Theo chồng sang Pháp sống, Hiệu Constant trở thành một dịch giả văn học có tiếng. Trong vòng 5 năm qua, chị đã dịch hơn một chục cuốn sách văn học và các thể loại khác, được các NXB trong nước xuất bản. Bên cạnh công việc dịch thuật Hiệu Constant còn sáng tác thơ. Gần đây nhất bài thơ ”Mẹ ơi” của tác giả đã được dịch ra tiếng Ba Lan, đăng trên tạp chí Văn chương của Ba Lan vào tháng 5. Tonvinhvanhoadoc.vn xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.


Mẹ ơi,

Mẹ ơi, 18 tuổi con về,

tóc dài xõa bay trong gió,

mẹ cười vui hớn hở

ngỡ trăng lên.


Mẹ ơi, 23 tuổi con về,

chững chạc làm người lớn

tấm bằng đỏ trên tay,

mẹ ngậm ngùi

nghĩ xa vời vợi.


Mẹ ơi, 26 tuổi con về,

báo tin mừng khấp khởi,

mắt mẹ vui buồn

lệ ngấn bờ mi.


Mẹ ơi, 29 tuổi con về,

bồng bế  cháu mẹ trên tay

mẹ vui mừng

con gái mẹ lớn khôn.


Mẹ ơi, 31 tuổi con về,

cháu ngoại bập bẹ chào bà,

mẹ giang rộng vòng tay

mãn nguyện.


Và hôm nay con về,

cháu ngoại mẹ

lớn chừng này,

hỏi bà đâu ?


Con ra nghĩa địa bãi sau

rặt màu cỏ úa,

hàng đậu giật mình

ngả đầu trong gió…


Giữa cánh đồng một nấm mộ chơ vơ!


Hiệu Constant

Hà Tây 2011

Mamo


Mamo, wracam mając 18 lat,

wiatr rozwiewa moje długie włosy,

a ty śmiejesz się wesoło,

jestem twoim wschodzącym księżycem.


Mamo, wracam mając 23 lata,

jestem dorosła i poważna,

w rękach trzymam dyplom z wyróżnieniem,

jesteś zmartwiona

rozmyślając o przyszłości.



Mamo, wracam mając 26 lat,

mam dla ciebie wesołą wiadomość,

radość i smutek goszczą w twoich oczach,

w kącikach czają się łzy.


Mamo, wracam mając 29 lat,

na rękach trzymam wnuka,

radujesz się,

bo twoja córka jest już dojrzała.


Mamo, wracam mając 31 lat,

wnuczek sepleni

witając babcię,

przygarniasz go ramionami

z zadowoleniem.


I dziś wracam

z twoim wnuczkiem,

już wyrośniętym,

pytającym,

gdzie jest babcia?


Idziemy na cmentarz,

do usychających traw,

płozi się dzika fasola, jakby zaskoczona,

czubki pochylają się z powiewem wiatru…

Samotna mogiła stoi pośród pola1!


2 czerwca 2011r.

Z jęz.wietnamskiego przełożyli

Lam Quang My i Paweł Kubiak



1 W Wietnamie stosuje się tzw. podwójny pochówek, najpierw składa się ciało w tymczasowym grobie ziemnym, a po kilku latach przenosi się kości do grobowca rodzinnego. Na wsi i w małych miastach poszczególne rodziny (rody) posiadają własne miejsca pochówku, na swoim polu.