Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo. Bên phía Lào Cai thì mù sương, bên phía Lai Châu thì nắng ấm; mùa đông thì có băng tuyết, mùa hạ thường có mây bao phủ bồng bềnh, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Con đèo này nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu với đỉnh đèo ở độ cao 2.000m chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo
Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo

Tương truyền ở vùng núi này, trước hay hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian, chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000m này. Ngoài ra, đèo Ô Quy Hồ cũng được gọi là đèo Hoàng Liên, do vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ

Đèo Ô Quý Hồ nối liền 2 tỉnh Lai Châu và Lào Cai, nơi có. Nằm ở độ cao hơn 2000m giữa mây núi ngút ngàn, cung đường đèo hiện ra mềm mại, trải dài như dải lụa uốn mình sát những vách núi dựng đứng.

Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo: Bên phía Lào Cai thì mù sương, bên phía Lai Châu thì nắng ấm; mùa đông thì có băng tuyết, mùa hạ thường có mây bao phủ bồng bềnh, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài khiến đèo Ô Quy Hồ được mệnh danh không chính thống là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời. Những năm trời lạnh, đỉnh đèo có thể phủ kín băng tuyết.

Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo
Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo
Đèo Ô Quý Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam dài hun hút…

Đứng trên đỉnh đèo hùng vĩ, cảnh sắc thiên thiên của đại ngàn được thu trọn vào tầm nhìn của du khách, khí hậu trong lành mang lại cho ta cảm giác thật dễ chịu.

Vào những ngày trời trong, ít mây, bạn ngắm được những chiếc ô tô từ từ lên dốc nhỏ xíu, được ngắm nhìn những bản làng xa xa từ phía Lai Châu, những dãy núi nhấp nhô trập trùng trông như những bức tranh thủy mặc và tất nhiên, có thể có cảcao ngạo giữa trời mây…

Những giọt nước đọng lại trên những cành cây, bông hoa bị đóng băng tạo nên hình ảnh thật đẹp và độc đáo. Ở nơi cao hơn, ta có thể thấy được trên nền đất màu trắng xóa của những bông tuyết và bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ, các cặp tình nhân đang thích thú nô đùa cùng nhau và quên đi cái giá rét khắc nhiệt của thời tiết.

Đứng từ ngay cua ngoặt đầu tiên lên đèo, thấy được toàn bộ chiều dài uốn lượn đến tận chân trời. Đèo hôm nay đã được trải nhựa, đường đi qua công viên Hàm Rồng, thác Bạc, Trạm Tôn, đều là những điểm du lịch nổi tiếng của Lào Cai.

Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo
Vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo

Những vạt núi xanh trùng trùng điệp điệp ôm lấy những thung lũng sâu cùng biển mây dệt nên bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ

Đèo Ô Quý Hồ chạy men sườn dãy Hoàng Liên, nơi được coi là con đường cao nhất Việt Nam dài hun hút, lẩn khuất trong những vách núi, thoắt ẩn thoắt hiện, phong cảnh núi rừng hùng vĩ và ấn tượng.

Đứng trên cao nhìn xuống, khung cảnh thật ngoạn mục. Những vạt núi xanh trùng trùng điệp điệp ôm lấy những thung lũng sâu cùng biển mây dệt nên bức tranh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ. Vào buổi chiều tà, hoàng hôn nhuộm đỏ bao trùm không gian huyễn hoặc. Đêm vượt Ô Quy Hồ mang đến cảm giác liêu trai bởi tiếng gió hút từ những khe núi cùng ánh trăng bàng bạc cheo leo.

Con đèo Ô Quy Hồ trước kia, khi chưa được làm rất hiểm trở lại chứ đựng nhiều câu chuyện rùng rợn như chuyện hồ thần rình bắt người khiến ít người dám qua lại nơi này.

Dân phượt lên Lào Cai lần nào lên cũng ghé lại đỉnh đèo ăn chút gì đó lót dạ. Đa phần là đồ nướng thơm phức với hạt dẻ, thịt xiên, trứng nướng hay cơm lam chấm muối vừng. Xuýt xoa đôi bàn tay bên bếp lửa hồng.

Mới đây, sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai cho biết, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) đã có thông báo xác lập kỷ lục đối với hai danh thắng của huyện Sa Pa (Lào Cai), Theo đó: Đèo Ô Quy Hồ – Đèo dài nhất Việt Nam giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc, đồng thời cũng là một trong số những cung đường đèo hiểm trở và hùng vĩ vào bậc nhất Việt Nam.

Nguồn: Dantri