văn học 2015 là một cái tên ít nhiều quen thuộc với độc giả nói tiếng Anh. Qua các tác phẩm báo chí và văn học của mình, bà đã góp phần đưa tiếng nói của những người sống sót sau các xung đột và thảm họa từ cuộc chiến của Liên Xô cũ, chiếu rọi ánh sáng vào đời sống tình cảm của những người mà bà đã gặp từ Chernobyl đến Kabul.
Trước đóm Viện Hàn lâm Thụy Điển đã tiếp nhận 259 đề cử từ các nhà xuất bản, hiệp hội văn chương và các trường đại học. Các thành viên của ủy ban xét giải chọn 198 người, bao gồm 36 nhà văn chương từng được đề cử trước đó, và thu hẹp danh sách xuống còn 5 người trong mùa hè qua và tìm ra những ứng cử viên xứng đáng nhất.
Để giành được chiến thắng này Svetlana Alexievich đã vượt qua rất nhiều ứng cử viên nặng ký như tiểu thuyết gia hàng đầu Nhật Bản Haruki Murakami, nhà văn người Kenya Ngugi Wa Thiong’o, biên kịch và tác giả nổi tiếng Na Uy Jon Fosse, hai nhà văn Mỹ Carol Oates và Philip Roth. Giải thưởng danh giá này cũng mang về cho Svetlana Alexievich số tiền thưởng 8 triệu kronor Thụy Điển, tương đương khoảng 960.000 USD.
Bà Alexievich sinh ngày 31-5-1948 tại thị trấn Ivano-Frankovsk của Ukraine. Cha của bà là người Belarus, còn mẹ bà là người Ukraine. Bà lớn lên tại Belarus. Sau khi tốt nghiệp, bà Alexievich làm việc cho nhiều tờ báo địa phương trước khi trở thành phóng viên cho tạp chí văn học Neman ở thủ đô Minsk. Năm 2000, bà rời đất nước và sống tại các thành phố Paris, Gothenburg và Berlin trước khi về nước năm 2011.
Chiến thắng của bà Alexievich là một sự khích lệ lớn cho các tác giả không có sách ăn khách hàng đầu mang tham vọng giành giải Nobel. Thực tế trong một thập niên qua Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển thường trao giải cho những nhà văn châu Âu không “nổi như cồn” mà có những tác phẩm có chiều sâu như tiểu thuyết gia Pháp J. M. G. Le Clézio vào năm 2008, tác giả người Rumani – Đức Herta Muller năm 2009 hay nhà thơ – dịch giả Thụy Điển Tomas Transtromer năm 2011.
Svetlana Alexievich là nhà báo, nhà văn người Belarus nổi tiếng với những tác phẩm báo chí và văn học với góc nhìn đặc biệt và chân thật về chiến tranh cũng như thảm họa hạt nhân trong lịch sử. Trong đó có những cuộc phỏng vấn nhân chứng của các sự kiện như thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, cuộc chiến của Liên Xô tại Afghanistan.
Svetlana Alexievich trưởng thành từ nghề báo. Cuốn sách đầu tiên của văn sĩ là War’s Unwomanly Face, lấy nguyên liệu từ những cuộc phỏng vấn của tác giả với hàng trăm phụ nữ từng tham gia Thế chiến II. Tiểu thuyết là những dòng tự sự của các nhân vật nữ từng trải qua chiến tranh. Từng câu chuyện của mỗi nhân vật ghép nên bức tranh giàu chi tiết và mới mẻ về Thế chiến II. Sau khi xuất bản năm 1985, sách được tái bản hơn hai triệu cuốn.
