Nói chung, các nhà văn đều thích dùng bút danh, có người dùng nhiều bút danh trong văn nghiệp. Đại văn hào Lỗ Tấn (1881 – 1936) có đến trên một trăm bút danh. Ngay tên “Lỗ Tấn” mà nhiều người quen thuộc cũng chỉ là một trong vô số bút danh của ông. Lỗ Tấn tên khai sinh Chu Thụ Nhân, tự Dự Tài. Lỗ Tấn là bút danh sử dụng khi công bố tiểu thuyết bạch thoại Nhật ký người điên năm 1918. Tại sao Chu Thụ Nhân lại lấy bút danh Lỗ Tấn? Bàn về chuyện này, học giả Hứa Thọ Đường cho rằng có ba khả năng: “ Một là lấy họ Lỗ của mẹ; Hai là Lỗ là tên nước; Ba là lấy tên ngu lỗ có ý là ngu ngơ nhưng tấn tốc trưởng thành”.
Trong lịch sử văn học hiện đại Trung Quốc có một nhà văn Mao Thuẫn, tên khai sinh là Thẩm Đức Hồng, tự Yến Xương. Năm 1927 thời kỳ đại cách mạng, tác giả quyết định sáng tác bộ 3 truyện vừa (trung thiên tiểu thuyết) liên tục: Ảo diệt, Động dao và Truy cầu. Tháng 8 cùng năm, sau hai tuần viết xong nửa đầu của Ảo diệt, tác giả giao cho nhà văn Diệp Thánh Đào, phụ trách biên tập Tiểu thuyết nguyệt báo, với bút danh Mâu Thuẫn. Vừa xem tên này, đã biết ngay là tên giả, nhằm tránh phiền phức do báo chí của Quốc Dân Đảng gây ra, Diệp Thánh Đào kiến nghị thêm bộ thảo lên đầu chữ Mâu thành chữ Mao, bởi vì trong “Bách Gia tính” có họ này, tác giả vui vẻ đồng ý ngay. Sau đó Thẩm Đức Hồng sáng tác liên tục và đều lấy bút danh do Diệp Thánh Đào đặt cho. Đến khi tiểu thuyết trường thiên Nửa đêm nổi tiếng xuất bản cũng là lúc bút danh Mao Thuẫn lừng danh khắp thiên hạ.
Lão Xá ,tác giả của Tường lạc đà, Trà quán, là bút danh của tác giả bắt đầu dùng khi viết truyện hài hước Triết học của lão Trương, đăng trên Tiểu thuyết nguyệt báo tháng 8 năm 1926. Lão Xá tên khai sinh là Thư Khánh Xuân, tự Xá Dư. Chữ “Xá” trong Lão Xá, lấy một nửa tên họ, Lão Xá là con thứ tám trong gia đình là đứa con khi mẹ đã già mới sinh ra, khi sinh mẹ đã 41 tuổi, nên gọi đùa là “Lão nhi tử”, cho nên bút danh lấy là “Lão Xá”. Trong suốt đời sáng tác, Thư Khánh Xuân lấy rất nhiều bút danh, song nổi tiếng nhất vẫn là “Lão Xá”.
Nhà văn thích dùng bút danh, không chỉ ở Trung Quốc mà còn phổ biến trên khắp thế giới nước.
Tên khai sinh của Gorky là Aleksey Maksimovich Peshkov. “Gorky” trong tiếng Nga có nghĩa là “thống khổ”. Xem những tiểu thuyết tự truyện của Gorky như Thời thơ ấu, Cuộc đời và Trường đại học của tôi, chúng ta có thể biết, bút danh của tác giả là nhằm ghi nhớ mãi mãi quãng đời vô cùng đau khổ gian nan cay đắng.
Mark Twain (1835 – 1910), nhà văn Mỹ nổi tiếng cuối thế kỷ 19, tên khai sinh là Samuel Langhome Clemens. Ông lấy bút danh Mark Twain nhằm nhớ lại quãng đời mưu sinh của một thuỷ thủ và nhân viên dẫn đường trên sông Mississippi. Khi ấy ông thường nghe thấy tiếng kêu của trắc thuỷ viên: “Nước sâu sáu mét, thuyền có thể cẩn thận đi qua!” “Mark Twain” có nghĩa là như vậy.
O Henry (1862 – 1910) là một nhà văn viết truyện ngắn ưu tú cùng thời đại với Mark Twain. Bút danh “O Henry” này lấy từ “tiếng gọi” chủ quán rượu. Nhà văn hay đến quán rượu này uống rượu. Một hôm, ông mời hai nhà báo đến đây nhậu nhẹt, rồi gọi to mời chủ quán: “O Henry, đến đây cạn một chén!” Sau đó ông hỏi hai nhà báo: “Tôi viết xong một truyện ngắn, không muốn dùng tên thật khi công bố, các anh xem nên dùng bút danh nào cho hay?” Tiếng gọi “O Henry” mà anh vừa gọi nghe ngồ ngộ, khiến hai nhà báo thấy tò mò, nên một nhà báo hóm hỉnh nói: “O Henry, anh vừa gọi chẳng hay lắm sao?” Kết quả, ông lấy đùa làm thật, nên ký bút danh “O Henry” khi công bố tiểu thuyết. Và sau đó, liên tục dùng bút danh này. Tên khai sinh của O Henry là Willam Sydney Porter.
Stendhal (1783 – 1842) là bút danh của tác giả bộ tiểu thuyết Đỏ và đen, một tác phẩm văn hocj hiện thực phê phán nổi tiếng của nước Pháp thế kỷ 19. Tên khai sinh của nhà văn Stendhal là Henri Beyl, vốn là tên của một làng nhỏ lặng lẽ của nước Phổ, tác giả rất thích cái làng nhỏ bé đặc sắc này, nên lấy làm bút danh, lần đầu tiên ký tên khi công bố tác phẩm Rome, Naples và Frorence, xuất bản năm 1817.
Nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Nhật Bản Fukuda Tei-ichi (1923 – 1996) có bút danh là “Shiba Ryotaro”. Theo nhà văn tự giải thích, ông khâm phục sát đất nhà văn, nhà sử học Tư Mã Thiên thời nhà Hán, tác giả bộ sách đồ sộ Sử ký. Bút danh của ông thể hiện sự ngưỡng mộ tác giả của Sử ký. Cụm từ “Shiba Ryotaro” (Hán văn là Tư Mã Liêu Thái Lang) trong tiếng Nhật có nghĩa là mình còn kém xa Tư Mã Thiên.
Nguồn: Vannghequandoi