Bìa cuốn sách nổi tiếng “Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ”
Các tác phẩm chính của bà là “War’s Unwomanly Face” (tạm dịch: Chiến tranh không mang khuôn mặt phụ nữ” xuất bản năm 1988 được viết dựa trên hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người phụ nữ từng tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai. Cuốn sách “Voices of Utopia” (tạm dịch: Tiếng nói của Utopia) miêu tả cuộc sống ở Liên bang Xô Viết trước đây theo góc nhìn của tác giả.Nữ nhà văn Svetlana Alexievich còn những tác phẩm khác viết bằng tiếng Anh như “Zinky Boys: Soviet Voices From a Forgotten War” (tạm dịch: Tiếng nói Xô Viết từ một cuộc chiến tranh bị lãng quên) xuất bản năm 1992; “Voices From Chernobyl: Chronicle of the Future” (tạm dịch: Tiếng nói từ Chernobyl: Niên đại ký sự của tương lai) năm 1999; “Voices From Chernobyl: The Oral History of a Nuclear Disaster” (tạm dịch: Tiếng nói từ Chernobyl: Lời nói lịch sử của một thảm họa hạt nhân) năm 2005.
Trong một cuộc phỏng vấn, bà Alexievich nói: “Tôi vẫn luôn tìm kiếm một phương pháp biểu đạt sao có thể mô tả cuộc sống thực nhất. Cuộc đời thực luôn thu hút tôi như nam châm, nó ám ảnh và như thôi miên tôi vậy và tôi muốn nắm bắt nó và phô bày lên những trang viết. Đó là cách tôi nghe và nhìn thấy thế giới, cũng là cách mắt và tai của tôi hoạt động đúng chức năng, tinh thần và tình cảm của tôi sẽ đầy đủ. Bằng cách này tôi có thể đồng thời là một nhà văn, nhà báo, nhà xã hội học, tâm lý học và nhà giảng đạo”.
Về phong cách viết và ảnh hưởng văn học của nữ nhà báo Svetlana Alexievich, bà nói trong blog của mình rằng bà viết truyện ngắn, tiểu luận, phóng sự và chịu ảnh hưởng của nhà văn Ales Adamovich, người gọi các tác phẩm của mình là “tiểu thuyết bằng chứng”, “con người kể chuyện chính mình”.
Vì luôn thể hiện những quan điểm chính trị thẳng thắn và quyết liệt trái ngược với chính phủ Belarus nên Svetlana Alexievich đã từng phải di chuyển đến sống ở nhiều nước khác như Ý, Pháp, Đức và Thụy Điển… Dù vậy bà vẫn chưa bao giờ ngừng viết và xuất bản sách dù ở bất cứ đâu. Dù được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhận nhiều giải thưởng quốc tế, các tác phẩm của bà Alexievich, đa phần viết bằng tiếng Nga, lại không được xuất bản ở quê hương Belarus, được cho là vì luật kiểm duyệt nghiêm ngặt của chính quyền.
“Lắng nghe ai đó là điều rất quan trọng và tôi luôn lắng nghe. Tôi vẫn tìm kiếm một phương pháp biểu đạt sao cho có thể mô tả cuộc sống thực nhất. Cuộc đời thực lúc nào cũng cuốn hút tôi như thanh nam châm. Nó ám ảnh, thôi miên và tôi muốn phô bày tất thảy trên trang viết” – bà Alexievich nói.
Trong các tác phẩm văn chương nổi bật của nhà văn Svetlana Alexievich, phải kể đến quyển “Voices from Chernobyl” (Những tiếng nói từ Chernobyl) xuất bản năm 1998, phơi bày nỗi kinh hoàng của những người làm công việc dọn dẹp phóng xạ sau thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine. Bà cho biết: “Cuốn sách nào của tôi cũng chứa đựng lời kể của các nhân chứng, các thanh âm sống động của con người. Thông thường, tôi dành 3-4 năm để viết một cuốn sách nhưng tác phẩm về Chernobyl ngốn hơn 10 năm. Và tôi vẫn tìm kiếm một phương pháp biểu đạt sao có thể mô tả cuộc sống thực nhất. Cuộc đời thực lúc nào cũng cuốn hút tôi như thanh nam châm. Nó ám ảnh, thôi miên và tôi muốn phô bày tất thảy trên trang viết”
– Thu Hà – Vanvn.net –